Mối quan hệ giữa Marketing và Communication
22/07/2020 09:40 | Comments
Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng Marketing và Communication là những hoạt động giống nhau nhưng không phải vậy. Những quảng cáo trên TV, những hình ảnh trên những tấm poster hay banner mà chúng ta nhìn thấy thực chất là những hình thức của Communication (Truyền thông) trong khi Marketing lại bao gồm nhiều hoạt động phức tạp hơn, gồm cả trước và sau khi chiến dịch Truyền thông diễn ra.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như mối quan hệ giữa Marketing và Communication chúng ta cùng đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Những khái niệm cơ bản
Chắc hẳn chúng ta không còn lạ lẫm gì với danh từ “Marketing”, định nghĩa của nó xuất hiện rất nhiều trong giáo trình, trên mạng hay được thầy cô nhắc lại nhiều lần. Nói một cách ngắn gọn, Marketing là một hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nhằm đem lại một lợi ích nào đó (meet needs profitably). Sứ mệnh của Marketing chính là thay đổi hành vi của người mua hàng như tiêu thụ nhiều hơn, hay tạo ra nhiều khách hàng trung thành hơn,..
Muốn hiểu được khách hàng và giải quyết được vấn đề của họ, Marketing chắc chắn không thể chỉ là quảng cáo mà bao gồm trong đó rất nhiều công việc: từ việc tham gia phát triển sản phẩm mới, khảo sát thị trường để tìm ra vấn đề thực sự của khách hàng, lập kế hoạch truyền thông đến đánh giá, kiểm soát kết quả thu được,…. Có thể nói, hoạt động của Marketing chính là “lá cờ” tiên phong để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh như: lợi nhuận, thị phần, doanh thu,…
Còn Communication thì sao? Communication (Truyền thông) là quá trình chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng. Quá trình đó trải qua nhiều giai đoạn, từ việc doanh nghiệp “mã hóa” các thông tin về sản phẩm dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh (Encoding); truyền tải thông tin qua các phương tiện (Media) đến việc tính toán xem khách hàng “giải mã” thông điệp đó như thế nào (Decoding) và cuối cùng là nhận lại phản hồi (Response/Feedback). Trong quá trình này, thông điệp có thể bị hiểu sai lệch do sự tác động của các yếu tố nhiễu (Noise) như: niềm tin sẵn có của khách hàng, định kiến xã hội,….Mục tiêu cuối cùng của hàng loạt các quá trình như vậy là thay đổi thái độ của khách hàng, tăng độ nhận diện cho thương hiệu,…
Như vậy, Marketing là đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mục đích cuối cùng là thu được những giá trị cụ thể sau cho doanh nghiệp: Lợi nhuận, doanh thu, thị phần, dòng tiền, … Còn Communication, trong hầu hết doanh nghiệp, thực chất là một trong những công cụ giúp chiến lược Marketing được “hiện thực hóa” thông qua các hoạt động cụ thể như: Quảng cáo (Advertising), Tiếp thị (Personal Selling), Khuyến mãi (Sales Promotion), Quan hệ công chúng (PR).
Các công cụ này khi phối hợp với nhau và cùng truyền tải một thông điệp thống nhất tạo thành: Kế hoạch Truyền thông tích hợp, viết tắt là IMC Plan (Integrated Marketing Communication Plan). Hiện nay, IMC là một số trong số chiến lược truyền thông mà các thương hiệu sử dụng nhiều nhất vì nó có thể kết hợp một cách hiệu quả tất cả các công cụ của Communication với mô hình 4Ps của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Quan hệ giữa Marketing và Communication
Trong hầu hết các doanh nghiệp, Communication nằm trong Marketing. Nếu ví Marketing là một chiếc thuyền thì cánh buồm chính là Communication – một bộ phận của con thuyền và đưa con thuyền ấy về tới “đích” chính là khách hàng mục tiêu. Nội dung của mọi chiến dịch truyền thông phải xuất phát và xoay quanh mối quan tâm hay vấn đề của khách hàng – những điều mà hoạt động Marketing đã khai thác và luôn khao khát khai thác. Như vậy, giống như một cánh buồm, Communication chỉ là một trong số rất nhiều công đoạn làm nên con thuyền Marketing nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công cho thương hiệu.
