Xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu với 8 cách hiệu quả
26/01/2023 06:55 | Comments
Với 8 cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch nhất quán, hiệu quả, dài hạn mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Cùng xem nhé.
Nội Dung Chính
- 1 Chiến lược 1: Hiểu được giá trị của thương hiệu
- 2 Chiến lược 2: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
- 3 Chiến lược 3: Hãy thật độc đáo và khác biệt
- 4 Chiến lược 4: Áp dụng màu sắc phù hợp
- 5 Chiến lược 5: Thực hiện các chiến lược giúp nhận diện thương hiệu
- 6 Chiến lược 6: Đưa ra hướng dẫn sử dụng đầy đủ chi tiết
- 7 Chiến lược 7: Cập nhật thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu
- 8 Chiến lược 8: Chuẩn bị một kế hoạch cho tương lai
Chiến lược 1: Hiểu được giá trị của thương hiệu
Mỗi thương hiệu đều có giá trị riêng của họ và việc nhận ra sức mạnh thương hiệu sẽ giúp bạn hiểu được thương hiệu mình có gì, cần gì. Hãy nhìn vào những thương hiệu có giá trị lớn và được người tiêu dùng toàn cầu nhận thức như trái táo khuyết của Apple.
Công ty xây dựng chiến lược phải tính đến hình ảnh thương hiệu nhất quán với chủ trương, mục tiêu, sản phẩm, cá tính riêng biệt của công ty. Bộ phận Marketing cũng phải đảm bảo rằng tiến hành tiếp thị trên các kênh truyền thông, hiện vật,….
Doanh nghiệp cần hiểu được giá trị thương hiệu, phát triển sức mạnh thương hiệu và sử dụng giá trị thương hiệu như một động lực để tăng lợi nhuận bởi vì nó:
- Thể hiện sự chuyên nghiệp, nghiêm túc của thương hiệu, nâng giá trị công ty.
- Thể hiện sự nhất quán, đồng bộ về mặt lý tính và cảm tính cho khách hàng.
- Tạo cảm giác tin cậy, hài lòng cho khách hàng/đối tác.
- Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, tìm mua sản phẩm nhanh chóng.
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Giúp đào tạo nội bộ, tạo niềm tự hào cho nhân viên, thúc đẩy sức mạnh truyền thông nội bộ.
Chiến lược 2: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là những “dấu vết” hiện hữu ở mọi nơi doanh nghiệp có thể chạm đến khách hàng, vì vậy nó thể hiện mạnh mẽ tại mặt hình ảnh. Hệ thống nhận diện thương hiệu ở đây bao gồm:
- Tên gọi
- Logo
- Màu sắc chủ đạo
- Hình ảnh đồ họa
- Tài liệu giới thiệu, tài liệu bán hàng, tài liệu đào tạo, hợp đồng, hóa đơn,…
- Danh thiếp
- Đồ dùng văn phòng (mẫu thư, giấy viết, sổ tay, bút, cốc,…)
- Chữ ký email
- Hình ảnh trên các tài khoản mạng xã hội.
Chiến lược 3: Hãy thật độc đáo và khác biệt
Hệ thống nhận diện thương hiệu là thứ “đập vào mắt” khách hàng đầu tiên để họ nhận ra bạn. Không một doanh nghiệp nào lại làm mình trở nên quá giống đối thủ, nhạt nhòa và dễ nhầm lẫn. Như đã nói ở trên, hễ nhắc đến trái táo khuyết người tiêu dùng chắc chắn nhớ tới sản phẩm công nghệ của Apple.
Tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu độc đáo vừa thể hiện nét độc đáo của thương hiệu, vừa tăng khả năng cạnh tranh. Một hệ thống nhận diện độc đáo là duy nhất, hấp dẫn mà không đánh mất tính thống nhất hay hình ảnh, quy tắc chung từ xã hội.
Chiến lược 4: Áp dụng màu sắc phù hợp
Màu sắc cũng có tiếng nói riêng của chúng, vì vậy nó giúp các thương hiệu truyền tải thông điệp mà không cần dùng ngôn từ. Bộ não của con người luôn phản hồi lại màu sắc và có đến 42% biển quảng cáo màu sắc được người tiêu dùng đọc hơn.
Một số màu sắc phổ biến thường được sử dụng như:
- Màu đỏ: Có đến 30% thương hiệu sử dụng màu đỏ để thể hiện sự nhiệt huyết, áp đảo (Coca Cola, Virgin,..)
- Màu xanh lá: Là màu đại diện cho môi trường, sự phát triển (ví dụ: Starbuck,…)
- Màu xanh dương: Đại diện cho sự tin cậy, hòa bình, kết nối được nhiều mạng xã hội sử dụng như Facebook, Twitter, Wework,…
- Màu vàng: Màu của sự sung túc, đủ đầy, vui vẻ thường được sử dụng cho các thương hiệu đồ ăn, sản phẩm gia đình ( MCDonalds, IKEA,…)
Chiến lược 5: Thực hiện các chiến lược giúp nhận diện thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu cần mất thời gian dài, xuyên suốt sự phát triển của công ty và có các giai đoạn cụ thể.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Một số cách thức để tạo ấn tượng sâu đậm về thương hiệu cho khách hàng dài lâu, có chiến lược như:
- Sử dụng các kênh truyền thông online như: mạng xã hội, trang tin điện tử, báo điện tử, quảng cáo số,…
- Tiến hành các chiến dịch marketing nhằm tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng.
- Đầu tư cho SEO nhằm tối ưu khả năng tìm kiếm trên thanh tìm kiếm.
- Tổ chức một chương trình giới thiệu nhằm khuyến khích tham gia, chia sẻ lợi nhuận (Referral).
- Tổ chức các sự kiện, chương trình viral nhằm phủ sóng thương hiệu trên các kênh tiếp cận.
Chiến lược 6: Đưa ra hướng dẫn sử dụng đầy đủ chi tiết
Hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu là hết sức quan trọng, nhằm định hướng cho nhân viên cách sử dụng, khai thác đúng nhất sản phẩm nhận diện.
Hướng dẫn này giúp:
- Đội ngũ bán hàng hiểu được giá trị thương hiệu, tự tin giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm và chất lượng, uy tín công ty.
- Bộ phận marketing hiểu về công ty, sản phẩm để thiết kế các ấn phẩm tiếp thị, content cho phù hợp.
- Các phòng ban khác trong công ty hiểu được cốt lõi và tinh thần của công ty.
- Các đối tác, cộng tác viên kinh doanh có thể hiểu được thương hiệu, phong cách thương hiệu và triển khai các hoạt động chia sẻ đem lại doanh thu.
Chiến lược 7: Cập nhật thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu phải được xây dựng nhất quán và thể hiện trên mọi điểm chạm của khách hàng. Một công ty có logo trên website và tài khoản Facebook khác nhau chắc chắn sẽ khiến khách hàng bị nhầm lẫn, thậm chí đánh giá kém về thương hiệu.
Không chỉ dừng ở logo, mọi màu sắc, phong cách thiết kế, cách trình bày sản phẩm cũng phải thể hiện được rõ bản sắc riêng của thương hiệu. Các bộ tài liệu marketing đồng nhất, thường xuyên được kiểm tra về chính tả và hình ảnh thiết kế.
Theo thời gian, nhiều doanh nghiệp có thể thay đổi bộ nhận diện thương hiệu tùy theo định hướng và nghiên cứu từ xu thế thị trường. Tất cả các cập nhật này phải được thông báo chính thức cho khách hàng trên mọi phương diện truyền thông, thay đổi trên tất cả những nơi khách hàng có sự tiếp xúc.
Chiến lược 8: Chuẩn bị một kế hoạch cho tương lai
Hiếm có một thương hiệu lớn nào mà không tiến hành thay đổi bộ nhận diện thương hiệu trong quá trình phát triển dài lâu. Dựa trên những cốt lõi của thương hiệu, cần đặt ra những hạn định hoặc kế hoạch chuẩn bị để đón chào một bộ nhận diện mới mẻ, hợp xu thế hơn.
Với các tài liệu thiết kế cần được cập nhập hàng quý/hàng năm tùy vào sự thay đổi của công ty hoặc sản phẩm. Các tài liệu cũng có thể giữ nguyên nội dung và điều chỉnh mặt hình ảnh để đem lại sự mới mẻ, hiện đại.
Trên các tài khoản mạng xã hội có thể thay đổi các thiết kế mới dựa trên bộ nhận diện gốc. Thường dựa vào các sự kiện xã hội, lễ tết, sự kiện của công ty,…. Thường xuyên rà soát, đánh giá việc cập nhật đồng bộ nhận diện thương hiệu trên mọi hạng mục.
Mỗi thương hiệu đều có cá tính riêng và mong muốn truyền tải những gì tốt nhất của mình đến người tiêu dùng. Chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu không chỉ dừng ở việc thiết kế bộ nhận diện mà còn nằm ở việc sử dụng ra sao, tạo độ phụ trên các kênh tiếp cận khách hàng thế nào.
Theo Bizfly
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.