Vai trò các thành phần và khái niệm hệ sinh thái Chatbot
04/04/2023 06:32 | Comments
Chatbot thì rất quen thuộc với người làm marketing, tuy nhiên khái niệm hệ sinh thái Chatbot thì chưa hẳn ai cũng rõ. Chúng ta cùng tìm hiểu nó và vai trò các thành phần trong hệ sinh thái chatbot qua bài viết này nhé.
Chatbot hiện nay đã và đang được sử dụng với rất nhiều mục đích bán hàng và chăm sóc khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi Chatbot được tạo thành từ những thành phần như thế nào? Khi nhìn một cách tổng thể, bạn sẽ thấy rõ được chatbot được tạo nên từ 5 thành phần khác nhau và được liên kết lại một cách chặt chẽ.
Nội Dung Chính
Chatbot và các góc nhìn khác nhau
Góc nhìn từ phía nhà thiết kế chatbot
Bạn có thể dễ dàng trở thành một nhà thiết kế chatbot bằng cách truy cập vào những webiste tạo chatbot miễn phí và làm theo những gì được chỉ dẫn. Và nếu bạn tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ thấy được chatbot ngoài 3 thành phần khi nhìn từ phía người dùng thì còn một thành phần nữa đó chính là các công cụ, ngôn ngữ lập trình giúp cho bạn có thể dễ dàng nâng cấp chatbot và thêm những tính năng mới,…
Đa số những lập trình viên hay những nhà nghiên cứu về chatbot đều công nhận rằng chatbot được tạo thành từ 5 thành phần chính, đó là: Trí thông minh nhân tại (AI); nền tảng điện toán đám mây (Cloud Platform) nơi lưu trữ các AI; các công cụ hỗ trợ và ngôn ngữ để lập trình chatbot; công cụ trình diễn, thiết kế và quản lý chatbot và những người sử dụng chatbot.
Góc nhìn từ phía người dùng
Nhìn từ phía người dùng, chatbot chỉ là một ứng dụng trả lời tin nhắn tự động. Và nếu có chút kiến thức hoặc thường xuyên cập nhập những kiến thức về công nghệ, chắc hẳn cũng sẽ đoán được chatbot gồm trí thông minh nhân tạo (AI), công cụ thiết kế, trình diễn và quản lý chatbot mà ta vẫn lầm tưởng đó là nền tảng chatbot và người sử dụng chatbot.
Vai trò của các thành phần trong Chatbots
Trí thông minh nhân tạo (AI)
Artificial Intelligence (AI) hay còn được gọi là trí thông minh nhân tạo là một công nghệ xử lý những vấn đề mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho máy tính có thể có được những trí tuệ của con người như: Biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết những vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…
AI được xem là bộ não của Chatbots. Với một Chatbots AI được cài đặt có thể giúp thay thế hàng nghìn nhân sự trong lĩnh vực bán hàng online và chăm sóc khách hàng. Bằng quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, Chatbots có thể trò chuyện với con người dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên, trả lời theo tình huống, … đem lại sự hài lòng và thân thiện với người dùng cuối.
Nền tảng điện toán đám mây (Cloud Platform)
Hiện nay, có 4 nền tảng điện toán đám mây phổ biến nhất trong lĩnh vực chatbots và Trí tuệ nhân tạo. Đó là Google Cloud Platform, Messenger Platform, Microsoft Azure Learning,… Đây vừa là nơi lưu trữ, vừa là nơi phát triển của các hệ thống AI.
Với lượng dữ liệu khổng lồ từ các Cloud Platform và hệ thống phần cứng vật lý mạnh mẽ cho phép các AI học hỏi liên tục, đây có thể coi là phần “cơ thể vật lý” của chatbots và các AI – trí thông minh nhân tạo.
Các công cụ, ngôn ngữ lập trình chatbot
Các nền tảng như WIT.AI hay API.AI hỗ trợ xây dựng bởi nhiều ngôn ngữ lập trình: Android, iOS, Cordova, HTML, JavaScript, Node.js, .NET, Unity, Xamarin, C + +, Python, Ruby, PHP, Epson Moverio, Botkit và Java.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Với hàng triệu lập trình viên trên toàn thế giới ngày đêm phát triển, cộng đồng hỗ trợ đông đảo sẽ giúp Chatbots và AI tiến những bước dài và chắc chắn trong cuộc cách mạng công nghiệp toàn cầu.
Google, Facebook, Amazones và rất nhiều công ty cung cấp nền tảng điện toán đám mây cho phép bạn sử dụng các AI và Cloud Platform của họ miễn phí để xây dựng hệ thống Chatbots và phát triển hệ thống AI (trí thông minh nhân tạo).
Các lập trình viên xây dựng nên các bots và các công cụ hỗ trợ thiết kế, quản lý chatbots dựa trên các công cụ này. Có thể nói, đây mới chính là nền tảng thực sự tạo nên các chatbots mà bạn thường thấy.
Công cụ trình diễn, thiết kế và quản lý chatbot
Đây là các website cho phép bạn tạo và thiết kế chatbots miễn phí. Chúng giúp bạn có thể dễ dàng tạo ra một chatbot cho ứng dụng nhắn tin mà bạn đang sử dụng để tìm kiếm và tương tác với khách hàng. Có hàng trăm nghìn chatbots được tạo ra bởi những công cụ này và có hàng trăm triệu người chat với những con bot hàng ngày.
Thiết kế kịch bản chatbots không yêu cầu bạn có kỹ năng và kiến thức như một lập trình viên. Vì vậy ai cũng có thể trở thành một nhà thiết kế chatbots. Tuy nhiên, bạn sẽ cần có khả năng dự đoán, phân tích và đưa ra những quy tắc, luật lệ cho bots để chúng tương tác với người dùng cuối như ý.
Những công cụ này có rất nhiều ưu điểm nổi bật, tính năng tuyệt vời giúp bạn trở thành một nhà thiết kế chatbot mà không cần biết đến lập trình hay phải viết một dòng code nào.
Người dùng cuối
Là những người trực tiếp tương tác với chatbot, cũng là những khách hàng và người cung cấp lượng dữ liệu khổng lồ cho các AI không ngừng học hỏi. Các bots cũng chính là những “người” phục vụ tận tụy, miệt mài nhằm giải đáp những câu hỏi, đáp ứng những yêu cầu của người dùng.
Với lượng người dùng khổng lồ, chiếm hơn ⅓ dân số toàn cầu của các mạng xã hội hiện nay, mạng xã hội sẽ là cầu nối đưa doanh nghiệp đến tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng. Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 hiện tại, khi các mạng xã hội thay thế dần những công cụ tìm kiếm và quảng cáo truyền thống.
Sự tương tác trên các mạng xã hội được đánh giá cao hơn hẳn và mang lại nhiều tiềm năng phát triển, doanh thu và lợi nhuận cũng nhiều hơn cho các doanh nghiệp nếu biết tận dụng đúng cách.
Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp chăm sóc khách hàng chủ động
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
Nguồn tham khảo: Bizfly