Marketing, hay Digital, hay Performance, dĩ nhiên quan trọng nhưng nó chỉ là một bộ phận và không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp không nên tôn sùng nó như thánh thần, hay hiểu lầm về khả năng nó mang lại. Do vậy, trước khi ứng dụng Performance Marketing bạn cần hiểu rõ 4 khái niệm này.

1. Ứng dụng rộng

Performance Marketing có khả năng đáp ứng nhiều mục tiêu lớn / nhỏ, chính / phụ cho các chiến dịch truyền thông từ những campaign về nhận diện thương hiệu, tương tác, tăng lượng traffic…

performance-marketing-co-thuc-su-than-thanh-den-vay-khong

Nếu doanh nghiệp chỉ gói gọn nó cho một mục tiêu, ví dụ như bán hàng, thì đó sẽ là tự giới hạn thế mạnh và tiềm năng của Performance Marketing. Cũng như thực hiện thiếu phối hợp, không đạt được mục tiêu như ý.

2. Kiểm soát

Với khả năng tạo ra hành động cụ thể từ các nội dung quảng cáo, phương pháp này giúp doanh nghiệp kiểm soát các chiến dịch, biết được sản phẩm / dịch vụ của mình đang diễn ra như thế nào trên môi trường số.

Đây là khâu quan trọng để giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, biết chiến dịch đang đi đâu về đâu, biết ngân sách đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có thể đưa những phương án tránh được việc thất thoát ngân sách hay thoát khỏi tình trạng băn khoăn, không biết tiền có đang được sử dụng hiệu quả hay không.

performance-marketing-co-thuc-su-than-thanh-den-vay-khong

3. Minh bạch số liệu

Khi triển khai chiến dịch digital, doanh nghiệp và người làm media triển khai có thể nhìn thấy số liệu theo thời gian thực. Có nghĩa là nếu bạn muốn xem số liệu của kênh Google Ads, Facebook, chiến dịch Acquisition, chiến dịch Branding thì bạn đều có thể vào hệ thống để đọc số liệu realtime.

Ưu điểm này giúp người làm media có thể kiểm soát chiến dịch của mình, như:

  • Xem ngay tại một thời điểm, biết được hôm nay chi bao nhiêu tiền, đạt được bao nhiêu % KPI của hôm nay, từ đây đến tối cần chi thêm bao nhiêu tiền nữa để đạt KPI.
  • Người làm quản trị, quản lý có thể chủ động vào xem số liệu ngay lập tức, không cần phải trải qua nhiều bước rườm rà.

4. Tối ưu chi phí

Performance marketing cuối cùng là làm tốt hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể là tối ưu chi phí, chứ không phải là “giải cứu” doanh nghiệp. Performance Marketing chỉ giúp tối ưu chi phí, tối ưu hiệu suất. Ví dụ, với doanh nghiệp có doanh thu 200 tỷ, chi phí marketing là 10 tỷ, nếu tối ưu cắt giảm được 20% chi phí marketing và vẫn đạt được hiệu quả tương đương nghĩa là bạn đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 2 tỷ đồng.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

performance-marketing-co-thuc-su-than-thanh-den-vay-khong

Trên đây là những khái niệm để tư duy đúng về Performance Marketing. Chi tiết và chỉ dẫn thực thi sẽ được đưa ra trong Khóa học Digital Performance Marketing: Tối ưu để tăng trưởng. Khóa học cung cấp những triết lý, tư duy triển khai: Biết – Hiểu – Giám sát – Đánh giá – Tối ưu.

Theo brandcamp

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn