Sitemap website là một bước vô cùng quan trọng mà bạn cần nắm chắc trước khi tiến hành SEO cho website. Sitemap website giúp hướng dẫn bot Google đến nhanh chóng đến tất cả các nội dung trên website của bạn. Vậy Sitemap website là gì? Mẹo tối ưu Sitemap cho web ra sao? Cùng đọc bài dưới đây để được giải đáp nhé!

Sitemap là gì?

Sitemap là một tệp liệt kê chứa đựng thông tin các trang và tệp khác trên Website. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (Index) nội dung trang Web của bạn.

Về cấu trúc: Có 2 loại Sitemap, đó là XML (dành cho bot công cụ tìm kiếm) và HTML (hiển thị thông tin để người dùng dễ truy cập trên web), cùng một số loại Sitemap khác. Bạn nên sử dụng cả 2 Sitemap này cho Search Engine và người dùng.

Sitemap là một tệp liệt kê chứa đựng thông tin các trang và tệp khác trên Website

Ngoài ra, Sitemap còn giúp các công cụ tìm kiếm xác định những trang quan trọng trong các bản đồ website của bạn. Từ đó chức năng đưa ra các kết quả tìm kiếm thông minh hơn rất nhiều.

Sitemap (còn được gọi là sơ đồ của một trang web) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một trang web. Sitemap còn có thể chứa các siêu dữ liệu về mỗi URL thông báo sẽ được gửi đến cho bạn khi nó mới được cập nhật.

Vai trò của Sitemap quan trọng thế nào?

Sitemap nên được cập nhập thường xuyên khi trang web thường xuyên có bài viết mới. Điều đó sẽ giúp cho bộ máy tìm kiếm nhanh chóng thu thập. Sau đó sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm và thu hút người dùng đến với website của bạn.

Vai trò đối với người dùng

Sitemap nên được cập nhập thường xuyên khi trang web thường xuyên có bài viết mới

  • Những website lớn, cơ sở dữ liệu, thông tin đồ sộ khiến cho người dùng phải cân nhắc lựa chọn các danh mục, nội dung cần tìm kiếm. Để dễ dàng xác định được nội dung cần tìm kiếm và lựa chọn nội dung trên website thì vai trò của sitemap là không thể thiếu.
  • Thông qua sitemap, giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được nội dung theo yêu cầu. Chỉ cần xem trong thư mục sitemap là họ đã có thể dễ dàng tìm được nội dung mình cần.
  • Nếu như người dùng muốn tìm kiếm chính xác nội dung thông tin trên trang web. Bạn chỉ cần chọn chức năng tìm kiếm sơ đồ trên website. Sau đó từ khóa được nhập tìm kiếm đến với nơi người dùng cần tìm trên website.
  • Với vai trò của sitemap thì người dùng sẽ ở lại với trang web nhiều hơn. Đồng thời giúp tăng thời gian truy cập, cùng với những thông tin trên website hữu ích. Sẽ giúp đẩy website của bạn thân thiện với người dùng hơn. Chắc chắn đây là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy quá trình lên top nhanh hơn.

Vai trò của Sitemap trong quá trình SEO

  • Sitemap luôn là một trong những yếu tố rất quan trọng để giúp những con bot trên công cụ tìm kiếm có thể index tất cả nội dung trên website của bạn. Mà không lo bị bỏ sót bất cứ một bài viết nào trên trang website của bạn.
  • Hơn nữa, sitemap còn giúp cho những chỉ mục sau khi được index sẽ được sắp xếp một cách khoa học để mang đến hiệu quả tốt hơn. Điều hướng những con bot tìm kiếm cũng như thu thập thông tin được chuyên sâu đến từng ngóc ngách trên trang.
  • Bạn nên chú tâm rằng, vai trò của sitemap chỉ đi vào những đường dẫn mà bạn đã tiến hành khai báo trước đó. Còn đối với những đường dẫn không được khai báo thì nó bỏ qua.
  • Sitemap là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong công việc và hoạt động của SEO. Sitemap giúp cho công cụ tìm kiếm trở nên nhanh hơn trong quá trình thu thập những thông tin, dữ liệu quan trọng của website.
  • Bên cạnh đó, vai trò của sitemap còn phân tích toàn bộ trang web. Nếu như phát hiện bất cứ vấn đề gì thì sẽ có thông báo cho quản trị web. Để từ đó có giải pháp cũng như khắc phục kịp thời giúp website của bạn trở nên tốt hơn.

Sitemap luôn là một trong những yếu tố rất quan trọng

Mẹo tối ưu Sitemap website thúc đẩy SEO trong 20 giây

Tạo Sitemap là một phần quan trọng của việc tối ưu hóa bất kỳ trang web nào. Như đã nói ở những phần trên, Sitemap đặc biệt quan trọng đối với những trang web có nội dung lưu trữ không được liên kết với nhau, thiếu liên kết ngoài và chứa nhiều trang con (hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trang).
Sitemap không chỉ cung cấp cho các công cụ tìm kiếm những thông tin chi tiết về cách trang web của bạn được bố trí mà còn có thể bao gồm những dữ liệu có giá trị như:
  • Tần suất cập nhật trang
  • Khi trang được thay đổi
  • Sự quan trọng của mỗi trang và mối liên hệ giữa các trang với nhau

1. Sử dụng plugin tool để tạo Sitemap một cách tự động

Khi tìm được công cụ phù hợp, việc tạo Sitemap là không khó. Như đã nói ở phần tạo Sitemap, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hoặc plugin như Google XML Sitemaps, Yoast SEO để tạo Sitemap nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn có thể tạo sơ đồ trang theo cách thủ công bằng cách làm theo cấu trúc mã Sitemap XML. Thực tế cho thấy, Sitemap của bạn không cần phải ở định dạng XML. Bạn có thể sử dụng tệp văn bản bình thường và phân chia mỗi URL theo từng dòng là đủ.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tạo một XML Sitemap hoàn chỉnh nếu bạn muốn triển khai thuộc tính hreflang. Nghe khá rắc rối đúng không?

Vì thế, nếu bạn là người mới, hãy sử dụng công cụ tạo Sitemap tự động để thực hiện những công việc này. Như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức của bạn đấy.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

2. Khai báo Sitemap của bạn đến Google

Cũng giống như Submit URL, Sitemap có thể được khai báo đến Google thông qua Google Search Console. Từ giao diện chính, bạn chọn Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap

Hãy nhớ kiểm tra Sitemap của bạn và xem kết quả trước khi bạn nhấp vào nút Submit Sitemap nhé. Mục đích của việc này nhằm kiểm tra các lỗi có thể có. Chúng sẽ ảnh hưởng đến việc Google lập chỉ mục những trang đích.

Thông thường, tất cả người dùng đều muốn những trang được gửi đi đều được lập chỉ mục. Tuy nhiên không phải tất cả đều sẽ được Google thông qua.

Việc gửi Sitemap sẽ cho Google biết những trang mà bạn cho là chất lượng cao và đáng được lập chỉ mục. Nhưng điều đó không đảm bảo rằng chúng sẽ được Google lập chỉ mục.

Thay vào đó, lợi ích của việc gửi sơ đồ trang web của bạn là:

  • Giúp Google hiểu cách trình bày trang web của bạn.
  • Phát hiện các lỗi bạn có thể sửa, nhằm đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục đúng cách.

Sitemap có thể được khai báo đến Google thông qua Google Search Console

3. Ưu tiên các trang chất lượng cao trong Sitemap

Chất lượng website là một yếu tố đáng quan tâm. Chất lượng website ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Vì thế, nếu Sitemap của bạn có quá nhiều trang chất lượng không ổn định, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website.

Từ đó, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá website của bạn có chất lượng thấp. Vì thế, hãy cố gắng hướng bots đến những trang quan trọng nhất của website. Những trang này nên có những đặc điểm như sau:

  • Tối ưu hóa cao
  • Chứa hình ảnh hoặc video
  • Có nội dung chuyên biệt
  • Có sự tham gia của người dùng thông qua: nhận xét hoặc đánh giá (reviews)

4. Các vấn đề về lập chỉ mục

Như đã nói ở phần trước, google không lập chỉ mục tất cả những trang mà bạn đặt trong Sitemap. Trước đây, Google Search Console thậm chí không thông báo cho bạn những trang có vấn đề khi lập chỉ mục.

Ví dụ: nếu bạn gửi 20.000 trang và chỉ có 15.000 trang trong số đó được lập chỉ mục, bạn sẽ không được biết 5.000 “trang có vấn đề” là trang nào và vấn đề là gì.

Lúc này, các nhà quản lý đã phải chia nhỏ những trang này vào những Sitemap khác nhau để thử nghiệm. Sau đó loại bỏ những URL không được lập chỉ mục để website của bạn được Google đánh giá cao.

Tuy nhiên, đó chỉ là quá khứ, hiện tại Google Search Console đã update Index Coverage. Các URL bị lỗi sẽ được Google liệt kê ra.

Google không lập chỉ mục tất cả những trang mà bạn đặt trong Sitemap

5. Hãy đặt phiên bản canonical của URL trong Sitemap

Nếu website của bạn có nhiều trang rất giống nhau, chẳng hạn như các trang sản phẩm có màu khác nhau (trong 1 sản phẩm). Bạn có thể sử dụng tag ‘link rel=canonical’ để Google biết trang nào là trang ‘chính’.

Khi đặt phiên bản canonical trong Sitemap, bạn sẽ giúp bots tìm thấy trang chính dễ dàng hơn. Từ đó Google có thể thu thập và lập chỉ mục nhanh hơn.

Theo tmarketing

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn