Pagespeed Insights là gì và thông số cần biết
20/05/2023 10:08 | Comments
Pagespeed Insights là một trong những công cụ được phát triển nhằm mục đích đánh giá, đo lường hiệu suất và tốc độ website được Google giới thiệu vào năm 2010. Tìm hiểu ngay tính năng, cách sử dụng nó hiệu quả nhé.
Pagespeed Insights là một công cụ được phát triển bởi Google với mục đích nhằm tối ưu hóa được hiệu suất của một website. Nhờ công cụ này mà website doanh nghiệp sẽ được tối ưu hiệu suất làm việc tốt hơn để trở thành một địa chỉ web chất lượng và thu hút nhiều người truy cập.
Nội Dung Chính
- 1 Google Pagespeed Insights là gì?
- 2 Tiêu chuẩn đánh giá website của Google Pagespeed Insights
- 3 Những tính năng chính trong Pagespeed Insights
- 4 Cách tính điểm website của Pagespeed Insights
- 5 Tối ưu hóa website theo Pagespeed Insights như thế nào?
- 6 Cần bao nhiêu điểm cho website trên Pagespeed Insights?
- 7 PageSpeed Insights có ảnh hưởng tới SEO không?
- 8 Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp thu hút 10.000++ khách hàng mỗi tháng bền vững
Google Pagespeed Insights là gì?
Pagespeed Insights là một trong những công cụ được phát triển nhằm mục đích đánh giá, đo lường hiệu suất và tốc độ website được Google giới thiệu vào năm 2010. Nói một cách khác, công cụ này là một bộ tiêu chuẩn đánh giá độ thân thiện của website trên mọi thiết bị từ máy tính, điện thoại nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Đặc biệt việc đánh giá này còn giúp bạn biết được website đã được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên google hay chưa, để từ đó đạt thứ hạng cao trên Top Google.
Google Pagespeed Insights được rất nhiều chuyên gia hàng đầu về website đánh giá tốt với mục đích tối ưu hiệu suất. Công cụ này có vai trò khá quan trọng trong việc tối ưu hóa web nên bất kỳ người dùng web nào cũng nên trải nghiệm. Nó có khả năng đánh giá chất lượng của hầu hết mọi website , dựa trên những tiêu chuẩn được thiết lập bởi Google.
Đội ngũ của Google nổi tiếng trong việc dẫn đầu về sở hữu nhiều công cụ phát triển web, dữ liệu máy tính giúp tăng hiệu suất làm việc dành cho mọi đối tượng người dùng khác nhau. Từ các marketer, developer và cả những người quản trị vận hàng website đều có thể sử dụng.
Đặc biệt, đối với những lập trình viên thì việc phát triển hay thiết kế website không thể thiếu phần mềm Google Pagespeed Insights này được. Nó giúp cho việc tối ưu website được hoàn thiện hơn.
Tiêu chuẩn đánh giá website của Google Pagespeed Insights
Để đánh giá một website đã được tối ưu hay chưa, Pagespeed Insights sẽ dựa trên các tiêu chuẩn được phát triển bởi đội ngũ Google. Dựa vào các tiêu chuẩn đó, công cụ này sẽ căn cứ vào để đánh giá website của bạn một cách khách quan và chính xác nhất.
Những tiêu chuẩn đánh giá website của Google Pagespeed Insights bao gồm:
- Tối ưu tốc độ tải trang web
- Hạn chế sử dụng redirect ở trang đích
- Mở rộng chức năng nén dữ liệu cache ở trình duyệt
- Thời gian phản hồi từ server phải diễn ra nhanh chóng
- Sử dụng các thuộc tính không đồng bộ
- Tắt chế độ chặn CSS và Javascript trước khi tải trang
- Nội dung trong website cần phải được thiết lập rõ ràng và cụ thể
- Hình ảnh trên website cần phải được nén dung lượng
- Các tài nguyên CSS và Javascript cần phải được giải nén.
