Có thể nói rằng Internal link là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Seo. Hiện nay google đánh giá rất cao vấn đề liên kết nội bộ này. Chỉ cần bạn có những cách tối ưu tốt chúng sẽ giúp website của bạn lên top một cách nhanh chóng.

Trong bài viết này mình sẽ đưa ra khái niệm cùng với hướng dẫn bạn về cách đặt link nội bộ như thế nào cho hiệu quả.

Internal link là gì?

Internal link(Liên kết nội bộ) là một liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 tên miền (Domain). Tất nhiên, điều hướng trang web, menu website (Website navigation) của bạn là một ví dụ về liên kết nội bộ. Nhưng internal link thường chỉ các liên kết trong nội dung trên các trang.

internal-link-la-gi-7-cach-toi-uu-xay-dung-lien-ket-noi-bo-cho-seo

Mô hình liên kết nội bộ – Internal Link.

External Link là gì?

Liên kết ngoài (External link hay Backlink) là liên kết từ một trang khác đến trang của bạn. Chúng rất quan trọng cho lưu lượng truy cập giới thiệu và SEO, nhưng từ các trang web khác. Bạn không thể kiểm soát chúng. Liên kết nội bộ lại khác chúng ta hoàn toàn kiểm soát được chúng.

Lợi ích của Internal Link

Liên kết nội bộ quan trọng vì ba lý do sau:

  • Chuyển giá trị PA (thẩm quyền trang) từ trang này sang trang khác (tối ưu hóa tìm kiếm – SEO)
  • Hướng dẫn khách truy cập vào các trang có giá trị cao và tăng tỷ lệ chuyển đổi (khả năng sử dụng – Usability)
  • Thúc đẩy khách truy cập hành động tích cực ( tối ưu hóa chuyển đổi – CRO: Conversion Rate Optimization)
internal-link-la-gi-7-cach-toi-uu-xay-dung-lien-ket-noi-bo-cho-seo2

Liên kết nội bộ giúp Tăng nhận thức về thông tin sản phẩm > Xem xét > Hành động

Tác dụng liên kết nội bộ (Internal Links)

  • Thiết lập cấu trúc cho website.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều.
  • Tăng chỉ số Page Author.
  • Thường làm Menu cho trang web.
  • Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
  • Tăng tốc độ index.

Liên kết nội bộ song song

Một vấn đề mà nhiều website gặp phải là họ có quá nhiều trang web quan trọng cần phải có thứ hạng tốt. Các bạn không thể đặt quá nhiều link đến các trang thư mục lên thanh điều hướng chính vì kích thước thanh này chỉ có hạn. Vì thế, đôi khi một hoặc một vài thư mục quan trọng bị “bõ rơi”, như thư mục dưới đây.

internal-link-la-gi-7-cach-toi-uu-xay-dung-lien-ket-noi-bo-cho-seo3

Một cách để giải quyết vấn đề này là đảm bảo tất cả những trang thư mục này được liên kết với nhau. Giờ đây chúng ta sẽ có sơ đồ liên kết như dưới đây. Lưu ý rằng nếu một trang thư mục được liên kết tới bởi một trang thư mục khác mà không phải trang chủ sẽ không nhận được nhiều link juice (sức mạnh của link) vì bây giờ nó ở tầng thấp hơn trong kiến trúc website. Tuy vậy, điều này vẫn còn tốt hơn nhiều so với việc trang web hoàn toàn không được link tới như hình trên.

internal-link-la-gi-7-cach-toi-uu-xay-dung-lien-ket-noi-bo-cho-seo3

Lưu ý trước khi xây dựng liên kết nội bộ

Mình có 1 vài lưu ý trước khi bạn tiến hành đọc những nội dung kế tiếp.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
  • Hình dung được cấu trúc website (các trang trên site: trang chủ, các trang danh mục category..): Hình dung trong đầu thôi là đủ. Phổ biến sẽ là trang chủ => các danh mục => các bài viết.
  • Xác định nội dung chủ đạo cho website: Thường là các nội dung sinh ra tiền hoặc nội dung kéo được 1 lượng lớn traffic. Đây là những trang bạn nên dồn link nội bộ về.
  • Theo dõi link nội bộ thông qua Search Console: Đối với website đã có lượng content nhất định sau một thời gian xây dựng. Nếu có thời gian hãy xem các dữ liệu từ Search Console để biết được kết quả xây dựng liên kết nội bộ đã làm diễn ra như thế nào.

Cách sử dụng Google Search Console mình đã có hướng dẫn chi tiết, bạn có thể xem lại để thực hành tốt hơn cho công việc xây dựng link nội bộ.

