Tại sao một số các doanh nghiệp gặp tình trạng đi vào “ngõ cụt” sau một thời gian kinh doanh trên thương trường? Thực tế có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp gặp các vấn đề trầm trọng dù đã chuẩn bị những kế hoạch tỉ mỉ ban đầu. Nhưng họ thường bỏ qua việc nghiên cứu về ưu nhược điểm của mình trước khi bắt tay vào những chiến dịch kinh doanh. Vì vậy, việc lên kế hoạch Marketing và nắm bắt tình hình của bản thân là điều cần thiết. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về mô hình 4Cs để các bạn có thể tham khảo cho kế hoạch của mình.

1. CATEGORY (PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG): SẢN PHẨM CỦA BẠN SẼ Ở ĐÂU GIỮA THỊ TRƯỜNG?

mo-hinh-4cs-marketer-can-biet-truoc-khi-trien-khai-cac-ke-hoach-marketing

Dù là start-up hay tập đoàn quốc gia, trước khi đi vào các hoạt động marketing cụ thể, việc đầu tiên bạn cần làm là nắm được những xu hướng mới nhất trong ngành hàng của mình. Và điều này thường không đơn giản vì ‘con hát mẹ khen hay’, sản phẩm mình làm ra bao giờ chả tốt nhất. Tuy nhiên, điều này không phải bao giờ cũng là sự thật khi bạn ‘đào’ đủ sâu về ngành hàng của mình.

Là 1 phần quan trọng của 4C, Category Analysis (trong phạm vi bài này dừng lại ở phân tích danh mục sản phẩm) là một bước đi rất quan trọng để bạn đưa ra những quyết định marketing kịp thời, luôn đi trước ‘bạn hàng xóm’ một bước để nắm bắt cơ hội tốt hơn. Đặc biệt, Category Analysis là cơ sở để đưa ra định vị hợp lý cho thương hiệu trong dài hạn.

Như vậy là bạn đều biết tầm quan trọng của phân tích ngành hàng, mà cụ thể là phân tích ‘tình hình’ từng loại sản phẩm của mình. Tuy nhiên, phân tích thế nào cho hiệu quả khi bản thân doanh nghiệp không có trong tay số liệu chính xác? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Nhất là đối với những doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Mặc dù vậy, ít nhất, bạn có thể bắt đầu những bước cơ bản của Category Analysis bằng một số từ khoá như sau:

– Dung lượng thị trường (market size): được thể hiện qua doanh số hoặc giá trị hàng đã bán ra, số lượng đối thủ và những phân khúc thị trường đang có trong một ngành hàng. Để có con số bày, hoặc bạn phải mua research, hoặc bạn phải chịu khó hỏi han, ngó nghiêng các hoạt động bán hàng của đối thủ (cả trực tiếp và gián tiếp).

– Mức tăng trưởng của ngành hàng (growth): chỉ số này được thể hiện ở 2 phần chính là tỷ lệ tăng trưởng của chính business và tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng. Số này thường được tính theo năm.

– Môi trường kinh doanh và mức độ nhạy của thị trường (environment sentiment analysis): nhìn chung, mức độ hấp dẫn của ngành hàng sẽ giảm dần theo mức độ cạnh tranh. Với những ngành hàng mà khi gia nhập, bạn gặp rất nhiều rào cản thì thường ngành hàng đó có lợi nhuận rất cao và yêu cầu mức vốn đầu tư lớn. Mức độ nhạy của thị trường có thể hiểu là khả năng sẵn sàng thay đổi brand của người tiêu dùng khi có sự thay đổi về giá.

Bạn đang ấp ủ mở một business riêng? Hãy bắt đầu trả lời những câu hỏi cơ bản nhất về dung lượng thị trường, khả năng thâm nhập cũng như những phân khúc thị trường đang có. Đừng bao giờ ‘lao thẳng’ vào các hoạt động marketing khi bạn chưa thực sự hiểu được cách thức thị trường và ngành hàng của mình vận hành.

2. PHÂN TÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG (CONSUMER): BẠN SẼ BÁN HÀNG CHO AI?

mo-hinh-4cs-marketer-can-biet-truoc-khi-trien-khai-cac-ke-hoach-marketing

Phân tích người tiêu dùng là nghiên cứu cách thức một cá nhân hay một nhóm, tổ chức chọn lựa, mua, sử dụng hay từ chối mua các loại sản phẩm khác cùng nhóm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn.
Bước này sẽ cung cấp chìa khóa cho việc phát triển sản phẩm mới, hình thành các đặc điểm của sản phẩm, lựa chọn cách tiếp thị và thông điệp hiệu quả cho khách hàng mục tiêu. Thông tin được ‘đào’ càng sâu, càng sát với những mong muốn và tâm lý khách hàng thì sản phẩm tung ra thị trường càng dễ có được sự đón nhận của khách hàng.

Hãy tò mò như một đứa trẻ lên ba và tự đặt thật nhiều câu hỏi về khách hàng tiềm năng của mình. Hãy đặt bản thân mình vào vị thế của khách hàng khi quyết định mua sản phẩm. Đó chính là những gợi ý để có thể xây dựng một bản phân tích người tiêu dùng hiệu quả. Những thông tin cần thu thập bao gồm:

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
  • Hồ sơ khách hàng: nhân khẩu học và tâm lý người tiêu dùng.
  • Hành vi mua sắm và sử dụng
  • Sự thật ngầm hiểu (insight) và những nhu cầu chưa thỏa mãn (unmet needs).

3. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ (COMPETITOR): ĐÂU LÀ ĐỐI THỦ TRỰC VÀ GIÁN TIẾP CỦA BẠN?

mo-hinh-4cs-marketer-can-biet-truoc-khi-trien-khai-cac-ke-hoach-marketing

Cạnh tranh là yếu tố nhất định phải có trong nền kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra chiến lược phù hợp. Vậy đối thủ cạnh tranh là gì? Là những công ty hay doanh nghiệp có cùng sản phẩm, giá, phân khúc ngành hàng cũng như có sức cạnh tranh trên phân khúc thị trường đó.

Bước phân tích này đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Hiểu được đối thủ nghĩ gì và làm gì sẽ trang bị cho doanh nghiệp mình khả năng xác định xu hướng của ngành. Thích ứng nhanh với chiến lược của đối thủ nhằm duy trì được chỗ đứng của mình trong ngành hoặc thậm chí ‘đi tắt đón đầu’ trong những chiến dịch của đối thủ đưa ra là những điều chữ C này có thể giúp ích.
Một khi đã cử nhân viên đi ‘thám thính’ xem ‘bạn hàng xóm’ khó ưa chuẩn bị làm gì, những thông tin cần thu thập sẽ bao gồm:

  • Hồ sơ công ty: tổng quan và lợi thế cạnh tranh
  • Hồ sơ marketing: thị trường mục tiêu, thị phần và chiến lược marketing
  • Hồ sơ sản phẩm/dịch vụ: các sản phẩm/ dịch vụ và kênh phân phối

4. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP (COMPANY): BẠN HIỂU ‘BẢN THÂN’ MÌNH TỚI ĐÂU?

mo-hinh-4cs-marketer-can-biet-truoc-khi-trien-khai-cac-ke-hoach-marketing

Company Analysis là việc bạn ngồi lại và đánh giá mục tiêu, chiến lược marketing trong sự đối sánh với khả năng, nguồn lực hiện có của công ty. Điều gì khiến công ty của bạn thực sự khác biệt với ít nhất 3 đối thủ của bạn trên thị trường? Liệu những điều bạn nghĩ là thế mạnh của công ty sẽ trùng khớp với những gì người tiêu dùng nghĩ về bạn?… Những câu hỏi này chính là việc bạn đánh giá lại điểm mạnh/chưa mạnh của chính doanh nghiệp trước khi bắt tay ngay vào chuyện mua quảng cáo hoặc làm viral clip.

Một trong những mô hình nổi bật nhất giúp bạn nhìn nhận chính mìh là SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ). Hoặc bạn cũng có thể sử dụng cách tiếp cận bằng đối tượng mục tiêu, kênh phân phối và chiến lược marketing để đánh giá tiềm lực của công ty.

Tự bơi giữa một biển thông tin của công ty, đối thủ cạnh tranh và khách hàng không phải là một việc làm khôn ngoan đối với một marketer. Nếu công cụ sinh ra để phục vụ công việc tốt hơn thì hãy tận dụng triệt để. Mô hình phân tích 4C chính là một trong những công cụ hiệu quả nhất, đóng vai trò như một khung sườn cho các marketer tìm kiếm và tổng hợp thông tin theo.

Theo aimacademy.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

​ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn