Quảng cáo google đang ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng trong các chiến dịch kinh doanh của mình. Vậy quảng cáo google như thế nào thì hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được 5 loại quảng cáo giúp bạn có thể thâu tóm khách hàng một cách nhanh chóng.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua8

1. Display ads (Quảng cáo hiển thị)

Quảng cáo hiển thị hình ảnh của Google là những quảng cáo dưới dạng hình ảnh, banner được hiển thị trên các website bên cạnh những nội dung chính. Nội dung quảng cáo là những thông tin về doanh nghiệp hoặc những điều khách hàng quan tâm, được xây dựng dựa trên mục đích của doanh nghiệp.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua

Quảng cáo đèn Pin trên là một ví dụ quảng cáo hiển thị.

Quảng cáo hiển thị có thể xuất hiện trên khắp mạng lưới gồm hơn hai triệu trang web và ứng dụng, tiếp cận được 90% số người sử dụng Internet. Một ngân sách khủng để chạy quảng cáo sẽ giúp thương hiệu của bạn xuất hiện tràn lan trên các trình duyệt web của người dùng. Chính vì khả năng tiếp cận người dùng khủng nên quảng cáo hiển thị có thể được dùng để tăng sự nhận biết cho thương hiệu.

Google với dữ liệu cùng thuật toán của mình có thể giúp quảng cáo của bạn được hiển thị với mật độ hợp lý, cũng như tiếp cận đúng hơn những khách hàng mục tiêu. Vì vậy với ngân sách eo hẹp hơn bạn vẫn có thể dùng loại quảng cáo này để hướng quảng cáo với tập khách hàng đã nhắm.

Ngoài ra, loại hình tiếp cận này cho phép bạn tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng, xác định đối tượng có giá trị nhờ việc lưu lại những hành động, thao tác tìm hiểu, nghiên cứu của người dùng. Dạng quảng cáo này còn tương tác với những đối tượng đó một cách nhanh chóng và thường xuyên.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua2

Tuy vậy, có một nhược điểm rằng, mặc dù hệ thống của Google rất thông minh nhưng vẫn tồn tại những sai lầm. Đôi khi quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị trên những website không phù hợp với thương hiệu, hay thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởng đến uy tín.

Đây là điều bận nên cân nhắc khi lựa chọn hình thức quảng cáo này. Hoặc có một hình thức an toàn hơn là bạn có thể lựa chọn mua banner tại website mà bạn muốn.

2. Search ads (Quảng cáo tìm kiếm)

Mỗi ngày, có khoảng 3,5 tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google Tìm kiếm. Mọi người ở khắp nơi đang tìm kiếm thông tin, mua sắm trực tuyến, so sánh giá sản phẩm, nhận thông tin chỉ đường hay chỉ đơn giản là học kiến thức mới. Sẽ thật tuyệt nếu thương hiệu của bạn đứng đầu trong danh sách người dùng tìm kiếm được.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị bên cạnh các kết quả tìm kiếm trên Google và trên các trang web đối tác khác của Google, ví dụ như YouTube, khi người dùng tìm kiếm về mặt hàng hay ngành hàng có liên quan.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua3

Với quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể bảo đảm rằng những khách hàng tiềm năng sẽ chú ý đến thương hiệu và cân nhắc những sản phẩm. Xuất hiện ngay lúc mà người dùng đang có những nhu cầu nhất định liên quan tới sản phẩm sẽ kích thích việc họ truy cập vào website của bạn và thực hiện những hành động tại đây.

Ngoài quảng cáo tìm kiếm của Google, SEO cũng là một cách làm để sản phẩm của bạn xuất hiện ở một vị trí cao trên kết quả tìm kiếm, thậm chí còn miễn phí. Vậy ta có nên chạy quảng cáo nữa không nếu như đã có SEO?

Về SEO, phải xác định đây là một quá trình khá dài hơi và tốn công sức để có được thứ hạng tìm kiếm cao một cách tự nhiên, mặc dù chi phí thấp. Xét tổng quan thì đây là một phương pháp ổn định, đỡ tốn kém hơn trong dài hạn.

Còn với quảng cáo tìm kiếm, bài viết của bạn có thể nhanh chóng nhảy tót lên top đầu tìm kiếm chỉ trong vài phút và thu về lượng truy cập lớn một cách sớm nhất. Tuy nhiên với chi phí việc chạy quảng cáo cũng là một rào cản với các doanh nghiệp, do đó họ thường chỉ áp dụng cho các chiến dịch ngắn hạn cần lượng truy cập website ngay lập tức, hay một công ty mới muốn có nhanh chóng những khách hàng đầu tiên.

3. Video ads (Quảng cáo video)

Youtube là website chứa đựng kho dữ liệu dạng video lớn nhất thế giới với đa dạng các chủ đề, phù hợp với mọi tất cả mọi đối tượng. Đây là mảnh đất đầy màu mỡ cho các thương hiệu để thực hiện những chiến dịch quảng cáo của mình.

Những quảng cáo video có thể đứng riêng hoặc hiển thị trong các nội dung video phát trực tuyến khác trên YouTube và xuyên suốt mạng lưới các trang web và ứng dụng của Google.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua4

Quảng cáo dạng video của Eng Breaking, còn ở góc dưới phải là một quảng cáo hiển thị.