Sau đây là những kinh nghiệm về xây dựng link nội bộ mình có được trong quá trình thực hành SEO cho nhiều website và có kết quả khá tốt, hi vọng nó sẽ có ích cho bạn.

7 cách tối ưu xây dựng liên kết nội bộ cho Seo

1/ Nội dung chất lượng xoay quanh nội dung chính

Nội dung “chất lượng” & nội dung “chính” là khác nhau nhé:

  • Nội dung “chất lượng”: Là các nội dung giải quyết nhu cầu của độc giả 1 cách triệt để. Trang web của bạn càng nhiều nội dung chất lượng càng tốt.
  • Nội dung “chính”: Những nội dung sinh ra tiền hoặc có nhiều lượng tìm kiếm.
    Việc bạn xây dựng nội dung chất lượng, có liên quan tới nội dung chính có nghĩa bạn sẽ đồn sức mạnh vào nội dung chính đó.

Ví dụ bạn SEO cho trang web bán thuốc giảm cân, nội dung chính ở đây là “hướng dẫn giảm cân”. Thì ngoài nội dung cho từ khóa này, bạn cần xây dựng các bài viết khác xoay quanh nó, có thể là:

  • Hướng dẫn giảm cân bằng đậu đen
  • Thời trang quần áo cho người béo
  • Giảm cân bằng khoai lang và trứng
  • ….

Và ở những bài viết xoay quanh này, bạn hãy tìm nơi hợp lý nhất để trỏ liên kết nội bộ về bài viết “hướng dẫn giảm cân” như:

  • Ở ngay trên menu
  • Ngay đầu bài viết.
  • Trong nội dung, chỗ nào có độ liên quan mà bạn nghĩ người dùng có thể click nhiều nhất
  • Ở dưới bài viết, ngay sau khi độc giả đọc xong
  • Ở mục bài viết liên quan

Mục bài viết liên quan là cách đặt liên kết mà bạn thường thấy nhất.

Một vài lưu ý khi đổ liên kết nội kiểu này:

  • Luôn đa dạng hóa anchor text
  • Đặt link nội bộ ở vị trí càng liên quan càng tốt, để tỉ lệ click vào link càng nhiều thì xem như việc đặt link đó càng hiệu quả,
  • Footer cũng là 1 nơi có thể đặt link nội bộ những nội dung quan trọng.
  • Liên kết nội bộ cũng có thể là các banner
  • Nếu website bạn là website bán hàng, dịch vụ,…bên cạnh paid traffic hãy ưu tiên lên kế hoạch xây dựng chuyên mục blog với chiến lược phát triển nội dung cho những sản phẩm, dịch vụ liên quan.

Từ đó dẫn liên kết nội bộ về những sản phẩm best seller, trending tạo ra doanh thu nhanh chóng.

Như mình thường chia sẻ ở các nội dung về kinh doanh online, hãy trao giá trị cho khách hàng của bạn, về những chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh.

Chẳng hạn như trường hợp này, vntrip sử dụng link nội bộ dạng banner trong 1 bài viết về du lịch Đà Lạt, dẫn đến 1 trang tìm khách sạn mang lại nguồn doanh thu cho họ:

Về ngắn hạn, nó giúp tương tác & gây ấn tượng với khách hàng. Về dài hạn, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như xây cho bạn một nguồn free traffic quý giá.

2/ Đa dạng hóa Anchor Text

Anchor text là những dòng chữ chứa đường link được trỏ.

Google đánh giá cao sự tự nhiên khi bạn tối ưu bất cứ thứ gì, & Anchor Text sẽ không ngoại lệ. Bạn nên đa dạng hóa nó, không phải lúc nào anchor text cũng là từ khóa cần SEO.

Nhưng anchor text phải liên quan tới nội dung của trang cần trỏ link, nhiều khi nó chỉ cần là đường link trần, hoặc bằng hình ảnh.

Ví dụ bạn đang SEO từ khóa “visa định cư Úc”, bạn có thể đa dạng hóa anchor text như sau, anchor text mình sẽ đặt trong dấu […]

  • Bạn có thể xem những thủ tục xin VISA định cư Úc [tại đây]
  • Đọc thêm bài viết: [Kinh nghiệm xin VISA định cư Úc]
  • Bạn có thể hiểu thêm về VISA định cư úc qua bài viết này: [link trần]
  • Banner hình ảnh

3/ Trỏ link nội bộ mang thông tin hữu ích

Đối với 1 trang blog, thì nên có 1 vài điểm đặt link nội bộ mà bạn nghĩ “người dùng có khả năng click vào thông tin này”.

Link này có thể dẫn đến 1 trang khác trong website của bạn mà có cung cấp thông tin hướng dẫn về vấn đề liên quan đang nói tới, hoặc giải thích nhiều hơn về vấn đề đang được đề cập, hoặc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ tương ứng. Đặc biệt là những ngách có kiến thức chuyên ngành cao, khi người dùng đang đọc bài của bạn, chưa hiểu về câu hoặc từ ngữ chuyên ngành đó, bạn có thể dẫn nguồn sang 1 bài viết khác chuyên sâu hơn.

internal-link-la-gi-7-cach-toi-uu-xay-dung-lien-ket-noi-bo-cho-seo5

Bạn có thể dẫn nguồn sang 1 bài viết khác chuyên sâu hơn.

Việc người dùng click qua trang này trang khác bên trong trang web bạn nhiều cũng là tín hiệu mà Google ghi nhận và mang về kết quả SEO tốt. Nó giúp Google hiểu rằng, thông tin trên web bạn hữu ích nên điều hướng được traffic đi từ page này sang page khác, người dùng không chỉ đọc 1 bài mà nhiều bài nữa.

4/ Xây dựng menu trên đầu website

Hệ thống menu cơ bản cũng là các link nội bộ vì mỗi mục của Menu đều trỏ về các mục chính trong website của bạn hoặc về 1 trang có nội dung quan trọng, nổi bật trong website.

Bạn có thể thấy mình đặt menu rất có hệ thống:

internal-link-la-gi-7-cach-toi-uu-xay-dung-lien-ket-noi-bo-cho-seo6

Đặt Menu trên đầu trang web sẽ làm nổi bật các chủ đề chính của website.

Việc đặt Menu trên đầu trang web sẽ làm nổi bật các chủ đề chính của website, giúp Google hiểu được và đánh giá cao nội dung chính đó, ngoài ra còn là mục mà người dùng sẽ click vào thường xuyên khi họ quan tâm, đặc biệt là lượng độc giả trung thành.

5/ Xây dựng link nội bộ ở dưới chân website.

Backlink ở dưới chân backlink không được đánh giá cao bằng ở trên đầu, nhưng không vì thế mà bạn không tận dụng, hãy để link nội bộ anchor text đến 1 số trang có nội dung nổi bật trên website của bạn. Khi người dùng đọc xong hết 1 bài nào đó thì khả năng cao họ sẽ kéo xuống dưới chân xem còn gì không và có khả năng sẽ click vào 1 số thông tin quan trọng bạn đã gắn link ở đó.

6/ Sử dụng với số lượng hợp lý

Xây dựng liêt kết nội bộ là tốt không có nghĩa là ở một trang bạn chèn kín và đầy rẫy những đường link. Google đã khuyến cáo rằng: “Hãy luôn giữ link ở trong 1 trang có số lượng hợp lý” nhưng không ai biết chính xác số lượng hợp lý này là bao nhiêu.

Cái mức hợp lý này thì do tùy người, mình thì đi khoảng 2-4 liên kết nội bộ cho nội dung khoảng 1000 từ (không tính link ở menu cũng như footer, chỉ tính trong nội dung chính).

Sự hợp lý này tùy theo bạn sử dụng tuy nhiên đừng quá nhiều và không quá ít, cốt lõi là những link đó có tỉ lệ click vào càng nhiều càng tốt.

7/ Cho hiển thị thanh điều hướng (breadcrumb)

Thanh điều hướng (Breadcrumb) là thanh cho phép người dùng biết thư mục mẹ của bài viết họ đang đọc và có khả năng họ sẽ nhấn vào để tìm các bài viết cùng chuyên mục, như bạn thấy thì nó cũng vốn dĩ là liêt kết nội bộ vì nó trỏ đến thư mục trong cùng trang web. Vì vậy mình khuyến nghị bạn KHÔNG NÊN ẩn nó đi.

Lời kết

Việc tạo link nội bộ là không quá khó khăn, mỗi khi bạn viết bài mới thì nên có thói quen đi link nội bộ ở đoạn mà bạn cảm thấy cần thêm link để mang lại giá trị cho người dùng, hoặc thêm những đoạn đại loại như “tìm hiểu thêm về ABC” “xem thêm về XYZ tại đây”,…tất cả những việc bạn làm đều giúp cho việc xây dựng trang web vững chắc hơn về SEO, nếu bạn không làm, đối thủ của bạn sẽ vượt mặt.

Trên đây là những kinh nghiệm của mình về việc xây dựng backlink nội bộ cho website, hi vọng sẽ giúp bạn 1 số vấn đề cơ bản.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketingsses

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vns