Muốn tạo ra lead thì việc quan trọng nhất là bạn cần xuất bản nội dung chất lượng thường xuyên. Nhưng các bạn có hiểu ý nghĩa thực sự của khái niệm “thường xuyêm”?

Với một vài công ty, lịch đăng một bài mỗi tháng đã đáp ứng tiêu chuẩn đó, trong khi số khác cho rằng cần phải đăng hàng ngày, hàng tuần, hoặc một vài lần trên tuần.

Vậy đâu là tần suất phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn? Câu trả lời là…không có câu trả lời nào hết. Bởi trên thực tế, lịch đăng bài phù hợp với doanh nghiệp bạn có thể hoàn toàn không phù hợp với doanh nghiệp khác.

Việc xác định tần suất đăng hợp lý sẽ cần tới một vài yếu tố khác nhau, bao gồm những mục tiêu, nguồn lực, và kế hoạch phân phối cụ thể. Tin vui là, dù thế nào, một khi xem xét tất cả các yếu tố này, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc xây dựng chiến lược content marketing đáp ứng nhu cầu của mình.

Xác định mục tiêu cho nội dung của bạn

Hãy cố gắng cụ thể và rõ ràng. Việc tạo ra nội dung không phải là một mục tiêu, mà là cách thức để đạt được mục tiêu.

Bạn có thể quyết định xuất bản 3 bài blog hàng tuần, nhưng bạn không thực sự có một chiến lược content marketing hiệu quả nếu bạn không hiểu ý nghĩa đằng sau kế hoạch đăng bài đó.

Dù bạn đang tìm kiếm lượng traffic lớn hơn, sự tăng trưởng của social media, hay thứ hạng trên Google cho những từ khóa cụ thể hoặc lead chất lượng, bạn cần xác định rõ xem bạn muốn đạt được gì với nội dung của mình và đâu là những chỉ số đo lường độ hiệu quả của nội dung.

Chẳng hạn mục tiêu của bạn là gấp đôi lượng khách truy cập duy nhất hàng tháng (monthly unique visitors) trong vòng 3 tháng, và giả định rằng đa số lượng traffic của website đến từ 10 bài blog hiện tại.

Xác định mục tiêu cho nội dung của bạn.

Để gấp đôi traffic, bạn cần tạo ra 10 bài blog phổ biến nữa. Nhưng vì mỗi bài blog sẽ không thể chắc chắn thành công, bạn có thể phải sản xuất 15 đến 20 bài. Để dành thời gian cho việc xếp hạng những nội dung này và hoàn thành kế hoạch phân phối, bạn muốn hoàn thiện tất cả các bài trong tháng thứ nhất. Điều đó có khả thi hay không? Nếu không, hãy sửa lại thành mục tiêu có thể thực hiện được.

Xem xét nguồn lực của bạn

Thực tế bạn có thể viết được bao nhiêu bài blog? Trả lời câu hỏi đó là rất quan trọng. Bạn có thể muốn sản xuất nội dung mới hàng ngày, nhưng nếu bạn chỉ có thời gian, nguồn lực và ngân sách để tạo ra một bài mỗi tuần hoặc cách tuần, tốt hơn hết là nên tuân thủ tần suất đó.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Cần lưu ý rằng, chỉ vì hiện tại bạn đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc tạo mới nội dung, không có nghĩa là bạn phải làm theo cách đó mãi mãi. Việc sáng tạo nội dung sẽ được đền đáp theo thời gian.

Tiến hành kiểm soát nội dung (Content audit)

Bạn đã sở hữu bao nhiêu nội dung và quan trọng hơn là, chất lượng của nó như thế nào? Nếu bạn đã có một danh sách những bài blog dài với lượng traffic lớn, vậy thì có thể bạn không cần phải tạo nội dung mới hàng ngày.

HubSpot đã nghiên cứu ảnh hưởng của tất cả các bài đăng trên blog đến inbound traffic, và xác định được rằng điểm bùng phát* xảy ra trong khoảng 400 bài. Trên thực tế, những công ty đã xuất bản 401 bài blog trở lên đã nhận được lượng traffic gấp đôi so với những nơi chỉ xuất bản từ 301 đến 400 bài.

Bạn cần một khoảng thời gian để đạt được con số 401, nhưng điều đó cũng có thể không cần thiết. Brian Dean của trang Backlinko sở hữu ít hơn 75 bài blog, nhưng tất cả số bài đó đều nhận được lượng traffic rất lớn. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là anh ấy thường xuyên cập nhật nội dung bài đăng của mình với những thông tin phù hợp và mới mẻ hơn, và đó cũng là điều mà Google đánh giá cao.

Việc làm mới lại những bài đăng cũ cũng quan trọng không kém so với việc tạo ra bài đăng mới. Nếu bạn có một trang blog cũ vẫn còn thu về lead, hãy đảm bảo rằng không một đường dẫn hoặc thông tin nào là lỗi thời. Bên cạnh đó, hãy bổ sung những phần nội dung mới để giúp nó trở nên toàn diện hơn. Nếu bạn có ba nội dung ngắn có cùng chủ đề, hãy thử ghép chúng lại để tạo ra một bài viết đầy đủ và chặt chẽ hơn về chủ đề đó. Nên nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải bắt đầu từ con số 0.

Neil Patel, một cái tên khá phổ biến với gia tài blog đồ sộ của mình, cũng từng phải nhìn nhận lại việc đa số content anh ta tạo ra không giúp tăng lượng traffic, đồng thời  tiếc nuối về chuyện đã không có tầm nhìn chiến lược hơn về việc xây dựng blog trong bài viết “Less is More: Why I Wish I Never Wrote 4,784 Blog Posts”.

Tiến hành kiểm soát nội dung (Content audit)

Nếu bạn không có một content nào, hoặc nếu những gì bạn có không giúp gì cho bạn về lượng traffic, vậy thì bạn nên cần xem xét lại việc “ồ ạt” sản xuất bài cho blog cho đến khi bắt đầu nhìn thấy được những kết quả nhất định.

*Điểm bùng phát (tipping point): là điểm mà tại đó có sự thay đổi lớn tạo nên bước nhảy chuyển tiếp giữa chất và lượng.

Đọc thêm: HubSpot đã tăng 1,5 lần lượt organic traffic cho blog như thế nào?

Điều chỉnh nội dung phù hợp với độc giả và nền tảng

Nguồn traffic chính sẽ giúp bạn xác định được số lượng bài đăng và loại nội dung nào bạn nên tập trung xây dựng.

  • Social media: Nếu bạn đang phân phối bài trên social media và đó là nguồn thu traffic cũng như tạo ra lead cho bạn, nên xem xét thử nghiệm việc tạo ra những loại nội dung ngắn hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn trên những nền tảng như Facebook và Twitter (như bài dạng how-to và liệt kê). Nội dung có tính cập nhật cũng rất hữu ích, bởi bạn có thể tận dụng những hashtag và chủ đề đang thịnh hành. Nếu đi theo chiến lược này, bạn có thể sẽ cần đầu tư tạo nhiều nội dung hàng tuần để duy trì lượng tương tác.
  • Search: Nếu đa phần traffic đến từ nguồn tìm kiếm, thì những nội dung dài và chuyên sâu hơn sẽ cần được coi trọng. Trung bình, trang kết quả đầu tiên của Google chứa 1,890 từ. Những bài viết đạt được độ dài này này sẽ cần nhiều thời gian hơn để sản xuất, vậy nên bạn chỉ có thể đăng tải mỗi bài một tuần hoặc thậm chí hai bài một tuần, miễn là nội dung đó đạt chất lượng cao nhất.
  • Emails: Những người đăng ký email thường là những người tương tác nhiều nhất với nội dung của bạn, vậy nên việc kiểm tra xem nội dung nào họ đang theo dõi là vô cùng thiết yếu. Liệu đó là dạng nội dung ngắn hơn, mới mẻ hơn, hay là những dạng nội dung dài, có chiều sâu hơn? Đó là những nội dung tổng hợp hay về những chủ đề nhất định? Việc thường xuyên đo lường hiệu suất nội dung qua kênh email cũng giúp bạn nhận ra được tần suất mà độc giả mong muốn đón nhận những nội dung mới.

Tất nhiên, có nhiều cách khác để phân phối những nội dung của bạn. Nếu bạn có đủ nguồn lực để xây dựng một chiến lược content marketing giúp tiếp cận tất cả những độc giả của các kênh nói trên, vậy thì chắc chắn là bạn nên bắt tay vào thực thi nó.

Theo sát những chuyển động trong ngành

Blogging là một ngành có tính cạnh tranh cao. Nếu bạn là một digital marketing agency và bạn muốn viết về những xu hướng social media mới nhất năm nay, sẽ có hàng tá những đối thủ khác cũng đang “rục rịch” làm điều tương tự. Hoặc thậm chí họ đã cho xuất bản những bài viết đó rồi. Vậy nên, nếu muốn trở nên nổi bật, bạn cần bổ sung thêm giá trị cho bài viết, có thể là:

  • Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân
  • Phân tích về case study của khách hàng cụ thể
  • Tiến hành nghiên cứu và sử dụng dữ liệu bạn tự thu được

Trong một ngành có tính cạnh tranh, bạn có thể sẽ tạo ít nội dung hơn, nhưng cần tập trung nhiều hơn vào độ dài và độ chuyên sâu của bài viết dựa trên dữ liệu và nghiên cứu, những yếu tố sẽ giúp cho nội dung của bạn có khả năng đạt top trên trang kết quả tìm kiếm tốt hơn.

Nếu bạn làm việc trong một lĩnh vực nơi những đối thủ của bạn đang không đăng tải nhiều nội dung, vậy thì bạn đã có trong tay một cơ hội vàng để sản xuất đa dạng các loại content càng nhanh càng tốt, trước khi đối thủ đó kịp nhận ra những thứ họ phải làm.

Hãy phác thảo nội dung cho tất cả những từ khóa phù hợp. Một khi bạn đã thu được tất cả lượng traffic có thể, hãy tạm dừng việc đăng tải và bắt đầu tập trung vào chất lượng hơn số lượng.

Kiểm tra lịch đăng bài

Hãy thử đăng tải một bài blog mỗi tuần, và ba bài trong tuần kế tiếp. Nếu bạn thu được lượng traffic đáng kể, hãy tăng số bài lên thành 5. Nếu không, hãy thử giảm xuống 4. Thử nghiệm liên tục cho đến khi bạn tìm thấy một con số phù hợp nhất.

Nếu con số đó là 3 và bạn chỉ có nguồn lực đủ cho một bài mỗi tuần, vậy hãy chỉ viết một bài thôi. Sau tất cả, cần đảm bảo bài đăng đó phải nhất quán với mục tiêu và chiến lược của bạn. Theo nghiên cứu của Orbit Media, những blogger xuất bản hàng tuần hoặc nhiều hơn có cơ hội nhận được kết quả tốt hơn gần 2,5 lần so với những blogger chỉ cho ra bài hàng tháng hoặc ít hơn.

Kiểm tra lịch đăng bài

Tuy nhiên, bạn không cần phải trở thành một cái máy sản xuất blog để gặt hái thành quả. Nhiều doanh nghiệp thậm chí không có trang blog riêng, nhưng nếu có tư duy kinh doanh và xây dựng chiến lược, họ vẫn sẽ đạt được sự tăng trưởng.

Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập hoặc trang của bạn không nhận được nhiều lượng truy cập, hãy bắt đầu xây dựng dần dần hoặc tìm cách cải thiện, bởi sẽ mất một khoảng thời gian cho đến khi bạn thực sự nhận được lượng traffic tương xứng với nỗ lực đã bỏ ra.

Qua thời gian, những mục tiêu về mặt nội dung hoặc nguồn lực có sẵn của bạn sẽ thay đổi, và bạn sẽ cần bắt đầu quá trình thử nghiệm một lần nữa. Hãy thử phân tích những thành công trong quá khứ (nếu có) và dùng chúng để xây dựng lại chiến lược tương lai.

Sự thật về việc sản xuất blog thường xuyên

Đã có rất nhiều bài viết về tần suất bài đăng trên blog. Trong đó cũng có khá nhiều bài được xếp hạng tốt trên Google và được chia sẻ trên social media. Tuy nhiên, sự thật là, không có một phương pháp one-size-fits-all nào cho tất cả các phương thức tiếp cận.

Nhiều bài viết chỉ tập trung vào việc làm thế nào để tạo ra một bài đăng blog thành công, trong khi những chỉ số đo lường độ hiệu quả của bài đăng là khác nhau giữa mỗi cá nhân và từng doanh nghiệp.

Do vậy, hãy tìm ra một hướng tiếp cận phù hợp với trường hợp của bạn. Nếu bạn đã lên kế hoạch đăng bài một cách chiến lược, doanh nghiệp của bạn tất sẽ nhận lại thành quả, không phải chỉ ngay sau khi bạn ấn nút “Publish”, mà sẽ sau một khoảng thời gian hàng tháng thậm chí cho đến hàng năm.

Tạm kết

Mức độ “thường xuyên” của việc xuất bản bài mới trên blog là khác nhau giữa mỗi doanh nghiệp và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn lực và thời gian của từng doanh nghiệp đó.

Nhận thức được điều này, bạn nên xây dựng một chiến lược nội dung cụ thể trên blog,  thường xuyên kiểm tra độ hiệu quả của những bài viết này, đồng thời theo sát những chuyển động mới nhất trong ngành để có những thay đổi phù hợp và sáng tạo với nội dung của mình.

Bài viết liên quan

 

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo tommorowmarketer.org