Tìm hiểu về chiến lược cạnh tranh trong marketing
17/08/2021 20:16 | Comments
Nếu không có chiến lược cạnh tranh trong marketing đúng đắn thì doanh nghiệp khó mà tồn tại trong môi trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về chiến lược cạnh tranh trong marketing qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) có thể hiểu như một bản kế hoạch vạch ra để hành động dài hạn cho một công ty nhằm việc giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh sau khi đã trải qua một đợt phân tích đối thủ, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của nó và so sánh chúng với nhau.
Chiến lược này có thể kết hợp với các hành động để doanh nghiệp có thể chịu được áp lực cạnh tranh của thị trường, thu hút khách hàng và hỗ trợ việc củng cố vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp trong thị trường.
Các lực trong chiến lược cạnh tranh marketing
Sức mạnh của 5 lực cạnh tranh này sẽ quyết định lợi nhuận tiềm năng của các công ty trong ngành.
1. Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường: Những doanh nghiệp mới gia nhập một ngành sẽ mang theo những nguồn lực mới, tạo áp lực cạnh tranh, và thường làm giảm lợi nhuận ngành.
Mối nguy cơ có đối thủ gia nhập mới trong một ngành phụ thuộc vào hàng rào chống gia nhập, cùng với những phản ứng chống gia nhập – có thể dự đoán được – từ những công ty hiện hữu.
2. Có 6 hàng rào chống gia nhập chính: Lợi thế nhờ quy mô kinh tế, những sự khác biệt về sản phẩm, yêu cầu về vốn, chi phí chuyển đổi của khách hàng, sự tiếp cận các kênh phân phối.
Nếu hàng rào chống gia nhập lớn, và các công ty trong ngành phản ứng mạnh mẽ, nguy cơ có đối thủ gia nhập ngành sẽ thấp.
3. Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành: Cạnh tranh trong ngành xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành hoặc cảm thấy áp lực, đe dọa từ các đối thủ khác, hoặc nhìn thấy cơ hội để cải tiến vị trí của mình.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Những hình thức cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành như: giảm giá, chiến tranh về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, tăng quyền lợi cho khách hàng.
4. Cường độ cạnh tranh trong một ngành là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: Quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay tình trạng cân bằng nhau, tăng trưởng trong ngành chậm, chi phí cố định của sản phẩm cao, thiếu sự khác biệt về sản phẩm, sự chuyển đổi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào giá và dịch vụ, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, quyền lợi chiến lược dành cho những người đứng đầu, hàng rào ngăn cản rút lui cao.
5. Nguy cơ đến từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế: Tất cả các công ty trong một ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với tất cả những công ty trong các ngành sản xuất những sản phẩm thay thế.
Chiến lược cạnh tranh với đối thủ
Các chiến lược cạnh tranh chính đó là: chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng và khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược phản ứng nhanh …
Chiến lược cạnh tranh về giá
- Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất.
- Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí
- Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm
- Không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm mới
- Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm “khách hàng trung bình”.
- Khả năng cạnh tranh
- Khả năng thương lượng với nhà cung cấp mạnh
- Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế
- Tạo rào cản thâm nhập thị trường
- Công nghệ để đạt mức chi phí thấp à tốn kém, rủi ro
- Dễ dàng bị bắt chước
- Có thể không chú ý đến thị hiếu và nhu cầu của khách hàng
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
- Mục tiêu của các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể.
- Cho phép công ty định giá ở mức cao
- Tập trung vào việc khác biệt hóa
- Chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau
- Vấn đề chi phí không quan trọng
- Trung thành với nhãn hiệu của khách hàng (brand loyalty)
- Khả năng thương lượng với nhà cung cấp là mạnh
- Khả năng thương lượng đối với khách hàng cũng mạnh
- Tạo rào cản thâm nhập thị trường
- Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế
- Khả năng duy trì tính khác biệt, độc đáo của sản phẩm
- Khả năng bắt chước của các đối thủ cạnh tranh
- Dễ dàng mất đi sự trung thành đối với nhãn hiệu
- Độc đáo so với mong muốn của khách hàng
Nhu cầu tiêu dùng và khác biệt hóa sản phẩm
- Khác biệt hóa ở một chừng mực nào đó để nhu cầu đạt được ở mức tối thiểu cần có.
- Khác biệt hóa sản phẩm ở mức cao hơn đối thủ để tạo sự sắc bén
- Khác biệt hóa sản phẩm bằng sự độc đáo trong sản phẩm mà không có đối thủ cạnh tranh nào làm được.
- Khác biệt hóa sản phẩm bằng sự đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ sở thích hay thị hiếu khác nhau của khách hàng.
- Khác biệt hóa sản phẩm dựa vào khả năng nổi bật của công ty mà đối thủ cạnh tranh không thể sánh bằng.
Chiến lược tập trung
- Chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm.
- Đặc điểm:
- Có thể theo chiến lược chi phí thấp
- Có thể theo chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
- Tập trung phục vụ phân khúc mục tiêu
- Ưu điểm:
- Khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đặc biệt mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể làm được.
- Hiểu rõ phân khúc mà mình phục vụ.
- Rủi ro:
- Trong quan hệ với nhà cung cấp công ty không có ưu thế.
- Chi phí sản xuất cao
- Thay đổi công nghệ hoặc thị hiếu khách hàng thay đổi.
- Chiến lược phản ứng nhanh
- Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp đi từ chiến lược chi phí thấp, rồi chuyển sang chiến lược khác biệt hóa, và sau đó là biết cách kết hợp hai chiến lược trên. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặt thời gian. Điều này thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
- Phát triển sản phẩm mới
- Cá nhân hóa các sản phẩm
- Hoàn thiện các sản phẩm hiện hữu
- Phân phối các sản phẩm theo đơn đặt hàng
- Điều chỉnh các hoạt động marketing
- Quan tâm tới những yêu cầu của khách hàng
Theo wikimarketing.vn
Bài viết liên quan:
- Chiến lược marketing khiến Spotify vượt mặt Apple Music
- 5 con đường chiến lược marketing đã thay đổi vĩnh viễn
- 3 dấu hiệu khiến bạn cần xem lại chiến lược marketing
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn