Tất cả kiến thức về truyền thông bạn nên biết
24/08/2020 10:04 | Comments
Doanh nghiệp muốn phát triển cần có những hoạt động truyền thông mạnh mẽ. Việc này giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và truyền tải thông tin hữu ích, giúp khách hàng so sánh và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ dễ dàng để thoả mãn nhu cầu.
1. Định nghĩa – khái niệm
Truyền thông là một hoạt động mà doanh nghiệp truyền tải thông tin đến khách hàng nhằm cung cấp thông tin hữu ích, giúp khách hàng so sánh và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ dễ dàng để thoả mãn nhu cầu. Ngoài ra, thông tin được truyền tải có thể thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí của khách hàng.
2. Mục đích của truyền thông
Bản chất của truyền thông là đưa ra thông tin hữu ích để thuyết phục khách hàng tin vào sản phẩm – dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp, giúp họ thỏa mãn nhu cầu tốt hơn bất kỳ đối thủ nào trên thị trường. Cụ thể, truyền thông sẽ thuyết phục khách hàng về việc:
- Cần nhận ra vấn đề mà khách hàng đang nguy cơ phải đối mặt.
- Doanh nghiệp có sản phẩm – dịch vụ đủ khả năng giải quyết vấn đề đó.
- Mức giá của sản phẩm – dịch vụ tương xứng với những lợi ích mà KH nhận được
- Luôn có địa điểm thuận lợi để khách hàng mua và trải nghiệm một cách tối ưu, dễ dàng và nhanh chóng
- Thương hiệu mà khách hàng gắn bó là lựa chọn đúng đắn nhất để đáp ứng nhu cầu một cách lâu dài
3. Lợi ích của truyền thông
- Truyền thông giúp doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, lựa chọn truyền tải thông tin chính xác đến đúng khách hàng mục tiêu để đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
- Truyền thông giúp doanh nghiệp kiểm soát sự kỳ vọng của khách hàng, giúp họ cảm thấy thỏa mãn với những điều doanh nghiệp đã hứa.
- Hoạt động truyền thông làm giảm những thông tin gây nhiễu bên ngoài, hạn chế những thông tin tác động tiêu cực, làm sai lệch nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.
- Truyền thông giúp doanh nghiệp cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ cạnh tranh dựa trên nguồn lực phù hợp của doanh nghiệp.
3. Đối tượng mục tiêu của truyền thông
Đối tượng mục tiêu của truyền thông là khách hàng mục tiêu và những nhóm ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu. Trong đó:
Khách hàng mục tiêu: Là người trực tiếp trả tiền cho tiền nằm trong phân khúc mà doanh nghiệp đã chọn.
Nhóm ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu: Là những người mà khách hàng mục tiêu thường xuyên tương tác. Gồm:
- Gia đình: bố mẹ, ông bà, anh chị…
- Người thân: bạn bè, vợ chồng, người yêu
- Xã hội: đồng nghiệp, đồng môn, nhóm cùng sở thích (bóng đá, ca hát,v.v)
- Người nổi tiếng: thần tượng, cầu thủ, diễn viên,v.v…
Việc truyền thông tác động đến 2 đối tượng chính này sẽ đảo bảo việc truyền tải thông tin của DN đến nhiều khách hàng hơn, giúp khách hàng có thêm nhiều nguồn thông tin để thỏa mãn nhu cầu khi lựa chọn sản phẩm – dịch vụ.
4. Chiến thuật truyền thông
Để có thể truyền tải thông tin đến khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ, doanh nghiệp sẽ đóng gói thông tin dưới 3 dạng chính: hình ảnh, chữ viết, video thành các vật phẩm truyền thông rồi sau đó đưa các vật phẩm này lên các kênh truyền thông phổ biến như Tivi, báo – tạp chí (online và offline), website, các trang MXH hay tổ chức sự kiện bên ngoài.
Tùy vào mục đích cụ thể mà các thông tin này sẽ được thể hiện dưới dạng hình thức và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại hoạt động truyền thông của doanh nghiệp sẽ xoay quanh 5 chiến thuật cơ bản:
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
- Quảng Cáo
- PR
- Xúc Tiến Bán (Khuyến Mại – Khuyến Mãi)
- Tiếp Thị Trực Tiếp
- Bán Hàng Cá Nhân
Nếu làm đủ 5 chiến thuật này sẽ đảm bảo các thông tin mà DN đưa ra không chỉ đa dạng nội dung, hình thức mà còn thể hiện rất nhiều góc nhìn đa dạng giúp tăng khả năng tiếp nhận thông tin của khách hàng, từ đó tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ.
5. Mục tiêu của truyền thông
Đứng dưới góc nhìn của doanh nghiệp, truyền thông là hoạt động giúp DN truyền tải thông tin để bán hàng và bán lại nhiều lần thông qua việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vậy nên các mục tiêu truyền thông cũng sẽ dựa trên hành vi mua hàng cơ bản của khách hàng.
Khi mua bất kỳ sản phẩm nào đó, hầu hết khách hàng phải tiếp xúc với các thông tin về sản phẩm – dịch vụ, rồi tương tác qua lại để giải đáp những thắc mắc xung quanh. Sau đó mới quyết định thanh toán mua hàng. Nếu sản phẩm – dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu, họ sẽ gắn bó và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Từ đây, khi triển khai hoạt động truyền thông, doanh nghiệp sẽ đặt ra 4 mục tiêu truyền thông để từng bước truyền tải thông tin giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu:
- T1 : Mục tiêu tiếp cận (Số lượng người tiếp cận trong một khoảng thời gian truyền thông)
- T2 : Mục tiêu tương tác (Số lượng người phản hồi, để lại thông tin trong 1 khoảng thời gian truyền thông)
- T3 : Mục tiêu thanh toán (Số lượng đơn hàng được khách hàng mua trong 1 khoảng thời gian truyền thông)
- T4 : Mục tiêu trung thành (Số lượng khách hàng cũ mua lại và mua thêm trong 1 khoảng thời gian truyền thông)
6. Các giai đoạn của truyền thông
Để thuyết phục khách hàng tin rằng không chỉ sản phẩm – dịch vụ của doah nghiệp giúp họ thỏa mãn nhu cầu mà sản phẩm – dịch vụ đó còn tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là cả một quá trình dài. Do vậy, hoạt động truyền thông được triển khai liên tục và phân chia làm các giai đoạn rõ ràng tương ứng với 3 giai đoạn trong nhận thức của khách hàng về DN:
Giai đoạn nhận thức: Hướng tới khách hàng mục tiêu chưa biết đến DN. Mục đích để người dùng mới nhận ra vấn đề mình gặp phải và thấy được sản phẩm -dịch vụ của doanh nghiêp có khả năng giải quyết vấn đề đó.
Giai đoạn bán hàng: Hướng tới khách hàng mục tiêu đã biết nhưng chưa mua hàng. Mục đích để đối tượng đã biết đến sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp nhận thấy sự cấp bách hoặc lợi ích to lớn để mua hàng ngay.
Giai đoạn trung thành: Hướng tới khách hàng đã mua hàng. Mục đích để khách hàng cũ yên tâm, hài long về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Bởi 3 giai đoạn truyền thông hướng tới 3 mục đích khác nhau nên tương ứng với từng giai đoạn, doanh nghiệp sẽ đặt ra các mục tiêu truyền thông khác nhau và lựa chọn các chiến thuật phù hợp để đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, được thể hiện dưới bảng sau:
Giai Đoạn Truyền Thông | Mục Tiêu Truyền Thông | Chiến Thuật Truyền Thông |
Giai đoạn Nhận Thức | Tiếp cận, Tương tác | Quảng cáo, PR |
Giai đoạn Bán Hàng | Thanh Toán | Quảng cáo, Direct, Khuyến Mại, BHCN |
Giai đoạn Trung Thành | Trung Thành | Direct, Khuyến Mại, BHCN |
7. Đo lường hiệu quả truyền thông
Để biết được trong từng giai đoạn, các chiến thuật truyền thông đem lại hiệu quả, hoàn thành mục tiêu đến đâu, doanh nghiệp cần dựa vào 4 chỉ số đo lường.
- H1 = (T2/T1)x100%: Là tỉ lệ chuyển đổi từ tiếp cận qua tương tác, nó nói lên hiệu quả của nội dung truyền thông – thông tin hữu ích
- H2 = (T3/T2)x100%: Là tỉ lệ chuyển đổi từ tương tác qua mua hàng, nó nói lên hiệu quả của việc bán hàng và hỗ trợ bán hàng.
- H3 = (T4/T3)x100%: Là tỉ lệ chuyển đổi từ mua hàng qua mua hàng nhiều lần, nó nói lên hiệu quả của chất lượng sản phẩm dịch vụ và hệ thống chăm sóc khách hàng.
- H4 = (T3/T1)x100%: Là tỉ lệ chuyển đổi từ tiếp cận ban đầu qua mua hàng, nó nói lên hiệu quả của việc chọn đúng phân khúc và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Tùy thuộc vào từng chiến thuật truyền thông, từng hình thức vật phẩm trên các kênh khác nhau mà 4 chỉ số này sẽ có những cách đo lường khác nhau. Điều quan trọng là doanh nghiệp lôn phải bảo đảm đo lường được đầy đủ 4 chỉ số để có một cái nhìn toàn diện khi đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Các chỉ số này thể hiện tỉ lệ chuyển đổi của từng mục tiêu. Và đây là điều tiên quyết để biết rằng khi truyền thông doanh nghiệp gặp vấn đề ở đâu và có điều chỉnh kịp thời.
Bài viết liên quan
- Content Marketing tạo nên sự thành công của chiến dịch truyền thông
- Hoạt động truyền thông giúp thương hiệu giáo dục đại học được nâng cao
- Hiểu được môi trường số doanh nghiệp sẽ xử lý tốt khủng hoảng truyền thông
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn
Theo marsal