Nếu bạn là người làm marketing hoặc kinh doanh nói chung, ma trận SWOT là công cụ hữu ích để đánh giá vị thế kinh doanh của doanh nghiệp.

Một trong những thành phần thường có trong các bản kế hoạch kinh doanh là phân tích SWOT. SWOT là một công cụ hữu ích để đánh giá doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.

SWOT là gì.

hay-bat-dau-nam-2022-voi-ma-tran-swot

SWOT là từ viết tắt của S-trengths – Điểm mạnh, W-eaknesses – Điểm yếu, O-pportunities – Cơ hội và T-hreats – Mối đe dọa. Trong các bản kế hoạch kinh doanh, các thành phần này thường được thể hiện rõ bằng những gạch đầu dòng cơ bản.

Về mặt định dạng, trên một ma trận SWOT, điểm mạnh và cơ hội thường được thể hiện ở phía bên trái và điểm yếu cùng thách thức thì thể hiện ở bên phải.

Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp có thể sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội và cải thiện các điểm yếu để hạn chế các thách thức hay mối đe doạ đi kèm.

Cũng theo góc nhìn này, các chiến lược kết hợp mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm: WO – cải thiện điểm yếu để có thêm các cơ hội, ST – sử dụng điểm mạnh để giảm bớt rủi ro, SO – sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội và cuối cùng là WT – cải thiện điểm yếu để hạn chế rủi ro.

Điểm mạnh.

Phần điểm mạnh trong ma trận SWOT là nơi bạn liệt kê tất cả những lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh của mình.

Trong một bản kế hoạch kinh doanh, phần phân tích này về cơ bản sẽ giống với phần xem xét lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có thể sau khi phân tích, bạn sẽ đưa ra mức giá bán thấp hơn, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng cao hơn, hoặc đơn giản là phân phối ở quy mô lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Bất cứ điều gì khiến bạn vượt trội hơn so với các đối thủ còn lại trên thị trường đều nằm trong phần điểm mạnh này.

Điểm yếu.

Ngược lại với phần điểm mạnh chính là điểm yếu. Phần này là nơi bạn thẳng thắn nhìn vào các đối thủ cạnh tranh của mình và xác định lợi thế của họ so với bạn.

Đừng ngần ngại khi phải cởi mở về việc bạn đang yếu hơn đối thủ của mình như thế nào, bởi lẽ, nếu bạn cố tình nhìn sai hoặc lờ đi điểm yếu của bản thân, điểm yếu khi này không thực sự còn là điểm yếu như nó vốn có nữa.

Khi phân tích các điểm yếu, doanh nghiệp cũng nên tách thành các kiểu điểm yếu khác nhau, những điểm yếu có thể khắc phục được (ít nhất là trong phạm vi năng lực của doanh nghiệp) và những điểm yếu rất khó (hoặc không thể) khắc phục.

Thay vì phải mất quá nhiều thời gian cho những thứ rất khó hoặc không thể thay đổi, bạn nên tập trung vào những thứ có khả năng chuyển hoá nhanh hơn, và sau đó, khi mọi thứ dần ổn định hơn, bạn có thể quay lại với những thứ khó nhằn kia.

Cơ hội.

hay-bat-dau-nam-2022-voi-ma-tran-swot

Nếu điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, phần cơ hội (và cả thách thức) thường tập trung vào các tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng tích cực (hoặc tiêu cực) đến doanh nghiệp.

Nếu ngành của bạn được dự đoán là sẽ phát triển đáng kể trong vài năm tới, đó có thể được coi là một cơ hội.

Nếu hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn được coi là cần thiết hơn mức bình thường (hoặc có nhu cầu cao), thì sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người cũng có thể là một cơ hội.

Các cơ hội khác có thể xuất phát từ nội bộ.

Thách thức.

Sự khác biệt lớn nhất giữa điểm yếu và mối đe dọa hay thách thức là gì?

Trong khi điểm yếu liên quan đến cách bạn so sánh với đối thủ cạnh tranh, các thách thức đến từ các yếu tố môi trường bên ngoài có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Hãy ví dụ thế này, nếu bạn là người làm marketing cho một nhãn hàng về Bia, những quy định mới về độ tuổi hay xử phạt có thể ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán hàng của bạn.

Rõ ràng mối nguy này không đến từ việc bạn so sánh với đối thủ mà là từ yếu tố môi trường vĩ mô mà ở đây là từ phía các cơ quan làm luật.

Việc liên tục cập nhật và xác định các thách thức có thể giúp thương hiệu hạn chế các rủi ro tiềm ẩn hoặc đơn giản là chuẩn bị trước các phương án dự phòng trong trường hợp phải đối mặt với nó trong thực tế.

Những sai lầm doanh nghiệp cần tránh.

Các phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chỉ trở nên hiệu quả nếu doanh nghiệp có đủ dữ liệu để nhìn nhận và đánh giá một cách xác thực.

Khi tiến hành phân tích, doanh nghiệp nên bám sát vào các điều kiện thực tế của thị trường, khách hàng và cả những xu hướng khác thay vì chỉ là đưa ra các nhận định chủ quan từ phía cá nhân.

Trong khi các dữ liệu thị trường và xu hướng tiêu dùng của khách hàng đang ngày càng trở nên thay đổi nhanh chóng hơn, các dữ liệu doanh nghiệp mang ra phân tích nên được lấy từ khoảng 1 hoặc tối đa là 2 năm trở lại.

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn