Trong thời buổi hiện nay, các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng phương pháp Inbound marketing vì tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta nên kết hợp cả hai phương pháp để đạt hiệu quả tốt ưu nhất. Vì khi nào thì nên kết hợp hai phương pháp này?

Tình huống 1: Theo nhu cầu khách hàng

Khách hàng không phải lúc nào cũng chủ động để tìm kiếm thông tin theo như quan điểm của Inbound Marketing và khách hàng không phải lúc nào cũng sẵn sàng tiếp nhận quảng cáo theo quan điểm của Outbound Marketing.

Hãy đặt ví dụ là chính chúng ta, đôi khi chúng ta biết mình cần tìm kiếm gì, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Facebook để tìm nhưng đôi khi chúng ta lại chẳng biết mình nên tìm điều gì dù biết mình đang gặp vấn đề thì đó là lúc một mẫu quảng cáo ngẫu nhiên xuất hiện hay một lời chào hàng sẽ khiến chúng ta có manh mối để tiếp tục.

khi-nao-nen-ket-hop-inbound-va-outbound-marketing

Có thể nói việc Inbound Marketing đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay chính là nhờ “công” của Outbound Marketing, theo thống kê ở Mỹ, mỗi ngày con người sẽ thấy hàng ngàn quảng cáo khác nhau dù có muốn hay không. Trong số các quảng cáo đó, sẽ có những quảng cáo chúng ta không bao giờ muốn thấy nhưng lại có những quảng cáo “chạm” vào điều mà bấy lâu nay chúng ta muốn tìm cách giải quyết nhưng không biết bắt đầu từ đâu (các quảng cáo khi tiếp cận chúng ta đã trải qua một loạt các nghiên cứu về hành vi, sở thích).

Một tình huống mà chúng tôi đã từng thực hiện đã thể hiện điều này, đó là một sản phẩm ổ khoá cửa cao cấp, sang trọng, hầu hết những người chủ nhà đều rất ít biết được cánh cửa nhà mình có thể trở nên đặc biệt thế nào nếu gắn vào đó một ổ khoá cửa cao cấp. Do đó việc thấy quảng cáo về những mẫu khoá cửa sang trọng sẽ giúp họ dễ dàng có hành vi đi tìm kiếm những thông tin liên quan.

Còn khi chưa có quảng cáo, hầu như nhu cầu tìm kiếm thông tin về khoá cửa chỉ dừng lại theo hướng tính năng, công dụng hay cao hơn là công nghệ bảo vệ, rất ít người tìm kiếm khoá cửa theo mức độ sang trọng, đẳng cấp mà nó mang lại.

Vậy tình huống đầu tiên mà doanh nghiệp có thể áp dụng Inbound Marketing và Outbound Marketing là theo nhu cầu của khách hàng, nếu sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh đi theo những nhu cầu chưa thực sự rõ ràng, chưa quá phổ biến thì cần có sự kích phát từ Outbound Marketing.

Tình huống 2: Theo hành trình khách hàng

Tình huống tiếp theo có thể áp dụng cả In lẫn Out là trong hành trình của khách hàng, khi khách hàng muốn giải quyết một nhu cầu nào đó, không phải họ sẽ tiến hành tìm kiếm thông tin liên tục mỗi ngày mà có thể ngắt quãng hoặc tốn rất nhiều thời gian để đi đến giai đoạn mua hàng, trong những tình huống này, Outbound Marketing sẽ tỏ ra hiệu quả khi chủ động tiếp cận lại nhanh chóng, đẩy nhanh quá trình đến khâu mua hàng.

Một ví dụ thực tế là khi tìm kiếm một sản phẩm dịch vụ nào đó mà tốn nhiều thời gian để cân nhắc, chúng ta dễ dàng bỏ ngang hoặc mất rất lâu để tiếp tục tìm kiếm. Nhưng nhờ có Outbound, chúng ta vẫn sẽ thấy mẫu quảng cáo thông tin về sản phẩm dịch vụ đó xuất hiện trong những nền tảng mà chúng ta hay dùng như Facebook hay các Website thường truy cập. Từ đó, chúng ta dễ dàng quay lại tiếp tục hành trình của mình.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
khi-nao-nen-ket-hop-inbound-va-outbound-marketing

Tình huống 3: Theo chất lượng khách hàng

Cuối cùng một tình huống khá phổ biến thể hiện sự kết hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là trong khi chăm sóc khách hàng sau giai đoạn đã mua hoặc dùng dịch vụ.

khi-nao-nen-ket-hop-inbound-va-outbound-marketing

Các doanh nghiệp thường gửi Email hàng loạt để khảo sát và nhờ khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ, mặc dù cách làm này có phần không tự nhiên và không phải lúc nào khách hàng cũng sẵn sàng tham gia (tỷ lệ phản hồi trung bình của khách hàng rất thấp) nhưng bù lại sẽ giúp doanh nghiệp biết được có nên tiếp tục “nuôi dưỡng” các khách hàng này cho những cơ hội sau đó hay không.

Ngoài ra một số doanh nghiệp khi có được những thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau cũng có thể gửi Email hàng loạt theo cách Outbound để kiểm tra chất lượng, mức độ phản hồi của khách hàng trước khi đưa vào hệ thống Marketing Automation của Inbound để chăm sóc.

Kết luận

Cả Inbound Marketing và Outbound Marketing đều là những phương pháp tư duy khi làm Marketing, không có phương pháp nào là hoàn hảo, phù hợp với mọi tình huống của doanh nghiệp. Do đó sự linh hoạt áp dụng và phối hợp cả hai sẽ giúp doanh nghiệp giải được nhiều bài toán khó hơn, đạt được kết quả cao hơn!

Bài viết liên quan:

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn