SEO và Inbound Marketing đều là các giải pháp tốt giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có mục đích, cách làm khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Cùng chúng tôi so sánh SEO và Inbound Marketing qua từng khía cạnh trong bài viết dưới đây để cùng nhau tìm ra đâu là giải pháp tối ưu cho mô hình kinh doanh của bạn nhé!!

Phân biệt khái niệm SEO và Inbound marketing

1. SEO là gì?

seo-va-inbound-marketing-dau-la-lua-chon-phu-hop-voi-doanh-nghiep-cua-ban

Trong bài viết “Seo là gì? Các công việc và phương pháp làm Seo hiệu quả” chúng tôi đã tạm định nghĩa SEO (Search Engine Optimization) là phương pháp nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing… sao cho vị trí của thương hiệu luôn xuất hiện trên trang trang đầu.

Cơ chế hoạt động của SEO sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:

  • Độ tương thích giữa từ khóa tìm kiếm của đối tượng mục tiêu và nội dung bài viết
  • Backlink từ các website chất lượng để tăng độ uy tín cho trang
  • Các yếu tố kỹ thuật giúp thuật toán tìm kiếm

Nói cách khác SEO là giải pháp giúp thương hiệu xuất hiện trong tầm mắt khách hàng một cách tự nhiên thông qua những nội dung hữu ích được phát triển dựa trên hành vi tìm kiếm của đối tượng hướng tới!

2. Inbound marketing là gì?

seo-va-inbound-marketing-dau-la-lua-chon-phu-hop-voi-doanh-nghiep-cua-ban2

Inbound marketing là phương pháp thu hút khách hàng về phía thương hiệu một cách tự nhiên thông qua sự phối hợp nhiều kênh, nhiều bộ phận để tạo ra những trải nghiệm liền mạch mang tính cá nhân cao.

Với trường phái này, mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở bán sản phẩm/ dịch vụ mà thường hướng tới mối quan hệ dài hạn hơn với khách hàng: trở thành ‘cố vấn’ đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh để mỗi khi gặp vấn đề hay nhu cầu liên quan, doanh nghiệp của bạn luôn là nơi họ nghĩ tới trước tiên!

Xét về cách triển khai, inbound marketing là sự kết hợp giữa:

  • Content marketing
  • SEO
  • Social media marketing
  • Email marketing
  • Marketing automation

Tuy nhiên thay vì để mỗi kênh hoạt động một cách rời rạc, các hoạt động này được phối hợp hài hòa với nhau thông qua hệ thống trung tâm CRM – phần mềm tích hợp dữ liệu từ nhiều nền tảng khác nhau để cá nhân hóa chiến lược tiếp cận cho từng nhóm đối tượng và đánh giá cơ hội chuyển đổi của danh sách lead thu về.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi không phân tích quá sâu vào định nghĩa và cách triển khai inbound marketing. Nếu với bạn, đây còn là một ‘khái niệm’ mông lung còn nửa hiểu nửa không, hãy dành 5-10 phút nghiền ngẫm phương pháp này qua bài viết sau nhé: Tìm hiểu về bánh đà trong inbound marketing và cách nó thay thế phễu marketing truyền thống

SEO và Inbound Marketing, đâu là những điểm giống và khác nhau?

seo-va-inbound-marketing-dau-la-lua-chon-phu-hop-voi-doanh-nghiep-cua-ban3

1. So sánh SEO và Inbound Marketing về chiến lược phát triển nội dung

Tính hiệu quả của cả SEO và Inbound Marketing đều phụ thuộc khá nhiều vào chiến lược nội dung. Dù làm SEO hay Inbound, nội dung viết ra đều phải ‘hữu ích’ và trả lời đúng câu hỏi khách hàng đang tìm kiếm. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận của 2 trường phái này lại tương đối khác nhau:

Chiến lược phát triển nội dung SEO

Các nội dung SEO thường được xây dựng dựa trên xu hướng tìm kiếm và mang tính ‘kỹ thuật’ hơn. Chẳng hạn, với danh sách trích xuất từ keyword planner hoặc công cụ tương đương, các marketer sẽ tiến hành phân nhóm từ khóa ngắn-dài, chính-phụ dựa trên độ tương đồng về ‘mặt chữ’ để làm điểm tựa phát triển nội dung.

Ví dụ như: ‘agency quảng cáo’ và ‘marketing agency ’, tuy cùng ngữ nghĩa nhưng bởi sự khác biệt câu chữ mà được phân vào 2 nhóm riêng biệt!

Thường thì tính hiệu quả của một nội dung SEO không chỉ phụ thuộc vào cách ‘cài cắm’ từ khóa mà còn đòi hỏi sự ‘nhạy bén’ của marketer trong phán đoán ‘tâm trí’ đối tượng mục tiêu trước những câu từ họ đang sử dụng. Chẳng hạn, khi bạn tìm kiếm ‘Inbound marketing’, mục tiêu đằng sau từ khóa đó là gì:

  • Bạn đang cần tìm hiểu về định nghĩa hay khóa học?
  • Bạn đang cần tìm agency hỗ trợ hay hướng dẫn tự triển khai?

Chỉ khi kết hợp hoàn hảo giữa ‘xu hướng tìm kiếm’ và ‘mục đích thực tế’ doanh nghiệp mới xây dựng được chiến lược nội dung đủ nặng để ‘giữ chân’ khách hàng hoặc thuyết phục họ để lại thông tin!

Chiến lược phát triển nội dung Inbound marketing

Nếu cách phát triển nội dung theo trường phái SEO thiên về kỹ thuật thì Inbound marketing là cách thức tiếp cận mang tính ‘con người’ hơn. Các doanh nghiệp ứng dụng triết lý Inbound và marketing thường xây dựng nội dung dựa trên:

  • Chân dung khách hàng tiềm năng: khai thác mối bận tâm, lo ngại hoặc mong muốn chưa được thỏa mãn của từng nhóm đối tượng điển hình để phát triển các chủ đề mang tính cá nhân cao.
  • Hành trình khách hàng: phát triển chuỗi nội dung tương ứng với từng hành vi của họ trên hành trình đưa ra quyết định. Chẳng hạn ở giai đoạn tìm hiểu, nội dung truyền tải thường mang tính hữu ích, khách quan. Khi bước qua giai đoạn cân nhắc, doanh nghiệp nên tập trung vào phát triển các chủ đề liên quan đến thế mạnh thương hiệu…

Ví dụ như làm kế hoạch marketing cho bất động sản, thay vì xây dựng nội dung dựa trên từ khóa như SEO, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách xây dựng chân dung khách hàng:

  • Khách hàng mua để đầu tư dài hạn
  • Khách hàng mua để đầu tư lướt sóng
  • Khách hàng mua để an cư
  • Hoặc phân nhóm đối tượng dựa theo loại hình bất động sản

Với mỗi nhóm khách hàng, doanh nghiệp sẽ phát triển những chủ đề tương ứng dựa trên hành vi của họ. Nhóm khách hàng mua để an cư sẽ có mối quan tâm rất khác so với những người đầu tư làm ‘của để dành’ hay bảo toàn vốn. Tương tự, người ‘đầu cơ’ ngắn hạn thường tập trung vào những yếu tố chứng minh hiệu quả sinh lời chắc chắn hơn những ‘miếng bánh vẽ’ trong tương lai.

Nói cách khác, với Inbound marketing, mỗi nội dung viết ra đều được kết nối theo một mạch nhất quán dựa theo ‘chân dung khách hàng’. Lúc này, nhiệm vụ còn lại của các kênh quảng cáo là làm thế nào để đưa đúng người vào đúng mạch để họ liên tục di chuyển từ nội dung này qua nội dung khác trước khi bấm nút ‘đăng ký’/ ‘thanh toán’ mà chẳng hề nhận ra!

2. So sánh SEO và Inbound Marketing về tính hiệu quả trong chuyển đổi khách hàng

seo-va-inbound-marketing-dau-la-lua-chon-phu-hop-voi-doanh-nghiep-cua-ban4

Khả năng chuyển đổi của chiến lược SEO

SEO là chiến lược tiếp cận khách hàng dựa trên hành vi tìm kiếm của họ do đó với những từ khóa ‘ẩn chứa’ ý định mua hàng như ‘mua sản phẩm A ở đâu tốt’, ‘địa chỉ dịch vụ B tốt nhất quận 1’…, khi được tiếp cận khéo léo thường mang về hiệu quả bất ngờ. Thế nhưng, tính hiệu quả ở từng lĩnh vực khác nhau sẽ tương đối chênh lệch đặc biệt là khi sản phẩm/ dịch vụ là những mặt hàng cao cấp đòi hỏi sự tin tưởng trước khi tiến hành thanh toán.

Hãy nghĩ đến ngành bất động sản chẳng hạn, bạn có thể điền form nhận báo giá nhưng từ nhập thông tin cho tới quá trình chốt sales sẽ cần trải qua nhiều bước tư vấn, chăm sóc từ gọi điện, email cho đến gặp mặt thực tế.

Bởi vậy, nếu chỉ ứng dụng SEO nói riêng, rất khó phán định về đóng góp thực tế của phương thức này tới doanh số cuối cùng. Suy cho cùng, vai trò chủ đạo của SEO là đưa đối tượng về website hay những nội dung có khả năng kích thích chuyển đổi nhưng lại không có quá nhiều ảnh hưởng tới giai đoạn phía sau.

Khả năng chuyển đổi của phương thức Inbound marketing

Inbound marketing là cách tiếp cận toàn diện hơn, kéo dài từ những tiếp xúc ban đầu cho tới sau khi khách hàng hoàn tất giao dịch. Bằng sự kết hợp khéo léo đặc trưng từng kênh/ phương thức quảng cáo tối ưu cho từng giai đoạn, Inbound marketing là phương thức ‘bổ khuyết’ những thiếu sót tồn đọng của SEO:

  • Kết hợp content marketing và email marketing automation để chăm sóc những đối tượng đã để lại thông tin
  • Ứng dụng hệ thống CRM để phân tích dữ liệu, học và tối ưu hiệu quả quảng cáo
  • Sử dụng hệ thống lead scoring để đánh giá cơ hội chuyển đổi của danh sách lead

Nói cách khác, nếu ví Inbound marketing như con đường dẫn thẳng đến sự ưu ái từ phía khách hàng thì SEO chỉ là những bước ngoặt đầu tiên khi thương hiệu và đối tượng mục tiêu chạm mặt! Và cũng như cách bạn quẹt trái quẹt phải trên Tinder, SEO giúp bạn ‘match’ với đối tượng mục tiêu nhưng để có những buổi gặp gỡ riêng tư, bạn sẽ cần nỗ lực nhiều hơn nữa!

seo-va-inbound-marketing-dau-la-lua-chon-phu-hop-voi-doanh-nghiep-cua-ban5

Khi nào nên làm SEO? Khi nào nên làm Inbound marketing?

Dù xét về nhiều mặt, Inbound marketing là phương thức ‘có vẻ’ hiệu quả hơn nhưng không có nghĩa SEO đã mất đi chỗ đứng của mình.

Trọng tâm của phương thức Inbound marketing là phần mềm CRM. Thiếu đi ‘chất keo’ gắn kết quan trọng này, các kênh quảng cáo chỉ là những mảnh ghép rời rạc. Thế nhưng để xây dựng hệ thống CRM phù hợp với mục tiêu và mô hình doanh nghiệp cần đầu tư khá nhiều công sức, thời gian. Thường thì doanh nghiệp sẽ cần hỗ trợ từ những đơn vị chuyên môn như Digit Matter thay vì tự làm như SEO.

Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ cần hỗ trợ:

  • Xây dựng hệ thống ban đầu giúp tích hợp dữ liệu từ các nền tảng khác nhau
  • Tạo chân dung khách hàng tiềm năng và xác định họ trên digital thông qua dữ liệu hành vi thực tế
  • Phát triển cơ chế tự động hóa từ chăm sóc khách hàng qua email marketing automation, remarketing
  • Thiết lập công thức lead scoring để phân định ai là khách hàng nên tư vấn ngay, ai là khách hàng tiềm năng cần tiếp tục chăm sóc qua các hoạt động marketing
  • Và còn nhiều yếu tố kỹ thuật hơn thế tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp

Do đó, Inbound marketing chỉ thực sự có giá trị để đầu tư khi doanh nghiệp hoạt động trong:

  • Lĩnh vực B2B
  • Mảng sản phẩm/ dịch vụ cao cấp đòi hỏi cao về sự tin tưởng
  • Hoặc những ‘sân chơi’ mang tính dài hạn mà ở đó ‘quan hệ’ là tiền đề cho mọi ký kết hợp đồng (ví dụ agency quảng cáo!)

Ngược lại, nếu kỳ vọng SEO mang lại doanh số, hoặc doanh nghiệp làm tốt mảng ‘branding’ hoặc lĩnh vực hoạt động giới hạn trong những sản phẩm có giá trị không cao, hành vi ra quyết định đơn giản… Ngoài ra, khi sân chơi doanh nghiệp chỉ giới hạn trong một khu vực nhất định đôi lúc SEO cũng là lợi thế – chẳng hạn thẩm mỹ viện quận X, trung tâm anh ngữ quận Y…

Suy cho cùng SEO là chiến lược dựa trên từ khóa, thế nên doanh nghiệp sẽ chẳng thể kết luận điều gì khi chưa nhìn vào xu hướng và số lượng tìm kiếm trung bình của ngành hàng hoạt động!

Lời cuối

Inbound marketing là một xu thế đã phổ biến trên thế giới nhưng mới bắt đầu nhen nhóm ở Việt Nam. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể bắt đầu với SEO để gia tăng sự hiện hữu với đối tượng hướng tới, nhưng dài hạn hãy hướng tới Inbound Marketing dù có thể bạn không sử dụng hết tính năng của chúng!

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo digitmatter.com