Với quảng cáo video, bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng trên diện rộng và thu hút được sự chú ý của đối tượng đó. Bạn chỉ cần trả tiền khi mọi người chọn xem quảng cáo của mình. Các chiến dịch này thu hút khách hàng theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như hiển thị quảng cáo trước video nhạc mà họ yêu thích hoặc trong khi họ đang tìm hiểu về sản phẩm mà mình định mua.

Một điểm mạnh của các quảng cáo video là chúng giúp cho câu chuyện về doanh nghiệp của bạn trở nên sống động. Nghệ thuật storytelling nếu được sử dụng khéo léo trong các quảng cáo sẽ khơi lên những cảm xúc về thương hiệu cho người xem, một điều có ý nghĩa sống còn với nhiều thương hiệu.

Nhưng chắc chắn rằng, chính bạn đã không ít lần chọn cách bỏ qua quảng cáo ngay sau 5s đầu của nó. Đây là một thách thức với người làm nội dung khi phải tạo ấn tượng với người xem chỉ trong 5s đầu ngắn ngủi, từ đó có thể giữ họ tới cuối quảng cáo. Có thể trong tương lai Cam sẽ có bài viết về chủ đề này, các bạn hãy đón xem nhé!

4. Shopping ads (Quảng cáo mua sắm)

Quảng cáo mua sắm xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm, gần quảng cáo văn bản. Quảng cáo mua sắm giúp bạn quảng bá sản phẩm bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về những mặt hàng bạn đang bán, trước cả khi họ chọn quảng cáo của bạn.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua5

Các quảng cáo mua sắm thường thấy trên Google.

Có phần nào giống với quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo mua sắm giúp sản phẩm trong shop của bạn được hiện lên trên cùng của kết quả tìm kiếm. Khách hàng có thể nhìn thấy ảnh của sản phẩm ngay lập tức để biết rằng sản phẩm này liệu có hợp với mình. Ngoài ra, các mức giá đi kèm cũng giúp khách hàng nhanh chóng biết được mình có đủ tiền để sản phẩm đó hay không.

Điều này có nghĩa là trước khi khách hàng mở quảng cáo, họ đã hình dung khá rõ về sản phẩm và giá thành. Khách hàng có thể nhìn thấy những sản phẩm mà mình thật sự quan tâm, giảm bớt thời gian mua sắm cũng như sự phản cảm thường thấy khi quảng cáo xuất hiện.

Và đương nhiên, những người chủ shop rất thích điều này. Sự quan tâm của khách hàng tới hình ảnh cụ thể kết hợp với những thông tin cụ thể sẽ khiến họ bị kích thích việc truy cập vào shop để tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm hay thực hiện những thao tác mua hàng tại đây.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua6

Một điểm mạnh của quảng cáo mua sắm cũng như quảng cáo tìm kiếm so với quảng cáo hiển thị là sự chọn lọc. Nếu như quảng cáo hiển thị có thể xuất hiện mọi nơi trên hệ thống hai triệu website thì hai loại hình kia sẽ chỉ xuất hiện khi người dùng thực hiện tìm kiếm những nội dung liên quan.

Điều này giúp doanh nghiệp chạy quảng cáo trúng khách hàng mục tiêu hơn, hiệu quả hơn mà chi phí theo đó cũng giảm.

Theo một nghiên cứu gần đây, khi sử dụng Google Shopping Ads, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp ở mức độ như sau:

– Tăng 35% tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo.
– Tăng 40% tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
– Giảm 1/2 ngân sách so với chiến dịch quảng cáo truyền thống.

(theo wiki.matbao.net)

5.App ads (Quảng cáo ứng dụng) 

Dạng quảng cáo cuối cùng của Google là quảng cáo ứng dụng, được dành riêng cho các thiết bị di động. Sau quy trình thiết lập đơn giản, các quảng cáo ứng dụng sẽ chạy quảng cáo trên khắp các sản phẩm lớn nhất của Google, bao gồm Tìm kiếm, Play và YouTube, cũng như hàng ngàn ứng dụng và trang web dành cho thiết bị di động.

5-dang-quang-cao-cua-google-giup-cac-marketer-thau-tom-khach-hang-hieu-qua7

Dạng quảng cáo này có thể là tất cả các dạng bạn có thể nhìn thấy trên điện thoại, từ hình ảnh, banner, video cho tới những kết quả tìm kiếm trên mạng. Tất cả các quảng cáo sẽ được hệ thống Google tối ưu để số lượt cài đặt ứng dụng.

Ngoài ra, khi sử dụng Chiến dịch ứng dụng, bạn có thể gia tăng mức độ tương tác và cả các hành động trong ứng dụng như đăng ký nhận bản tin hoặc đặt mua sản phẩm.

Tổng kết

Mỗi dạng quảng cáo của Google đều mang lại những giá trị khác nhau cho doanh nghiệp lựa chọn những quảng cáo này. Việc sử dụng dạng quảng cáo nào nên được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố như mục đích chiến dịch hay ngân sách dành cho quảng cáo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về các dạng quảng cáo của Google. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau của Cam nhé.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo camnest.vn