Tuy nhiên, khi áp dụng với các tổ chức nhà nước thì Communication hoàn toàn không phải là công cụ của Marketing để đạt được mục tiêu kinh doanh . Mục đích của những tổ chức chính phủ này thường là truyền thông, hay thông báo tới nhân dân về một chính sách, đạo luật mới được Nhà nước ban hành. Ở trường hợp này, Communication không thuộc Marketing.
Mối quan hệ khăng khít giữa Marketing và Communication còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa các mục tiêu của chúng. Nhờ có Communication – với vai trò thay đổi thái độ của khách hàng thì Marketing mới có thể “rộng đường” đạt được mục tiêu xa hơn là khiến khách hàng thay đổi hành vi mua hàng, từ đó thu đạt được các mục tiêu kinh doanh. Cụ thể hơn, Truyền thông được thiết kế với nhiều mục tiêu như: Xây dựng mức độ nhận biết thương hiệu, Củng cố những lợi ích về mặt lý tính, cảm tính khi sử dụng sản phẩm, thay đổi thái độ, niềm tin của khách hàng về sản phẩm,… Khi niềm tin người mua hàng được “chuyển hướng” thì chính Marketing sẽ “tấn công” để tận dụng sự tín nhiệm của người mua, từ đó thay đổi hành vi người dùng.
Tuy nhiên, xét cho cùng, dù là Marketing hay Communication, đều phải xuất phát từ tâm lí và hành vi của khách hàng, lấy giá trị của khách hàng là trung tâm để từ đó truyền tải một thông điệp có ý nghĩa tới họ.
Để hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa Marketing và Communication, hãy cùng Cam quay trở lại cách đây hơn 3 năm với một trong số chiến dịch xuất sắc nhất lúc bấy giờ của Biti’s cho Biti’s Hunter- một sản phẩm đã đưa Biti’s trở lại thị trường giày Việt Nam một cách ngoạn mục nhờ chiến dịch Marketing và Truyền thông xuất sắc. “Ông trùm” giày Việt đã tạo ra chiến dịch Marketing sắc sảo, từ việc nắm bắt tâm lý của người trẻ về chuyện “đi-về” vào mỗi dịp Tết cho đến việc phân phối sản phẩm từ online đến offline.
Thành công vang dội đó cũng được đóng góp nhờ một chiến dịch truyền thông hiệu quả, từ việc sản xuất MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn như một cách quảng cáo cho sản phẩm mới và thầm tuyên bố về một “định vị mới”: trẻ trung, khỏe khoắn và năng động. Biti’s cũng đã sử dụng chiến lược “Truyền thông tổng lực”, dồn toàn bộ nguồn lực của mình để quảng bá về MV và sản phẩm vào trang báo mạng Kenh14 nhằm thu hút đúng tệp khách hàng mục tiêu. Đây là một bước đi rất thông minh dưới điều kiện hạn hẹp về ngân sách.
Kết lại
Thành công của một chiến dịch Marketing không thể có nếu Communication không truyền tải tốt thông điệp tới khách hàng và Communication nếu thiếu các hoạt động Marketing trước và sau thì cũng không thể đạt hiệu quả tối ưu. Vì thế Cam hi vọng qua bài viết hôm nay, các bạn không chỉ có cái nhìn rõ hơn về 2 khái niệm này mà còn có thể phần nào ứng dụng chúng trong công việc sau này.
Bài viết liên quan
- Trade Marketing có thể áp dụng đối với những ngành hàng nào?
- 5 định nghĩa trong content marketing có thể bạn chưa biết
- 5 bước xây dựng chiến lược content marketing chuẩn có thể bạn chưa biết
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn
Theo camnest.vn