Những tính năng chính trong Pagespeed Insights
Người dùng sẽ sử dụng Pagespeed Insights thông qua các tính năng, từ đó công cụ sẽ đưa ra thông tin các phần và chỉ số khác nhau trên trang web đấy. Các tính năng chính trong công cụ này bao gồm:
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
- Pagespeed Insights – Speed score: Đây là tính năng đánh giá tốc độ website dựa trên thống kê của Lighthouse lab.
- Pagespeed Insights – Field data: Tính năng này giúp thu thập thông tin từ những người trải nghiệm thực tế trên Chrome trong vòng 30 ngày. Field data bao gồm hai phần là First Contentful Paint và First Input Delay.
- Pagespeed Insights – Lab data: Lab data thể hiện số liệu phân tích từ lighthouse khi website chạy trên các thiết bị di động và mạng 3G.
- Pagespeed Insights – Diagnostics: Diagnostics là tính năng đưa ra các đề xuất mà bạn nên bổ sung cho website.
- Pagespeed Insights – Passed audits: Tại Passed audits, công cụ này sẽ đưa cho người dùng một bảng tổng hợp các hiệu năng mà web đã đạt được.
Tóm lại, sẽ có 3 thứ mà người dùng cần chú ý khi sử dụng công cụ Pagespeed Insights đó là:
- Speed Score: Thang điểm 100 – từ thang điểm này, người dùng có thể thấy được website của mình đang hoạt động ra sao và làm thế nào để đạt được số điểm tối đa.
- Color scheme: Các dấu tích màu xanh, vàng, đỏ thể hiện cho người dùng nhận biết được các vấn đề nào cần ưu tiên.
- Recommendation: Những phản hồi trực tiếp được đưa ra để cải thiện website đạt hiệu suất tối đa.
Cách tính điểm website của Pagespeed Insights
Công cụ Pagespeed Insights hoạt động và đưa ra kết quả là dựa trên việc tích hợp với Lighthouse API. Điểm số về tốc độ tải web sẽ dựa vào Lab data và phân tích của Lighthouse.
Lưu ý, Lighthouse chỉ mô phỏng khả năng tải trang khi môi trường đã chuẩn bị sẵn: mobile networks và mig-tier device ( các thiết bị trung cấp).
Lighthouse sẽ đưa ra thang điểm từ 0 đến 100 để thể hiện hiệu suất của website. Điểm 0 tức là website mắc rất nhiều lỗi. Mức điểm 50 là những website có chất lượng khá tốt. Điểm 100 là mức điểm thể hiện một website chất lượng mà người dùng nào cũng mong muốn đạt được.
Mục Performance của Lighthouse có 6 chỉ số, các chỉ số này đều sẽ ảnh hướng đến điểm số trong Pagespeed Insights. Các chỉ số đó bao gồm: First Contentful Paint, First Meaningful Paint, Speed Index, First CPU Idle, Time to Interactive và Estimated Input Latency.
Mỗi loại đều có đính kèm số điểm và màu sắc cụ thể như 0 đến 49 (chỉ số thấp) có màu đỏ báo hiệu cần phải chỉnh sửa thay đổi; 50 đến 89 (chỉ số trung bình) mang màu cam báo hiệu cần bổ sung cải tiến; 90 đến 100 (chỉ số cao) mang màu xanh báo hiệu mục đó website đã đạt.
Tối ưu hóa website theo Pagespeed Insights như thế nào?
Google Pagespeed Insight là công cụ mang đến lợi ích không nhỏ cho nhà quản trị website khi có thể nắm rõ được tình trạng mà trang web của mình đang thể hiện.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để có thể tối ưu hóa website của mình để đạt điểm tối đa mà công cụ Pagespeed Insight đưa ra? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:
Tối ưu tài nguyên trên website
Khi kích thước và dung lượng của các tài nguyên trên website quá nặng và thừa dung lượng, Pagespeed Insights sẽ thông báo để người dùng thao tác tối ưu những tài nguyên này lại. Điều này thực hiện thông qua việc loại bỏ những comment trong code, đồng thời xóa bỏ các đoạn code không cần thiết.
Sau đó, tên các hàm và biến cần phải đặt lại ngắn hơn để hạn chế tốn tài nguyên. Cuối cùng là xóa bỏ các dòng trắng bỏ trống để tiết kiệm không gian web.
Giảm thời gian phản hồi của server chính
Nếu như máy chủ phản hồi nhanh hơn 200 mb/s, công cụ Pagespeed Insights sẽ thông báo cho người dùng. Lúc này, người dùng cần sử dụng các server chất lượng hơn, cả về phần cứng lẫn kết nối internet để giảm thời gian phản hồi của server chính.
Tối ưu kích thước hình ảnh
Tối ưu hóa kích thước hình ảnh là một trong những thao tác giúp website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, cũng như dễ tiếp cận với khách hàng. Nó sẽ hỗ trợ người dùng thông báo những hình ảnh trên website chưa đạt yêu cầu.
Đồng thời cũng sẽ yêu cầu người dùng phải tối ưu hình ảnh đó để giảm bớt dung lượng. Lưu ý rằng, giảm kích thước hình ảnh chứ không nên gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Gia tăng bộ nhớ và lưu cache trên trình duyệt web
Để tối ưu hóa website với công cụ Pagespeed Insights, người dùng cần phải tiến hành nâng cao bộ nhớ cache và lưu trên trình duyệt web khi các tài nguyên được chỉ định cache trong một khoảng thời gian ngắn.
Tối ưu Javascript trong website
Với mục đích tối ưu Javascript trên website, công cụ sẽ kích hoạt dựa trên việc render một trang được xây dựng bởi DOM tree thông qua việc phân tích dữ liệu HTML. Việc này thực hiện khi HTML không gọi Javascript trong phần đầu tiên của trang xuất hiện trên màn hình.
Cần bao nhiêu điểm cho website trên Pagespeed Insights?
Sau khi tìm hiểu về Pagespeed Insights và các tính năng của công cụ này, chắc chắn ai cũng muốn đạt được mức điểm tối đa 100/100 để website của mình được đánh giá tốt nhất trên Google.
Nhưng thực tế bạn không nên để tâm quá nhiều và chạy điên cuồng theo những điểm số trên công cụ. Bởi công cụ này chủ yếu sẽ cảnh báo cho bạn những khu vực trên web đang có vấn đề và cần được khắc phục.
Theo chúng tôi, bạn nên dùng sản phẩm này như một công cụ để tham khảo là chính, không nên bắt buộc phải đạt thang điểm 100.
PageSpeed Insights có ảnh hưởng tới SEO không?
PageSpeed Insights là một công cụ phân tích website vô cùng hữu ích. Thực tế, nó không hề ảnh hưởng đến SEO cũng như thứ hạng website trên Google. Tuy nhiên, điểm số trên đây và thứ hạng trên SERP có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Bởi những kết quả thu được từ công cụ này là những số liệu được phân tích rất cụ thể. Do đó, điểm số càng cao tương đương với chất lượng web càng tốt.
Nói chung, một website chất lượng sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm của người dùng.Tóm lại, Pagespeed Insights là một công cụ hữu hiệu mà bạn nên trải nghiệm ngay để biết được tình trạng hiệu suất website của mình, từ đó có những giải pháp cải thiện để tối ưu hóa website.
Công cụ này sẽ giúp ích được rất nhiều trong quá trình phát triển web của bạn nếu như bạn biết sử dụng nó một cách hợp lý. Chúc bạn luôn thành công!
Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp thu hút 10.000++ khách hàng mỗi tháng bền vững
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
Nguồn tham khảo: Bizfly