Mạng xã hội đang ngày càng được nhiều người sử dụng. Sự bùng nổ và ảnh hưởng quá lớn của mạng xã hội chính là lý do chính các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tối ưu các nền tảng này. Trải khắp nhiều nền tảng khác nhau, hiện nay có đến hàng tỷ người lướt các trang mạng xã hội và chia sẻ nội dung, chính vì vậy mà ảnh hưởng của mạng xã hội là một thứ không thể xem thường. Tham khảo bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách để tối ưu mạng xã hội giúp tăng thứ hạng website của bạn.

Nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp lại cần tối ưu sự hiện diện trên mạng xã hội?

Mặc dù việc xếp hạng tự nhiên trên Google là vô cùng quan trọng, tuy vậy, việc đạt được thứ hạng cao là vô cùng khó khăn và phức tạp, đó là chưa kể bạn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh hơn rất nhiều. Mạng xã hội lại là một môi trường khác. Dù rằng các thương hiệu lớn có thể thống trị ở khía cạnh quảng cáo, nhưng đôi khi chỉ cần một bài đăng phù hợp vào đúng thời điểm, thương hiệu đó hoàn toàn có thể trở nên viral và thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng mạng không mất một đồng chi phí nào. Ngoài ra, tối ưu hóa sự hiện diện trên mạng xã hội của doanh nghiệp còn giúp bạn giảm bớt được những vấn đề tiêu cực, cũng như làm nổi bật những mặt tích cực. Vậy tối ưu hóa mạng xã hội là gì?

meo-toi-uu-mang-xa-hoi-giup-tang-thu-hang-website-cua-ban1

Tối ưu hóa mạng xã hội có thể hiểu là việc làm cho thương hiệu của bạn xuất hiện thường xuyên và tích cực trong các cuộc thảo luận trên mạng xã hội. Nó có thể giúp tăng trưởng lưu lượng truy cập, cải thiện danh tiếng thương hiệu, cũng như khiến thương hiệu của bạn trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy với khách hàng.

Mẹo bạn cần biết về tối ưu hóa mạng xã hội

Cải thiện các chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn từ gốc lên

Trong trường hợp bạn chưa có bất kỳ chiến lược nào cho việc truyền thông trên mạng xã hội, hãy bắt tay vào việc tạo ra ngay lập tức. Hãy quên bất kỳ mảnh ghép vụn vặt nào trong những việc bạn đã làm trên mạng xã hội từ trước đến nay. Những công việc đó được tạo ra một cách độc lập, không có nhiều sự liên kết, nên chúng sẽ không đem lại nhiều ý nghĩa hay có thể hỗ trợ nhiều cho công việc của bạn.

Còn nếu trong trường hợp bạn đã có một chiến lược truyền thông, hãy suy nghĩ đến việc thay đổi và cải cách nó từ gốc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần rà soát lại toàn bộ mọi thứ, kiểm tra xem liệu thật sự mọi thứ có diễn ra suôn sẻ hay không. Bất kể bạn đang xây dựng mới hay xây dựng lại chiến lược truyền thông trên mạng xã hội, điều cần tập trung vào chính là mục đích của chiến lược này. Nó không cần phải có một slogan đỉnh cao hay là một loạt các mục tiêu mơ hồ. Mà điều quan trọng là tạo được sự chú ý cho thương hiệu theo một cách tích cực, cũng như thu về được lưu lượng truy cập chất lượng. Thực tế hơn, nó giúp liên kết toàn bộ các hoạt động trên mạng xã hội, đảm bảo rằng mọi thứ bạn làm đều để phục vụ một mục đích cốt lõi. Một chiến lược truyền thông mạng xã hội tốt sẽ cần tối thiểu những yếu tố sau:

