6 điều cần chú ý khi xây dựng chiến dịch truyền thông mạng xã hội năm 2021
02/05/2021 08:39 | Comments
Xây dựng chiến dịch truyền thông mạng xã hội chưa bao giờ là dễ dàng. Những chuyên gia marketing trên trang Sproutsocial đã chia sẻ những điều không nên làm trên mạng xã hội dựa trên những gì đã xảy ra vào năm 2020. Vậy khi xây dựng chiến dịch truyền thông mạng xã hội năm 2021 cần chú ý những gì? Đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Thứ 1: Đừng quên chất lượng hơn số lượng
Với các thuật toán xã hội tiếp tục phát triển theo thời gian, việc xuất bản một lượng lớn content có thể không cần thiết. Các thuật toán xã hội ưu tiên mức độ liên quan hơn số lượng. Do đó public nhiều bài đăng hơn không đồng nghĩa với việc thu về nhiều tương tác hơn.
Việc xuất bản ồ ạt một lượng lớn nội dung có thể phản tác dụng theo nhiều cách. Quá nhiều bài đăng khiến content của bạn có khả năng bị liệt vào nhóm spam. Tìm ra những gì khán giả thực sự muốn nghe từ thương hiệu – đó là điều sẽ thúc đẩy sự tương tác xã hội lâu dài.
Đừng bỏ qua điều này: Christina Olivarez, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của The Social Butterfly Gal, khuyến nghị các thương hiệu nên áp dụng phương pháp lắng nghe để tạo nội dung. Với các công cụ như social listening, các nhà tiếp thị có thể hiểu rõ hơn những gì khán giả của họ quan tâm và phát triển nội dung xã hội đáp ứng trực tiếp kỳ vọng của người tiêu dùng.
Khi bắt đầu đại dịch, thành phố San Antonio đã chuyển sang truyền thông trên mạng xã hội để xác định chủ đề nào được khán giả quan tâm nhất. Kết quả là một chiến dịch xã hội khuyến khích cư dân chia sẻ lý do tại sao họ nên đeo khẩu trang đã thu hút phần lớn sự quan tâm của mọi người.
Thứ 2: Tiktok – đánh thức thương hiệu
Năm 2020 là thời đại hoàng kim của Tiktok. Từ các trào lưu trượt ván, #bindinglights… Tiktok là nơi khởi nguồn của mọi xu hướng và trở nên viral trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, các thương hiệu vẫn còn khá “chậm chạp” khi khai thác Tiktok. Đó là một sai lầm mà Bre Schneider, Giám đốc Truyền thông Xã hội tại US HealthConnect Inc., hy vọng các thương hiệu sẽ sớm giải quyết.
‘Tôi đã nói chuyện rất nhiều với các nhà tiếp thị digital về thương hiệu và chiến lược truyền thông trên Tiktok. Đây là một nền tảng mới nổi, hầu hết các nhà tiếp thị đều ngại khi bắt đầu. Họ cho rằng khán giả của họ không có ở đây hoặc Tiktok không phù hợp với thương hiệu của họ.
Nhưng với hơn 700 triệu người dùng đang hoạt động trên toàn thế giới, tôi khẳng định rất có thể khán giả của bạn đang sử dụng TikTok và mong thương hiệu bạn tiếp cận với họ thông qua nền tảng giải trí này”.
Đừng bỏ qua điều này: Nếu thương hiệu của bạn chưa sẵn sàng bắt đầu sáng tạo nội dung cho TikTok, điều đó không có nghĩa là bạn được quyền bỏ qua nền tảng này.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chuyên gia Schneider khuyên bạn nên sử dụng TikTok để theo dõi các xu hướng văn hóa mới, các trào lưu mới để lấy cảm hứng cho các ý tưởng xây dựng MXH trên các kênh khác. Các clip có thể được sử dụng lại thành video trên Instagram và các xu hướng có thể được sửa đổi để phù hợp với các mạng xã hội khác. Bạn có thể không tạo cho TikTok, nhưng bạn vẫn có thể coi TikTok là nguồn cảm hứng xây dựng chiến lược nội dung truyền thông trên mạng xã hội.
Thứ 3: Đừng ngại bảo vệ lập trường
Năm ngoái, các thương hiệu bị thúc ép phải lên tiếng về các vấn đề xã hội và chính trị. Có đến hơn 70% người tiêu dùng cho rằng đây là điều quan trọng để thương hiệu tạo chỗ đứng trên thị trường. Olivia Jepson, Chuyên gia truyền thông xã hội tại Sprout Social, tin rằng trong năm tới áp lực đối với các thương hiệu sẽ tăng lên rất nhiều bởi người tiêu dùng muốn thương hiệu chia sẻ các giá trị phù hợp với lợi ích của họ.
Jepson nói: “2021 sẽ là năm để các thương hiệu đã lên tiếng trước đó tuân theo các cam kết và minh bạch với khán giả về những hành động họ đang thực hiện. Và đối với những thương hiệu chưa có tiếng nói, hãy xem xét ưu và nhược điểm của việc làm này. Giữ im lặng có thể khiến thương hiệu đi chậm hơn một nhịp, nhưng điều quan trọng không kém là bạn cần giữ lập trường, biết thời điểm nào nên tham gia vào các vấn đề xã hội, chính trị”.
Đừng bỏ qua điều này:: Nếu không thể thuyết phục CEO tham gia, hãy show cho họ thấy dữ liệu từ các cuộc khảo sát với khách hàng. Ví dụ: dữ liệu cho thấy 40% người tiêu dùng muốn các thương hiệu cộng tác với các tổ chức phi lợi nhuận và 27% muốn các CEO công bố lời tuyên bố của riêng họ.
Ví dụ, thương hiệu Ben & Jerry’s thường xuyên đăng bài về các chủ đề như cải cách nhà tù và chấm dứt hệ thống bảo lãnh tiền mặt, trong khi H-E-B chia sẻ lập trường của họ về việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống sau cái chết của viên cảnh sát da màu George Floyd.
Thứ 4: Không gộp nội dung và báo cáo chiến dịch lại với nhau
Theo dõi tổng hợp hiệu suất content có vẻ là bước giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng trên thực tế nó sẽ khiến báo cáo của bạn trở nên phức tạp hơn mức cần thiết. Mặc dù xem bảng tổng quan đánh giá hiệu quả các nội dung bạn đang chạy rất hữu ích nhưng nếu xem xét kỹ một số chi tiết hơn sẽ giúp bạn điều chỉnh và nâng cao chiến lược xã hội của mình.
Chuyên gia Schneider cho biết, với một báo cáo chung, bạn có thể dễ bỏ qua các chi tiết cụ thể – mắt xích giúp đưa chiến lược nội dung xã hội từ trạng thái tốt đến hoàn hảo.
Đừng bỏ qua điều này: Tổ chức và gắn thẻ nội dung của bạn theo chiến dịch để hiểu cách mỗi chiến dịch hoạt động riêng lẻ.
Ví dụ: nếu bạn đang quản lý một brand ecommerce, bạn nên tạo một thẻ tags dành riêng cho dịch vụ khách hàng để theo dõi và xác định khi nào nên cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Nếu bạn đang quảng cáo một sự kiện, hãy tạo thẻ bắt đầu bằng # cho sự kiện mà bạn có thể theo dõi bằng các công cụ social listening và chia sẻ lại các chỉ số như số lượt reach và mức độ tương tác.
Thứ 5: Đừng giữ data cho riêng mình
Trên thực tế, mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc cộng tác với mạng xã hội và sử dụng dữ liệu tập hợp được từ nền tảng này. Có khá nhiều insight người tiêu dùng mang lại giá trị nằm trong dữ liệu mạng xã hội mà các nhóm sales, sản phẩm, v.v. có thể tận dụng để cải thiện các lĩnh vực của riêng họ.
Chuyên gia marketing Jepson cũng khuyên bạn nên chia sẻ dữ liệu từ mạng xã hội để các bộ phần khác có thể support, đầu tư vào điểm mạnh của chiến lược.
Đừng bỏ qua điều này: Bạn có thể thu hẹp khoảng cách bằng cách chủ động chia sẻ các báo cáo xã hội với các bộ phận liên quan để họ hiểu hơn về dự án cũng như chứng minh sức mạnh của mạng xã hội.
Tại Sprout, nhóm chuyên gia mạng xã hội đã tham gia một buổi listening roadshow để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về các bộ phận như quảng cáo, bán hàng và sản phẩm. Những thông tin thu thập được từ insight, pain point của khách hàng sẽ được làm rõ khi các nhóm chủ động chia sẻ data với những người khác.
Thứ 6: Đừng quên ưu tiên service lên hàng đầu
Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu và củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng cách đầu tư nhiều hơn vào chiến lược chăm sóc các service dành riêng cho khách. Khi kháchcó câu hỏi, lời phàn nàn hoặc lời khen ngợi, nơi đầu tiên họ sẽ tìm đến là mạng xã hội. Lúc này thương hiệu của bạn cần sẵn sàng phản hồi họ bằng thông tin hữu ích.
Một kế hoạch hỗ trợ khách hàng mạnh mẽ, hoàn chỉnh với các câu trả lời hoặc các phản hồi được chuẩn bị sẵn là một phần tạo nên trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Hãy nhớ rằng khách hàng đang theo dõi cách bạn tương tác với họ trên mạng xã hội và câu trả lời của bạn sẽ quyết định loại trải nghiệm bạn đang cung cấp cho khách hàng là gì.
Đừng bỏ qua điều này: Ngoài việc theo dõi các chỉ số tương tác, hãy đảm bảo rằng bạn đang theo dõi các chỉ số khác như tỷ lệ phản hồi và cảm xúc để đánh giá mức độ hiệu quả của dịch vụ chăm sóc khách hàng. Dữ liệu cho thấy 40% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu phản hồi trong vòng một giờ sau khi họ tương tác trên mạng xã hội.
Kết luận
Mặc dù không thể chắc chắn những điều sẽ xảy ra trong tương lai tới, nhưng năm 2020 đã dạy chúng ta những gì không nên và nên làm trên mạng xã hội. Từ việc giữ vững lập trường về các vấn đề xã hội hoặc chính trị đến đầu tư vào video dạng ngắn trên nền tảng Tiktok, năm mới mang đến cơ hội thử cùng những thử thách mới giúp bạn cải thiện chiến lược social media thành công hơn nữa.
Nguồn: marketingai.admicro.vn
Bài viết liên quan
- Social Commerce 2021: Thương mại điện tử được đẩy mạnh qua mạng xã hội
- 4 công cụ phân tích mạng xã hội của đối thủ hoàn toàn miễn phí
- Những phương pháp sáng tạo cho quảng cáo số trên Social Media
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn