Nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh theo mô hình B2B trên mô trường Online thì việc nghiên cứu đối thủ gần như sẽ quyết định phần lớn đến thành bại. Vậy làm sao để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh khi làm Marketing Online cho B2B? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Vì sao nghiên cứu đối thủ cạnh tranh lại quan trọng khi làm Marketing Online B2B?

Nghiên cứu cạnh tranh được hiểu là một lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chuyên thu thập và phân tích thông tin về các công ty đối thủ. Đó là một chiến thuật cần thiết để tìm ra đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì và mối đe dọa nào mà họ đưa ra đối với sự thành công của công ty bạn.

Theo dữ liệu mới từ Crayon, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Boston, Mỹ, 41% chuyên gia kinh doanh “đồng ý mạnh mẽ” rằng hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng đối với thành công của công ty họ. Bên cạnh đó, thị trường của các doanh nghiệp B2B không quá rộng lớn nên hầu như khách hàng sẽ tiếp xúc với hầu hết các doanh nghiệp đang cung cấp giải pháp mà họ quan tâm. Việc biết được các đối thủ khác có điểm mạnh yếu ra sao sẽ giúp khả năng thuyết phục khách hàng tăng lên.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp B2B nào cũng đủ khả năng để tiến hành một phân tích chuyên sâu về đối thủ và đó là lý do mà bài viết này sẽ chỉ tập trung vào các bước để nghiên cứu trên môi trường Online.

5 Bước thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh khi Marketing Online cho B2B

Xác định mười đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn

Xác định 10 đối thủ khi nghiên cứu đối thủ Marketing B2B

Xác định 10 đối thủ khi nghiên cứu đối thủ Marketing B2B

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng đó là bước đầu tiên rất cần thiết. Bạn có biết đối thủ cạnh tranh hàng đầu của mình là ai không? Nếu bạn bán một sản phẩm hoặc dịch vụ Online, SaaS, bạn có khả năng cạnh tranh với hàng chục, thậm chí hàng trăm công ty đang theo đuổi cùng một nhóm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

Cho dù bạn là một công ty địa phương, quốc gia hay quốc tế, có thể có một người nào đó trong công ty của bạn, thường là trong đội Sale hoặc Marketing, có thể nhanh chóng liệt kê các đối thủ cạnh tranh hàng đầu cũng như cho biết điều gì khác biệt giữa họ với bạn.

Còn nếu bạn cần một chút trợ giúp để xác định đối thủ cạnh tranh của mình khách quan hơn, Google là một nguồn hữu ích. Chỉ cần tìm kiếm loại dịch vụ hoặc sản phẩm bạn đang cung cấp, rất có thể một vài đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn sẽ xuất hiện.

Phân tích và so sánh nội dung của đối thủ cạnh tranh

Khi bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh, bạn có thể bắt đầu phân tích và tìm hiểu sâu hơn một chút để hiểu rõ hơn về loại nội dung mà họ đang xuất bản. Phân tích nội dung có thể giúp bạn xác định những cơ hội nào giúp vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh của mình.

Đối thủ cạnh tranh của bạn tập trung vào những loại nội dung nào? Blog? Case Study? Nội dung cao cấp? Nội dung có được kiểm soát không? Có bản tin, kênh YouTube hay Podcast không? Khi bạn đã xác định được nội dung của họ, bạn có thể xác định chất lượng và có thể xem nó như thế nào so với nội dung của bạn.

Hãy chắc chắn rằng biết tần suất họ xuất bản nội dung, thêm và cập nhật nội dung mới – cũng như những chủ đề họ đang thảo luận. Điểm mấu chốt ở đây là họ có đang làm bất cứ điều gì mà bạn không làm?

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Nếu các đối thủ cạnh tranh của bạn liên tục xuất bản các Case Study, thì đây có thể là một phần lý do tại sao các khách hàng tiềm năng chất lượng lại đến tay đối thủ của bạn vì khách hàng tiềm năng đang muốn biết cảm giác làm việc với công ty ra sao thông qua các Case đó.