  • Nghiên cứu thị trường: Những đối thủ chính của doanh nghiệp đang hoạt động trên mạng xã hội như nào? Những đối thủ đó được cộng đồng mạng nói về ra sao? Những khách hàng tiềm năng mà bạn muốn tiếp cận thường hay nói về chủ đề gì? Toàn bộ những công việc này sẽ giúp bạn hiểu được bối cảnh hiện tại. Khi bạn truyền thông trên mạng xã hội, dĩ nhiên đối thủ của bạn cũng sẽ làm điều tương tự vì không doanh nghiệp nào lại không muốn thu hút khách hàng. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu để tìm ra điểm khác biệt của doanh nghiệp và khai thác nó.
  • Phân tích SWOT: Điểm mạnh nhất, điểm yếu nhất của thương hiệu bạn là gì? Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ tìm ra được những cơ hội và thách thức phải đối mặt, từ đó tìm ra ngách để thương hiệu của bạn phát triển cũng như tăng khả năng hiện diện trên mạng xã hội.
  • Kênh ưu tiên: Không nên sử dụng toàn bộ kênh mạng xã hội. Thay vào đó, hãy lựa chọn từ hai đến ba kênh mà bạn cảm thấy phù hợp nhất, hiệu quả nhất và tập trung vào đó. Ngay cả doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng không có đủ thời gian để bao phủ toàn bộ kênh với nội dung và tương tác chất lượng. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu và định hình ra những kênh mạng xã hội ưu tiên để truyền thông.
  • Bộ quy tắc thương hiệu (Brand guidelines): Trong kinh doanh nói chung, bộ quy tắc thương hiệu là một thứ bắt buộc phải có. Vậy nên chắc chắn bạn cũng sẽ cần nó cho công tác truyền thông trên mạng xã hội. Tông điệu trong thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải là gì? Dạng hình ảnh sẽ sử dụng ở đây là gì? Những thương hiệu bạn nên hợp tác? Các công việc về mạng xã hội là mỗi chuỗi các nỗ lực nhất quán, hợp tác cao, do đó mọi người cần phải tuân theo một bộ quy tắc nhất định.
  • Các số liệu có khả năng đo lường: Sau khi thực thi chiến lược của bạn được một thời gian, làm thế nào để bạn biết được mức độ thành công của nó? Để xác định điều này, bạn cần nghiên cứu các số liệu có thể đo lường và liên quan mật thiết tới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội. Lấy ví dụ: Lượng truy cập vào trang web của bạn đến từ các đường link trên mạng xã hội.

Kết nối các nhóm mở rộng trong công tác truyền thông mạng xã hội

Như đã đề cập ở trên, truyền thông mạng xã hội là một nỗ lực kết nối và cộng tác giữa cả một tập thể, điều này có nghĩa là bạn cần kết nối được nhiều người nhất có thể từ trong chính doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Khiến mọi người cảm thấy được trân trọng và giá trị: Thông thường một nhân viên sẽ muốn được trả lương và đối xử tốt, tuy nhiên đó không phải là những thứ duy nhất quan trọng với họ. Nhân viên cũng muốn cảm thấy bản thân đóng góp được giá trị cho một thứ to lớn. Chính vì vậy, việc có họ đóng góp vào trong hoạt động truyền thông mạng xã hội là một cách tốt để giúp họ cảm nhận được điều này. Chỉ cần đảm bảo rằng hãy lắng nghe những ý tưởng sáng tạo của họ thay vì ép buộc.
  • Mang lại một sự đa dạng cần thiết: Nếu tất cả các nội dung truyền thông xã hội mà thương hiệu của bạn tạo ra đều xuất phát từ quản lý cấp trên, thì khả năng những nội dung đó không còn thú vị như những bài đăng của nhân viên. Hãy kết hợp hai yếu tố này với nhau: tính chuyên môn từ các lãnh đạo và sự trẻ trung từ đội ngũ nhân viên, điều này sẽ giúp cho nội dung của bạn trở nên đa dạng, hấp dẫn và thu hút được nhiều người theo dõi hơn.
  • Thúc đẩy tốc độ sản xuất nội dung: Đây là lý do thực tiễn nhất lý giải cho việc vì sao nên để tất cả mọi người tham gia vào chiến lược truyền thông trên mạng xã hội. Giả sử bạn quyết định sẽ lên lịch cho 200 bài đăng trong suốt 1 năm, hãy phân chia chúng cho các team để thực hiện, giảm thiểu stress cho các cá nhân trong suốt giai đoạn này.

Sử dụng từ khóa và hashtag trong bài đăng

Mức độ quan trọng của từ khóa trong SEO nói chung là không thể bàn cãi. Việc phủ các từ khóa chính của bạn ở các vị trí quan trọng vẫn luôn là một cách cần thiết để nội dung của bạn được xếp hạng cao trên Google và chắc chắn điều này sẽ khó lòng thay đổi trong tương lai (hiện chưa có bất kỳ cập nhật thuật toán nào của Google làm giảm giá trị của các từ khóa). Không chỉ vậy, từ khóa cũng vô cùng quan trọng đối với mạng xã hội và vì những lý do sau:

  • Chúng giúp nội dung trở nên nổi bật khi người dùng lướt xem bảng tin: Khác với việc tra cứu trên Google, nội dung trên mạng xã hội xuất hiện và biến mất vô cùng nhanh chóng do thói quen “vuốt” của người dùng, đặc biệt là những lúc rảnh rỗi. Khi người dùng dừng lại, tức là nội dung ấy sở hữu một hình ảnh cực kỳ bắt mắt, hoặc phần giới thiệu có chứa từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Chính vì vậy, nếu bài đăng của bạn càng bao quát được những gì mà mọi người đang tìm kiếm, thương hiệu của bạn sẽ càng được chú ý hơn.
  • Lưu lượng tra cứu nội bộ không hề nhỏ: Rất nhiều người sẽ vào trực tiếp tính năng tra cứu nội bộ trên các trang mạng xã hội để tìm các nội dung liên quan, hoặc các kênh và Influencer mà họ cần. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể dự đoán các tìm kiếm có khả năng và giải quyết chúng thông qua nội dung của mình, chắc chắn kết quả thu về sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
  • Các xu hướng và hashtag giúp tạo ra rất nhiều lưu lượng truy cập: Trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Twitter, các xu hướng và hashtag giúp tạo ra lưu lượng truy cập khủng khiếp mà bạn không thể ngờ tới. Tiếp cận vào những hashtag phổ biến là một cách nhanh gọn để bài đăng của bạn được chú ý.

meo-toi-uu-mang-xa-hoi-giup-tang-thu-hang-website-cua-ban2

Đa dạng các loại nội dung và định dạng trên mỗi trang mạng xã hội

Sự đa dạng là yếu tố tạo nên thi vị cho cuộc sống và nó cũng áp dụng tương tự cho cuộc sống “ảo” trên mạng xã hội. Người dùng mạng xã hội thường rất khó để gây ấn tượng với họ bởi lẽ họ tiếp xúc với quá nhiều nội dung trong một ngày. Nếu doanh nghiệp sử dụng lặp đi lặp lại các nội dung thì hệ quả sẽ là người xem trở nên nhàm chán và rời bỏ trang. Theo đó, bạn nên đặt mục tiêu sản xuất nhiều loại nội dung khác nhau, điển hình như:

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
  • Các bài hướng dẫn dạng dài: Dù bạn không nên đăng trực tiếp dạng nội dung này lên kênh mạng xã hội (vì mạng xã hội không được thiết kế cho những bài viết dài kiểu này), tuy nhiên bạn lại nên quảng bá dạng nội dung này thông qua kênh mạng xã hội. Đăng tải những bài hướng dẫn chi tiết lên trên trang web của bạn, sau đó tạo những bài quảng bá, giới thiệu chúng trên các tài khoản mạng xã hội. Những bài hướng dẫn chi tiết như này thường mang lại rất nhiều giá trị cho người đọc nếu tiếp cận đúng người, qua đó tạo ra rất nhiều lưu lượng truy cập cho website của bạn.
  • Stories: Định dạng nội dung này dù mới chỉ trở nên phổ biến trong khoảng thời gian gần đây, tuy nhiên chúng đã chứng tỏ được hiệu quả của mình với những nhóm khách hàng nhất định. Cụ thể, chúng cực kỳ phù hợp trong việc tạo ra tính cách thương hiệu thông qua việc truyền tải những câu chuyện sau hậu trường, thể hiện cho người xem cách mà doanh nghiệp vận hành (dĩ nhiên là có lồng ghép các yếu tố tích cực). Qua đó sẽ giúp nâng cao được danh tiếng của thương hiệu.
  • Infographics: Dạng nội dung này cực kỳ thích hợp để thu hút sự chú ý bởi chúng được mô tả cực kỳ dễ hiểu. Một Infographic có khả năng hô biến những chủ đề nhàm chán nhất trở nên thú vị với rất nhiều khán giả. Dù vậy, việc tạo ra một Infographic không hề đơn giản, kể cả khi có sự trợ giúp của các công cụ SaaS. Tuy nhiên giá trị chúng mang lại là rất lớn cho nên doanh nghiệp vẫn nên đầu tư vào dạng nội dung này.
  • Video: Nội dung video, đặc biệt là những video tự động phát có thể giúp ngừng việc “lướt” mạng xã hội hiệu quả hơn bất kỳ định dạng nội dung nào. Mắt của con người luôn bị thu hút bởi các chuyển động, cũng chính vì vậy mà chúng ta thích xem video hơn là nhìn ảnh tĩnh. Doanh nghiệp có thể tạo ra một video để giới thiệu về một chủ đề (sau đó liên kết nó với bài hướng dẫn chi tiết của bạn), hoặc chỉ đơn thuần là một thông tin cập nhật về doanh nghiệp.

meo-toi-uu-mang-xa-hoi-giup-tang-thu-hang-website-cua-ban3

Dù vậy, bạn luôn cần phải chú ý đến các hạn chế định dạng trang web. Lấy ví dụ như định dạng Stories, không phải trang mạng xã hội nào cũng sẵn có tính năng này, chưa kể còn yếu tố giới hạn ký tự, yêu cầu tỷ lệ kích thước hình ảnh,…

Tương tác với người theo dõi và những tài khoản doanh nghiệp khác

Mạng xã hội không chỉ dừng ở việc cung cấp các nội dung tiêu chuẩn để thu hút người xem, nó còn nằm ở yếu tố: Tương tác. Dành thời gian để nói chuyện với mọi người, thể hiện cho họ thấy thương hiệu của bạn không phải một doanh nghiệp vô cảm, chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn quan tâm tới khách hàng như một người bạn. Cảm xúc của khách hàng với một thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc sở hữu một sản phẩm chất lượng hay giá thành hợp lý là chưa đủ để khiến khách hàng tìm đến bạn – nếu như thương hiệu của bạn không thể hiện được sức thu hút và khả năng thông qua hoạt động truyền thông trên mạng xã hội.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tương tác với những tài khoản doanh nghiệp khác. Miễn rằng nội dung đó lành mạnh, tạo ra những màn “đối đầu” vui vẻ với đối thủ, dành những lời khen có cánh cho những thương hiệu ngoài ngành, hoặc những chương trình hợp tác cho khách hàng của cả hai (bởi lẽ rất có thể những khách hàng của đối tác sẽ sớm trở thành khách hàng của bạn trong tương lai!).

Kết luận

Tóm gọn lại, tối ưu hóa mạng xã hội là một thứ gì đó đảm bảo đầu tư nghiêm túc, tuy nhiên bạn cần phải thực hiện chúng đúng cách nếu không muốn ném tiền qua cửa sổ, chưa kể còn phí hoài thời gian và công sức. Hy vọng những mẹo trong bài viết này sẽ giúp chiến lược tối ưu của bạn đi đúng hướng và thu về những kết quả khả quan.

Nguồn: marketingai.admicro.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn