Sự thành công của doanh nghiệp không còn được quyết định bởi chỉ mình doanh số. Bên cạnh đó, trải nghiệm hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng có tác động lớn và trực tiếp nhất khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Cách nâng cao trải nghiệm khách hàng nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay? Câu hỏi mà mọi nhà quản trị đắn đo trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, đổi mới thị trường ngày càng mạnh mẽ. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách nâng cao trải nghiệm khách hàng sao cho tối ưu và hiệu quả nhất tại bài viết sau.

Đánh giá trải nghiệm khách hàng

Đánh giá của khách hàng sau khi trải nghiệm dịch vụ để góp phần cải tiến sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh việc lắng nghe và thấu hiểu được những phản hồi của khách hàng thì doanh nghiệp bạn cần cân nhắc thêm các hoạt động đánh giá hiệu quả để gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Để có thể đánh giá được một cách toàn diện nhất về trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp cần thu thập được ý kiến từ ba bộ phận chủ chốt. Bao gồm bộ phận Marketing, bộ phận bán hàng và bộ phận dịch vụ khách hàng.

Bộ phận Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn cách mà khách hàng tiếp cận với sản phẩm cũng như những nhu cầu của họ đối với các sản phẩm đó. Bộ phận bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được chìa khóa vàng để đưa ra được chiến lược phù hợp trong việc thúc đẩy nhu cầu khách hàng thông qua sự tương tác và thấu hiểu những khao khát của khách hàng.

Bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những trải nghiệm thực tế của khách hàng. Bởi vì họ chính phụ trách tiếp nhận và phản hồi lại những yêu cầu hoặc thắc mắc của khách hàng.

Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng

Một trong những phương pháp giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng hiệu quả mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua chính là đánh giá mức độ hài lòng trong trải nghiệm của khách hàng. Thực hiện đo lường mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu cũng như mức độ trung thành với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp là yêu thích, trung lập hoặc là không thích.

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng thông qua các cuộc khảo sát.

Để có thể đạt được những kết quả tối ưu nhất trong việc đánh giá trải nghiệm, doanh nghiệp bạn có thể tiến hành các cuộc khảo sát và phân chia các mức điểm từ rất hài lòng cho đến không hài lòng. Từ những kết quả đó, doanh nghiệp có thể áp dụng và tiến hành cải thiện các dịch vụ chăm sóc tốt hơn.

Đồng cảm với khách hàng

Bất kỳ nhân viên nào của doanh nghiệp cũng đều phải có khả năng đồng cảm với những vấn đề của khách hàng để đưa ra được những phản ứng phù hợp. Đối với khách hàng, khi họ cảm nhận được những giá trị thông qua lời khuyên của nhân viên, họ sẽ có cái nhìn tích cực hơn về doanh nghiệp.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Điều này cho thấy đồng cảm không phải là một lựa chọn để giải quyết vấn đề mà nó là một yếu tố cần thiết cần có để có thể nâng cao trải nghiệm cho khách hàng khi mua sản phẩm tại doanh nghiệp.

Quản lý trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng chính là một trong những điểm mấu chốt quyết định đến mối quan hệ và khả năng gắn bó lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp nên tiến hành quản lý trải nghiệm của họ.

Quản lý trải niệm của khách hàng để hiểu hơn.

Tuy nhiên, để có thể quản lý trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả, trước tiên, doanh nghiệp bạn cần tiến hành khai thác hiệu quả những thông tin của khách hàng đồng thời lưu trữ các thông tin hữu ích đó và luôn nhanh chóng cập nhật nó.

Thực hiện quản lý trải nghiệm khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp nắm rõ được những xu hướng tiêu dùng hiện nay mà còn tạo ra được trải nghiệm khác biệt cho khách hàng và tăng doanh thu đáng kể từ sự gia tăng khách hàng cho doanh nghiệp.

Phân tích hành trình trải nghiệm khách hàng

Phân tích hành trình trải nghiệm khách hàng được coi là một kỹ thuật giúp nâng cao trải nghiệm vô cùng hữu hiệu mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thiết phải hiểu một cách đầy đủ nhất về hành trình của khách hàng trước khi có thể thu thập được những dữ liệu khách hàng này.

Phân tích từng trải niệm của khách hàng thông qua phản hồi về sản phẩm.

Để có thể nhận được những kết quả này, doanh nghiệp cần tạo ra bản đồ hành trình khách hàng với các nội dung bao gồm các câu trả lời về nhu cầu, động cơ, cũng như những khó khăn của khách hàng để có thể nhanh chóng giải quyết được nhu cầu hiện có và đáp ứng được trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Kết nối cảm xúc với khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng chỉ thực sự được xem là hoàn hảo khi doanh nghiệp có khả năng tạo nên sự kết nối về mặt cảm xúc cho các đối tượng khách hàng mua sản phẩm. Bởi trên thực tế, trải nghiệm thích hoặc không thích của khách hàng phụ thuộc hoàn toàn vào những cảm xúc và cảm xúc có tác động mạnh mẽ tới quyết định đưa ra hành vi mua sản phẩm của khách hàng.

Chính vì vậy, khi doanh nghiệp gắn kết được các khía cạnh về cảm xúc cũng như nhớ được mọi cảm nhận của khách hàng khi họ mua sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nhận lại được số lượng khách hàng trung thành rất lớn.

Thu thập phản hồi của khách hàng​

​Bên cạnh việc xem xét và phân tích số liệu thì cách tốt nhất để giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng chính là thu thập phản hồi của chính các đối tượng đó. Doanh nghiệp có thể thông qua các cuộc khảo sát để đặt ra cho khách hàng những câu hỏi về trải nghiệm cũng như những đánh giá, phản hồi của họ các sản phẩm, tính năng hay công dụng của các sản phẩm đó.

Đối với doanh nghiệp, trải nghiệm khách hàng chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mang đến cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cũng như lòng trung thành và khả năng duy trì khách hàng lâu dài. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi về các cách nâng cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp bạn đã có được những kiến thức mới và áp dụng các giải pháp đó một cách hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo: Bizfly

Triển khai hoạt động Inbound Marketing giúp doanh nghiệp thu hút, thấu hiểu, đáp ứng và giữ chân khách hàng bền vững.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại: 028 6292 1313