Làm mọi việc đều cần chuẩn bị kế hoạch kỹ càng và hoạt động kinh doanh càng quan trọng hơn. Vậy làm sao lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả? Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp của bạn cách lập kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Để hoạch định và phát triển doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp và tối ưu nhất, chắc chắn mỗi doanh nghiệp phải xây dựng và lập riêng cho mình một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược đề ra. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh.

Thu hút nhà đầu tư

Các nhà đầu tư sẽ không bao giờ bỏ vốn cho một doanh nghiệp không có định hướng hay kế hoạch phát triển lâu dài. Chính vì vậy, bạn cần phải thiết lập kế hoạch kinh doanh bền vững.

Một bản kinh doanh thu hút được vốn đầu tư bao gồm các yếu tố như: báo cáo tài chính, dự báo và giải thích về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Là nền tảng phát triển doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đã lập kế hoạch kinh doanh và có nền móng vững chắc, việc còn lại là chỉ cần thực hiện các bước trong kế hoạch đó. Cho dù các bước đi trong kế hoạch có gặp khó khăn hoặc thậm chí là sai, thì bản kế hoạch đó cũng cho doanh nghiệp của bạn một bài học kinh nghiệm sau này.

Giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược tốt hơn

Bản kế hoạch kinh doanh là thước đo đánh giá các quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, bạn sẽ biết được bước nào hiệu quả, bước nào gặp nhiều khó khăn để có thể đề ra các giải pháp cụ thể, đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện và thu hút vốn đầu tư, dưới đây là 7 bước cơ bản giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả.

Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Đây là bước đầu tiên trong việc thiết lập kế hoạch kinh doanh. Một ý tưởng kinh doanh độc đáo sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp có thêm nhiều hướng đi trong bản kế hoạch.

Xây dựng ý tưởng kinh doanh.

Hãy chắc chắn rằng, ý tưởng này phải có khả năng thực hiện và là ý tưởng kinh doanh không đụng hàng với đối thủ trên thị trường, bởi nó sẽ “kìm hãm” độ thành công của doanh nghiệp.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Bước 2: Xác định mục tiêu

Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà con người luôn hướng đến. Và kinh doanh cũng vậy, trước khi doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh, nhất thiết phải đề ra cho mình một mục tiêu kinh doanh. Hãy đặt câu hỏi cho mình sẽ đạt được gì, thực hiện trong bao lâu,… Mục tiêu đúng đắn và rõ ràng sẽ là động lực thúc đẩy bạn cố gắng thực hiện hơn.

Bước 3: Nghiên cứu thị trường

Công việc tiếp theo trong việc lập kế hoạch kinh doanh là doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường bài bản và chi tiết. Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu hơn về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy, trước khi lên cho mình một chiến lược kinh doanh, hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc.

Bước 4: Xây dựng SWOT

Xây dựng biểu đồ SWOT là liệt kê ra ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó nhìn ra được những cơ hội và thách thức của mình khi lập kế hoạch kinh doanh. Mô hình này cực kỳ quan trọng, vì người đứng đầu doanh nghiệp cần phải xác định xem các mục mục tiêu đề ra có khả thi hay không.

Xây dựng ma trận SWOT khi lập kế hoạch kinh doanh.

Nếu không thì cần phải thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.

Bước 5: Thiết lập mô hình kinh doanh

Sau khi có ý tưởng và xác định được biểu đồ SWOT, thì bạn cần thiết lập được mô hình kinh doanh. Ở bước tiếp theo khi lập kế hoạch kinh doanh này, doanh nghiệp cần tìm thêm cho mình những người có cùng chí hướng để kế hoạch kinh doanh của mình được triển khai hiệu quả.

Mô hình kinh doanh được phân chia cụ thể, có hệ thống cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên sẽ giúp doanh nghiệp vừa gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí cũng như phát triển toàn diện hơn.

Bước 6: Xây dựng chiến lược Marketing

Để khả năng tiêu thụ sản phẩm được hiệu quả và thu về lợi nhuận cao, khi lập kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược marketing. Chiến lược này bao gồm: truyền thông, quảng cáo, quảng bá thương hiệu,… được thực hiện lâu dài và linh hoạt để có thể tiếp cận và mở rộng tối đa thị trường cũng như nguồn khách hàng tiềm năng.

Bước 7: Lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính

Khi kinh doanh càng lớn và quản lý tài chính phù hợp, việc tuyển thêm nhân sự đối với một doanh nghiệp là điều hiển nhiên. Đây là bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh mà mọi người cần lưu ý.

Lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính .

Để bước lập kế hoạch kinh doanh này trở nên đơn giản và dễ dàng, doanh nghiệp cần lên kế hoạch đào tạo một hệ thống có chuyên môn cao giúp đảm nhiệm, hướng dẫn và phát triển các kỹ năng cần thiết cho nhân viên.

Bước 8: Triển khai kế hoạch

Ở bước cuối này doanh nghiệp chỉ việc triển khai kế hoạch. Hãy đảm bảo rằng, bảy bước trước đó phải được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu có thay đổi, thì phải phù hợp với tình hình và điều kiện tại thời điểm đó để bản kế hoạch không bị bỏ dở giữa chừng.

Ngoài việc nắm rõ được các bước lập kế hoạch kinh doanh nói trên, bản kế hoạch cần được trình bày một cách logic, ngắn gọn nhưng đủ ý và dễ hiểu, tránh cho người đọc cảm thấy khó hiểu khi phải đọc bản kế hoạch quá dài và không có trọng tâm. Ngôn từ cần phù hợp với trình độ hiểu biết của người tiếp nhận.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp thu hút khách hàng liên tục hiệu quả

Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng-cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm.

Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…

Triển khai hoạt động Inbound Marketing giúp doanh nghiệp thu hút, thấu hiểu, đáp ứng và giữ chân khách hàng bền vững.

Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0  – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

Nguồn tham khảo: Bizfly