Số lượng doanh nghiệp B2B ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng và đóng góp một vai trò không nhỏ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp B2B Việt Nam vẫn còn khá chậm chân trong việc triển khai inbound marketing. Sau đây là 5 ưu điểm của Inbound Marketing khiến các doanh nghiệp B2B nên triển khai hình thức này càng sớm càng tốt.

Thực trạng Marketing cho doanh nghiệp B2B

Thực trạng Marketing cho doanh nghiệp B2B

Khi tìm kiếm những thông tin về cách làm Marketing cho doanh nghiệp B2B, số lượng bài viết về đề tài này khá hạn chế, các bài viết thường có xu hướng dừng lại ở mức độ khái niệm hay thậm chí là gộp chung với B2C. Rất khó để tìm ra những bài viết chất lượng về lĩnh vực này trong khi đó, theo một khảo sát nhanh trên Google Trend (công cụ đánh giá xu hướng tìm kiếm trên Google) thì nhu cầu tìm kiếm thông tin về Marketing B2B và về B2B ở Việt Nam không ngừng tăng cao trong suốt 5 năm qua, đặc biệt là ở giai đoạn từ năm 2018 đến nay.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp B2B Việt Nam đang gặp một vấn đề rất lớn về thông tin khi muốn tìm hiểu Marketing. Đó cũng là lý do mà hầu hết các doanh nghiệp B2B hiện nay vẫn tiến hành các hoạt động Marketing theo hướng truyền thống như: Tổ chức sự kiện, hội thảo, tham gia triển lãm, xây dựng mạng lưới quan hệ v.v.. Những phương pháp này vẫn có hiệu quả cho đến khi thế giới đang có xu hướng gặp phải những sự kiện không ngờ tới khiến cho việc giao tiếp trực tiếp, tổ chức hoạt động đông người khó khăn (đại dịch Covid-19 là một ví dụ).

Đó cũng là lý do chính khiến các doanh nghiệp B2B Việt cần đẩy nhanh quá trình áp dụng Marketing Online hơn bao giờ hết. Tuy nhiên làm Marketing Online B2B sẽ rất khác biệt so với cách làm Marketing truyền thống và thậm chí cũng khác so với cách làm Marketing Online cho doanh nghiệp B2C. Vậy doanh nghiệp B2B nên tìm kiếm giải pháp Marketing Online ra sao? Trên thế giới hiện nay, nbound Marketing đang được xem là giải pháp Marketing Online hiệu quả dành cho doanh nghIiệp B2B.

5 Ưu điểm của Inbound Marketing cho B2B

Đầu tiên, Inbound Marketing đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rất rõ đối tượng khách hàng của mình là ai và với đa số các doanh nghiệp B2B điều này khá dễ để thực hiện. Các khách hàng của doanh nghiệp B2B thường có một chân dung rõ ràng với những mục đích và lý do sử dụng sản phẩm/dịch vụ nổi bật. Chỉ cần xác định tốt chân dung khách hàng, các doanh nghiệp B2B đã có thể có phương án tiếp cận hiệu quả, đa dạng hơn thay vì chỉ trông chờ vào các hoạt động Marketing truyền thống.

Thứ hai, quy trình mua hàng của khách hàng doanh nghiệp B2B thường phải trải qua nhiều bước với nhiều điểm tiếp xúc và cần liên tục cung cấp thông tin, Inbound Marketing sẽ giải quyết khá tốt khía cạnh này khi cung cấp nhiều nội dung, theo sát hành trình khách hàng. Thậm chí nếu có chiến lược nội dung tốt, Inbound Marketing có thể giúp thay thế phần lớn những công việc giai đoạn đầu của đội Phát triển kinh doanh khi tiếp cận khách hàng mới. Những công việc này thường tốn thời gian và cũng hạn chế khá nhiều khả năng mở rộng quy mô của doanh nghiệp (phụ thuộc nhiều vào con người).

5 Ưu điểm của Inbound Marketing cho B2B

Thứ ba, Inbound Marketing cho B2B có chi phí triển khai khá thấp so với doanh thu mang về (ROI cao). Khi so sánh với các hoạt động Marketing truyền thống như tổ chức sự kiện, tham gia hội thảo, triển lãm, chắc chắn chi phí Inbound Marketing sẽ thấp hơn rất nhiều, đồng thời có thể đo lường được, tối ưu được theo thời gian. Việc áp dụng Inbound Marketing cũng tương tự với việc đầu tư chứ không phải là chi phí, chỉ chi ra nhưng khó kiểm soát được hiệu quả như các hoạt động Marketing cũ.

Thứ tư, Inbound Marketing giúp xây dựng mối quan hệ bền vững cho doanh nghiệp B2B. Các hoạt động Marketing truyền thống (hay Outbound Marketing) thường theo xu hướng đẩy thông tin đến khách hàng, không tự nhiên, khiến cho khách hàng không mấy hứng thú, trong khi đó với Inbound Marketing, doanh nghiệp sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài thông qua việc cung cấp thông tin giá trị cho khách hàng. Trở thành chuyên gia, người dẫn đầu về vấn đề, lĩnh vực mà khách hàng quan tâm.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Thứ năm, Inbound Marketing giúp doanh nghiệp B2B kiểm soát, ra các quyết định dựa trên dữ liệu, lịch sử tương tác với khách hàng thay vì theo hướng cảm tính. Đây cũng là cách giúp khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng (Lead) sang khách hàng hàng chính thức của doanh nghiệp B2B áp dụng Inbound Marketing cao hơn so với cách kinh doanh truyền thống. Đồng thời cũng giải quyết mâu thuẫn thường xuyên giữa bộ phận Marketing và Sale.

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Inbound Marketing cho B2B

Inbound Marketing cho B2B so với Marketing Outbound

Inbound Marketing cho B2B so với Marketing Outbound

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm nhưng áp dụng Inbound Marketing cho B2B vẫn có một số điều cần lưu ý:

-Thời gian để Inbound Marketing phát huy hiệu quả khá dài: thông thường từ 6 đến 9 tháng mới có được những kết quả rõ ràng. Do đó doanh nghiệp không thể nóng vội, đẩy nhanh tốc độ khi áp dung giải pháp này.

-Cần sự hợp tác ăn ý giữa đội Marketing và Sale: không giống cách làm việc truyền thống, phòng Marketing và phòng Sale tách biệt nhau, Inbound Marketing sẽ đòi hỏi nhân sự thuộc hai bộ phận này phải thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin và cùng nhau cải tiến phễu chuyển đổi khách hàng. Cả hai bộ phận sẽ đưa ra những tiêu chí đánh giá khách hàng chất lượng, lên những kịch bản tư vấn khách hàng phù hợp với lịch sử, hành trình tương tác.

-Cần liên tục cải tiến sản phẩm/dịch vụ theo phản hổi của khách hàng: vì Inbound Marketing là xây dựng dựa trên mối quan hệ với khách hàng nên doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá cải tiến sản phẩm/dịch vụ tốt hơn thông qua mỗi phản hồi.

Kết luận

Inbound Marketing không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp đã thể hiện được hiệu quả qua việc áp dụng ở nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp B2B Việt Nam biết và thậm chí áp dụng phương pháp này đang cực kỳ khiêm tốn. Nếu bạn đang là một chủ doanh nghiệp B2B đang tìm kiếm con đường phát triển bền vững, vượt qua những thử thách từ ngoại cảnh thì hãy nhanh chóng tìm hiểu và ứng dụng.