Tiếp theo, hãy xem kỹ blog của họ. Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn có xu hướng xuất bản ba lần một tuần so với hai tuần một lần của doanh nghiệp bạn, bạn nên nghĩ đến việc xuất bản thường xuyên hơn.  Tuy nhiên, đừng chỉ tăng về số lượng mà bỏ qua chất lượng; nó sẽ không tạo ra nhiều lưu lượng truy cập nếu nội dung bạn không đáng chú ý.

Phân tích SEO của họ

Giả sử đối thủ cạnh tranh và bạn có cùng một loại nội dung, cập nhật nội dung đó thường xuyên và chất lượng cao như nhau. Bạn có thể phải xem xét kỹ hơn để tìm ra những gì họ đang làm khác đi. Nó có thể là SEO.

Đã qua rồi cái thời mà nhồi nhét từ khóa vào nội dung sẽ đảm bảo thứ hạng tìm kiếm cao. Thay vào đó, hãy cố gắng tập trung vào việc đánh bại đối thủ cạnh tranh của bạn bằng nội dung chất lượng. Nếu đối thủ cạnh tranh có một bài viết chia sẻ 6 mẹo hoặc thủ thuật nào đó, có thể bạn nên viết một bài chia sẻ 8 hoặc 9 mẹo.

Khi bạn quan sát kỹ công việc của các đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có thể xác định được những lỗ hổng và thiếu sót. Sử dụng sự sáng tạo và chuyên môn của bạn để lấp đầy những khoảng trống đó.

Nhìn vào mức độ tương tác trên mạng xã hội của họ

Sự hiện diện của một công ty trên mạng xã hội ngày càng trở nên quan trọng và mỗi công ty đang sử dụng nhiều nền tảng khác nhau. Do đó, bước tiếp theo của phân tích cạnh tranh là xác định xem đối thủ của bạn đang sử dụng mạng xã hội như thế nào.

Điều quan trọng không chỉ là xem đối thủ cạnh tranh của bạn có thể được tìm thấy trên các nền tảng truyền thông xã hội hay không, mà bạn còn muốn xem họ đang sử dụng hiệu quả như thế nào. Hãy kiểm tra sự tương tác. Bài viết của họ có thu hút được lượt nhấp chuột lớn không? Họ có nhiều người theo dõi không?

Cần phân tích kỹ Mạng xã hội khi Nghiên cứu đối thủ làm Marketing B2B

Cần phân tích kỹ Mạng xã hội khi Nghiên cứu đối thủ làm Marketing B2B

Họ có thường được Like (Fanpage) không? Họ đăng ảnh giới thiệu sự kiện hoặc văn hóa công ty? Đây là tất cả những câu hỏi mà bạn nên tự hỏi khi kiểm tra tài khoản mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh.

Xác định các lĩnh vực cần cải thiện

Sau khi thực hiện phân tích cạnh tranh, bây giờ bạn có ý tưởng và hiểu rõ hơn về những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm. Lấy tất cả thông tin bạn thu thập được về từng đối thủ cạnh tranh và xác định các lĩnh vực cụ thể mà bạn có thể cải thiện.

Nếu bạn nhìn đủ kỹ, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy thứ gì đó. Bạn không chỉ có thể xác định các lĩnh vực chính mà bạn có thể cải thiện liên quan đến việc tạo nội dung, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và tương tác với phương tiện truyền thông xã hội, mà còn có thể giúp thiết lập sự hiện diện của công ty với khách hàng tiềm năng, người đọc / người đăng ký blog và người dùng mạng xã hội.

Kết luận

Nội dung là cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp B2B khi làm Marketing Online và để chiến thắng về nội dung, doanh nghiệp cần tiến hành các nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên môi trường Online thật tốt. Đừng tiếc bỏ thời gian ra làm việc này vì nó có thể giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của doanh nghiệp về sau.

Nguồn: marketingai.admicro.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn