Bật mí cách hiển thị Sitelink Website trên Google
12/04/2021 08:11 | Comments
Nếu bạn là một SEOer chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến thuật ngữ Sitelink, nhưng để hiểu rõ về Sitelink và nó có vai trò như thế nào đối với website hay người dùng đó lại là một vấn đề khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Sitelink, đồng thời chúng tôi cũng muốn chia sẻ đến bạn cách để website xuất hiện Sitelink trên công cụ tìm kiếm Google.
Nội Dung Chính
Định nghĩa Sitelink?
Sitelink hay Google Sitelink là tập hợp nhiều trang phụ xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong truy vấn tìm kiếm của bạn. Những trang web phụ này sẽ liên kết đến thành phần chính của trang web đó. Chúng được lựa chọn hoàn toàn dựa vào thuật toán của Google. Điều đặc biệt ở đây là Sitelink chỉ hiển thị cho những kết quả tìm kiếm chung nhất, thông thường là những tìm kiếm có liên quan đến thương hiệu, nhãn và mác của trang.
Sitelink có vai trò như thế nào?
Có thể nói rằng, sự xuất hiện của các Sitelink trên công cụ tìm kiếm Google đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ khách hàng truy cập vào website.
Bạn dễ dàng nhận thấy rằng Sitelink sẽ chiếm một vị trí khá lớn trên kết quả tìm kiếm, vì vậy rất dễ thu hút và hấp dẫn người xem. Không những vậy, những kết quả Sitelink hiển thị còn có thể đáp ứng đúng truy vấn của người dùng ngay lúc đó.
Ngoài ra, Sitelink không phân biệt domain và subdomain, nên người dùng có thể truy cập vào website của bạn một cách tối đa nhất có thể. Đây chính là lý do khiến nhiều người làm SEO hiện nay, hay thậm chí là các doanh nghiệp đang có website rất muốn chúng hiển thị ở tất cả các trang web của mình, kể cả đó là domain chính hay phụ.
Ưu điểm tuyệt vời mà Sitelink mang lại cho website
Ngoài việc tăng tỷ lệ nhấp từ người dùng, Google Sitelink còn đem đến cho các doanh nghiệp và những người làm SEO nhiều cơ hội khác, giúp cho thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn. Sau đây là những lý do cho thấy Sitelink vô cùng quan trọng:
Cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR)
Quá đơn giản để nhận ra được điều này, khi chúng ta biết rằng một từ khóa được xuất hiện ở 3 vị trí đầu của Google sẽ chiếm đến 58,4% tỷ lệ nhấp chuột từ người dùng (theo báo cáo số liệu từ Optify). Trong trường hợp này, khi trang web của bạn có Sitelink, thì sự hiển thị của chúng sẽ chiếm vị trí tương đương so với danh sách của 3 kết quả tìm kiếm thông thường. Đó là lý do giúp CTR của bạn tăng đáng kể.
Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm
Như đã tìm hiểu trước đó, Google Sitelink không thể hiển thị cho tất cả các trang web của bạn. Vì khi Google Sitelink hiển thị cho một thương hiệu, đồng nghĩa với việc trang web của bạn rất phổ biến, được tối ưu kỹ lưỡng và Google cho rằng chúng thực sự có giá trị đối với người dùng. Đó được gọi là sự tín nhiệm từ Google.
Còn đối với việc xây dựng lòng tin thì Google Sitelink làm rất tốt vai trò này. Bởi ngày càng nhiều khách hàng truy cập vào trang web từ những kết quả liên quan đến truy vấn của họ, và những kết quả chiếm được không gian hiển thị trên màn hình, ngay cả khi chúng hiển thị trên điện thoại.
Tăng nhận thức về sản phẩm
Thuật toán Google phát triển Sitelink dựa trên những tìm kiếm phù hợp nhất đối với người dùng, nhằm đáp ứng được nhu cầu của họ. Google Sitelink sẽ làm nổi bật các trang quan trọng trên website, điều đó thật sự tuyệt vời để họ có thể nhận thức được website của bạn đang cung cấp những gì.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Đối với một số website thương mại điện tử như hiện nay, Google Sitelink thể hiện vai trò không nhỏ trong việc giúp người dùng nhanh chóng khám phá, cũng như nhận biết được đâu là mặt hàng chủ yếu có sẵn trên cửa hàng.
Lấy ví dụ về “Uniqlo” thương hiệu thời trang nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Google Sitelink không chỉ hiển thị các sản phẩm, giá cả và bộ sưu tập áo đang thịnh hành nhất, mà còn gợi ý cho người dùng vị trí cửa hàng gần nhất. Điều này quả thực rất tiện lợi và tiết kiệm được phần lớn thời gian của khách hàng, dẫn đến khả năng mua hàng được tăng lên.
Liệt kê các liên kết chính
Khi tìm kiếm tên của một thương hiệu nào đó, Google Sitelink sẽ giúp khách hàng liệt kê các liên kết chính. Lúc này chúng đóng vai trò như một “Start here” – điểm truy cập đầu tiên, hướng người dùng khám phá những nội dung có trong trang web chính của bạn. Đa số những trang web chính đều là các trang mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tìm kiếm nội dung trên “Google Sitelink tìm kiếm”
Sitelink Searchbox chỉ xuất hiện khi website của bạn có nhiều bài viết sở hữu những nội dung mang lại giá trị cao cho người dùng. Khi ấy tính năng mạnh mẽ này sẽ được Google xác lập, bởi Google tin rằng điều này sẽ hữu ích đối với khách hàng khi họ muốn tìm kiếm điều gì đó trên đây.
Bên trên là những điểm cộng tuyệt vời mà Sitelink mang lại, qua đó bạn cũng đã biết tầm quan trọng của chúng đối với website như thế nào rồi đúng không? Vậy chúng ta nên làm gì để có thể thêm các liên kết trang web này vào website? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Để website có Google Sitelink cần làm gì?
Đối với Google Sitelink thì không có cách cụ thể nhất giúp bạn có thể kích hoạt chúng, bởi Google Sitelink là tự động và được hiển thị phụ thuộc vào thuật toán của Google. Tuy nhiên nếu muốn trang web xuất hiện Sitelink, chúng tôi khuyên bạn nên tối ưu các kỹ thuật SEO thật tốt, để tăng cơ hội nhận được Sitelink từ Google. Sau đây là những tiêu chí bạn phải đáp ứng được trước khi được Google kích hoạt Sitelink:
Tên website là duy nhất
Sitelink chỉ hiển thị đối với những truy vấn tìm kiếm thương hiệu cụ thể và đang ở TOP 1 của Google. Đó là lý do vì sao bạn nên tạo riêng cho mình một “thương hiệu khác biệt”, và cố gắng phấn đấu giữ thứ hạng #1 trên công cụ tìm kiếm của họ. Tại sao chúng tôi lại sử dụng cụm từ “thương hiệu khác biệt”?
Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng: Tại sao cái tên như “Apple” lại có thể tồn tại Sitelink mà không được hiểu như là trái táo thông thường?
Đơn giản vì đây là một cái tên quen thuộc, mà đa số truy vấn của người dùng đều hướng tới mảng công nghệ nhiều hơn là tìm một loại trái cây. Bên cạnh đó, hầu hết các công ty hiện nay đều không có ngân sách tiếp thị vượt trội như Apple để trở thành thương hiệu toàn cầu. Cho nên tốt nhất bạn cũng nên chọn cho mình một cái tên duy nhất và đừng bao giờ thay đổi nó.
SEO lên thứ hạng #1 cho thương hiệu của bạn
Như đã nói ở trên, Google Sitelink chỉ hiển thị khi từ khóa thương hiệu của bạn nằm ở vị trí đầu tiên trên Google. Đó là lý do vì sao bạn nên tối ưu toàn diện các yếu tố SEO: Onpage và Offpage.
Nếu là một thương hiệu mới thì điều này có vẻ mất khá nhiều thời gian, chưa kể những bước thực hiện quy trình SEO của bạn đã thực sự ổn định hay chưa. Chính vì thế nếu cảm thấy không chắc chắn về khâu này, bạn có thể lựa chọn dịch vụ SEO của GOBRANDING. Chúng tôi sẽ thay bạn làm điều này, tuy nhiên không ai dám chắc rằng khi nằm ở top 1 bạn sẽ có Sitelink, nhưng đạt được vị trí số 1 thì ắt hẳn cơ hội thành công của website bạn đang ở rất gần rồi đấy.
Sử dụng dữ liệu có cấu trúc
Đây là một thuật ngữ chuyên ngành về SEO, để đơn giản hóa bạn có thể hiểu chúng là những dữ liệu tồn tại trên website, được chúng ta gắn vào nhằm giúp Googlebot nhận diện và phân tích đúng hơn nội dung trang web đang nói đến chủ đề gì.
Các dữ liệu có cấu trúc như dữ liệu meta hay cấu trúc Schema, bạn có thể sử dụng một số Plugin để thêm vào. Tuy nhiên việc thêm các dữ liệu này không đảm bảo Google sẽ thêm Sitelink, nhưng nó giúp tăng cơ hội của bạn.
Cấu trúc web rõ ràng
Thiết kế cấu trúc website được rõ ràng và mạch lạc đó là công việc mà bạn phải đầu tư thực hiện. Bạn có thể làm điều này bằng cách tổ chức theo cấu trúc phân tầng cho các trang chủ chốt của mình. Nếu sử dụng nền tảng wordpress, thì bạn nên thêm thanh điều hướng Breadcrumb để để người dùng dễ điều hướng, và Google dễ thu thập thông tin.
Tạo sitemap và đăng ký Google Search Console
Có thể nói rằng trong giai đoạn làm SEO, bạn không thể quên sự có mặt của Sitemap.xml. Đây là một sơ đồ trang web giúp Bot có thể đọc và hiểu được website của bạn nhanh hơn, đồng thời rút ngắn thời gian index trang web – tức trang web của bạn sẽ có mặt sớm trên công cụ tìm kiếm Google bằng cách lập chỉ mục dựa vào công cụ Google Search Console.
Đầu tư các liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ (Internal link) là một phần vô cùng quan trọng trong SEO Onpage. Và hiển nhiên nếu muốn có những Sitelink hoàn hảo, thì việc tạo các liên kết nội bộ đến những trang hàng đầu là việc làm chắc chắn bạn phải thực hiện. Điều này đã được kiểm chứng kể từ khi Google xem các backlink như là một tiêu chí để xếp thứ hạng, giúp Google đánh giá đâu là những trang web quan trọng có trong website.
Chú ý tiêu đề trang web
Đối với SEO, tiêu đề trang là một trong những yếu tố rất quan trọng, bạn phải đảm bảo rằng chúng có liên quan đến từ khóa mà bạn muốn SEO. Điều đặc biệt ở đây là Sitelink được tạo ra từ những tiêu đề, vì thế hãy tối ưu Title một cách kỹ lưỡng. Bạn có thể sử dụng Yoast SEO điều chỉnh cẩn thận trước khi đăng nội dung mới.
Nâng cao nhận biết thương hiệu thông qua Social
Google Sitelink chỉ hiển thị khi thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến và chúng phải là duy nhất. Bạn không cần là một thương hiệu quá lớn như Apple, nhưng bạn cần phải khai báo đầy đủ các thông tin trên website để Google nhận diện tốt nhất. Một trong những cách tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả mà bạn có thể thực hiện đó là góp mặt trên Social Network.
- Hoàn chỉnh các profile đầy đủ thông tin trên nhiều trang mạng xã hội.
- Thực hiện tương tác với người dùng trên Social.
- Tham gia tương tác với những group cộng đồng lớn bằng cách chia sẻ và bình luận bài viết.
Một khi thương hiệu của bạn đã có độ uy tín và được nhiều người dùng tìm kiếm, thì đó là một chỉ số quan trọng giúp Google đưa ra quyết định có hiển thị Sitelink hay không.
Lời kết
Trên đây là 8 cách giúp bạn tăng khả năng xuất hiện Google Sitelink, chúng tôi hy vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ có được cho mình những kiến thức hữu ích để chinh phục được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm Google, cũng như phủ sóng được thương hiệu của mình đến với người dùng.
Nguồn: gobranding.com.vn
Bài viết liên quan
- Internal link là gì? 7 cách tối ưu xây dựng liên kết nội bộ cho Seo
- Backlink là gì? 11 tiêu chí đánh giá một backlink chất lượng
- Tìm hiểu về Link juice
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn