SEO đang phát triển với tốc độ chóng mặt và có những thay đổi liên tục. Những nguyên tắc cơ bản nhất của SEO vẫn là tạo ra nội dung chất lượng, tối ưu hóa từ khóa và xây dựng liên kết chất lượng. Tuy nhiên, có những yếu tố mới và thay đổi mà bạn cần lưu ý.

Kể từ khi Generative A.I gia nhập sân chơi Marketing, các kỹ thuật SEO đã liên tục thay đổi để ứng phó với những nội dung được tạo ra bởi Trí tuệ nhân tạo. Vậy xu hướng SEO cho năm 2024 là gì và nên áp dụng những kỹ thuật này như thế nào? Hãy cùng nghiên cứu những xu hướng nổi bật cho năm sau cũng như những bước quan trọng cần lưu ý để cải thiện SEO hiệu quả.

SEO Trend #1: SGE

SGE (Search Generative Experience – Trải nghiệm tìm kiếm sáng tạo) là công cụ thử nghiệm của Google nhằm cung cấp câu trả lời do A.I tạo ra. Google công bố phiên bản thử nghiệm của SGE vào tháng 5 năm 2023, và khả năng cao là công cụ này sẽ sớm được phát hành trong năm 2024.

Phần kết quả tìm kiếm SGE được gọi là A.I Snapshots. Trong đó, công cụ A.I tổng hợp thông tin từ các trang web mở để trả lời câu hỏi của người dùng. Bên phải câu trả lời sẽ là link dẫn từ 3 trang web uy tín. Nếu người dùng tìm mua một sản phẩm cụ thể, ví dụ như laptop, A.I cũng sẽ cung cấp một số gợi ý về các dòng máy phù hợp với nhu cầu của họ kèm với lời giới thiệu để tiện so sánh. Sau khi kéo hết phần trả lời của SGE, người dùng sẽ tìm thấy danh sách những kết quả truyền thống.

Đáng nói, bố cục cho phần thí nghiệm SGE (hay A.I Snapshots) được Google tinh chỉnh liên tục để đưa ra câu trả lời ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn. Có thể thấy Google sẽ không chịu rớt lại đằng sau trong cuộc đua công nghệ, và SGE là bức chân dung tương lai của công cụ tìm kiếm.

A.I Snapshot sẽ xuất hiện ở phần đầu của trang tìm kiếm.

Khi A.I Snapshots được phổ biến rộng rãi, khả năng hiển thị tự nhiên của website sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? 

Website sẽ nhận được ít lượng truy cập hơn do kết quả tìm kiếm sẽ bị đẩy xuống trang, nhường chỗ cho SGE.

Hành trình tìm kiếm của người dùng sẽ trở nên năng động hơn và khó đoán hơn: Câu trả lời đầu tiên sẽ được tổng hợp bởi A.I, và sẽ khác nhau đối với từng đối tượng, do đó marketer không thể biết được người dùng đã thấy gì trước khi truy cập trang của họ.

Nên ứng phó với SGE như thế nào?

A.I Snapshot đang được Google tinh chỉnh liên tục và khả năng cao là sẽ còn tiếp tục thay đổi nhiều lần nữa. Nhưng hiện tại, công cụ này vẫn cung cấp link điều hướng trong phần trả lời của mình, tạo cơ hội để các nhà phát triển kiếm thêm lượt truy cập.

Ông Michael King – nhà sáng lập iPullRank, đã nghiên cứu kỹ lưỡng về cách hoạt động của A.I Snapshot và tìm thấy mối tương quan trực tiếp giữa việc được trích dẫn trong các câu trả lời của A.I và thứ hạng tự nhiên của trang web. Theo đó, thứ hạng tự nhiên (organic rankings) của trang web vẫn rất quan trọng vì SGE vẫn sử dụng những dữ liệu có sẵn của Google, bao gồm Google IndexGoogle Knowledge Graph.

Google Index: Hệ thống chỉ mục được Google dùng để phân loại và sắp xếp website theo một trật tự và quy luật nhất định, có thể dùng để đánh giá thứ hạng trang web và trả kết quả tìm kiếm cho người dùng.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Google Knowledge Graph: Một cơ sở dữ liệu được Google thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng để nâng cao chất lượng kết quả của công cụ tìm kiếm.

Theo nghiên cứu của Michael King, thứ hạng tự nhiên cao sẽ được hiển thị nhiều hơn trên A.I Snapshot (Nguồn: searchengineland.com).

Như vậy, về cơ bản, các chiến thuật tối ưu hóa website sẽ không thay đổi nhiều:

  • Tạo nội dung bổ ích, giải quyết tất cả các vấn đề mà đối tượng mục tiêu có thể gặp phải trong hành trình mua hàng của họ
  • Tối ưu hóa các trang mua hàng và danh mục sản phẩm theo nhu cầu của người dùng
  • Cấu trúc lại trang web để làm những trang đáp ứng nhu cầu của khách nổi lên đầu mục tìm kiếm
  • Dẫn link về trang web muốn tối ưu hóa

Việc tạo liên kết từ bên ngoài dẫn về website giúp tăng độ nhận diện và cải thiện chỉ số trên Knowledge Graph, giúp trang web trở nên uy tín hơn đối với Googlebot. Trang web sẽ dần có thêm tính liên quan và được công nhận thông qua việc được đồng trích dẫn bên cạnh những trang web và tổ chức có uy tín. Phương pháp này giúp trang web được xuất hiện trong Knowledge Graph, từ đó tăng khả năng được các công cụ tìm kiếm đẩy lên trên.

SEO Trend #2: Chiến lược ưu tiên người dùng

Bản “Cập nhật nội dung hữu ích” (Helpful content updates) mới nhất của Google đã được công bố vào tháng 9 năm nay, khiến toàn bộ cộng đồng SEO phải đặt câu hỏi: “Chính xác thì nội dung không hữu ích là gì?”

Theo những gợi ý úp mở của Google, nội dung hữu ích là nội dung được tạo ra cho con người. Nội dung không hữu ích là nội dung được tạo cho các công cụ tìm kiếm. Và khái niệm này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc sáng tạo nội dung tối ưu hóa SEO: Thay vì cố gắng tối ưu từ khóa tìm kiếm, ta phải tối ưu hành trình người dùng.

Google đã không còn tối ưu hóa từ khóa một cách chính xác và máy móc từ nhiều năm trước. Ngày nay, thay vì trả về những kết quả có từ khóa giống y hệt với nội dung được nhập trên thanh tìm kiếm, Google tập trung xem xét ngữ cảnh của câu hỏi và phân tích mục đích tìm kiếm để cung cấp kết quả phù hợp. Do đó, phương pháp tạo nội dung kiểu cũ (tập trung khai thác một chuỗi từ khóa) đã trởi nên lỗi thời và không còn hiệu quả. Marketer cần tạo ra những nội dung hữu ích, giải quyết được vấn đề của khách hàng – Đó là những gì Google cũng như khách hàng tiềm năng của chúng ta đang theo đuổi.

Google định nghĩa ngắn gọn về “Nội dung hữu ích”: Thêm nội dung người viết, hữu ích cho người tìm.

Cách tạo ra nội dung ưu tiên con người

Bước đầu tiên, hãy thử tìm kiếm trên Google về chủ đề cần viết để xem cách công cụ này diễn giải truy vấn này. Hãy xem những kết quả hàng đầu được trả về, cũng như cách Google mở rộng câu trả lời để giải quyết vấn đề thực sự mà khách hàng gặp phải.

Đối với một số truy vấn, Google sẽ hiển thị thêm nhiều thông tin liên quan (Định nghĩa, Câu hỏi thường gặp,..); Một số khác cần nội dung cụ thể hơn (Các bước thực hiện, Bảng so sánh, Hình ảnh liên quan,..). Mục đích nghiên cứu không phải là để nhồi nhét mọi thứ từ những kết quả hàng đầu, mà là để tìm ra những gì Google thấy hữu ích cho từng truy vấn cụ thể.

SEO-er có thẻ dùng Wayback Machine để kiểm tra lịch sử trang web, xem cách đối thủ thêm/xóa một số nội dung nào đó để kích hoạt các bộ lọc Nội dung hữu ích của Google. Đừng bỏ qua tầm quan trọng của Trải nghiệm người dùng (UX), vì Google muốn cả nội dung lẫn trang web đều phải hữu ích và thân thiện, khiến người dùng cảm thấy hài lòng. Hãy đánh giá và tối ưu hóa UX của trang web (và bắt chước một số thủ thuật UX từ đối thủ nếu cần thiết).

SEO Trend #3: E-E-A-T

E-E-A-T là viết tắt của Experience – Kinh nghiệm, Expertise – Chuyên môn, Authoritativeness – Thẩm quyền và Trustworthiness – Độ tin cậy. Và khái niệm này được áp dụng cho cả trang web lẫn người sáng tạo nội dung.

Đây không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, dạo gần đây người ta bắt đầu thảo luận nhiều hơn về bộ quy tắc này, vì Google đang thúc đẩy các nhà sáng tạo tạo nội dung có tính chính xác và độ tin cậy cao dựa trên trải nghiệm và chuyên môn của chính mình.

Sáng tạo nội dung chất lượng là chìa khóa để tối ưu hóa SEO.

Sử dụng E-E-A-T để thúc đẩy chiến lược nội dung

Trong tương lai, việc xây dựng độ uy tín của thương hiệu và tác giả sẽ ngày càng quan trọng. Không còn tác quyền giả mạo, nhà sáng tạo cần phải có chuyên môn, thẩm quyền, có tiếng nói được công nhận, và được Google biết đến.

Các tác giả và doanh nghiệp có thể làm những việc sau để nâng cao danh tiếng:

  • Viết bài cho các ấn phẩm chuyên môn và có uy tín
  • Tự thực hiện những nghiên cứu và viết bài luận về một vấn đề chuyên môn
  • Tích cực hoạt động trên các mạng xã hội, tạo lượng theo dõi và tương tác ổn định
  • Tạo landing page của bản thân, tổng hợp các bài viết và tài khoản mạng xã hội
  • Đăng ký phát biểu tại các hội nghị hoặc sự kiện chuyên môn
  • Tổ chức hội thảo trên web
  • Tạo trang “About Us” (Tạm dịch: Giới thiệu về chúng tôi) đầy đủ chi tiết và ấn tượng, nêu bật kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp
  • Có tên trong danh sách “Chuyên gia hàng đầu” trong lĩnh vực
  • Được phỏng vấn bởi các báo uy tín
  • Thiết lập các kênh phân phối phụ để thu hút link liên kết và xây dựng độ uy tín. Đây có thể là bản tin email, khóa học video, hoặc một trang thông tin tổng hợp,…

SEO Trend #4: SERP Makreting và đa dạng hóa nội dung

SERP là cụm từ viết tắt của Search Engine Results Pages (Tạm dịch: Trang kết quả của công cụ tìm kiếm).

Trong nhiều năm trở lại đây, Google đã và đang cố gắng để biến SERP của mình thành một cổng thông thông tin chứ không chỉ là một trang dẫn. Cùng với sự ra đời của SGE, Google đang xây dựng một nguồn tài nguyên tối ưu để đưa ra câu trả lời toàn diện cho bất cứ truy vấn tìm kiếm nào của người dùng.

Kết quả tìm kiếm cho “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Trong trang kết quả tìm kiếm của Google, ta có thể tìm được những thành phần như:

  1. Đề xuất của Google
  2. Đoạn trích nổi bật
  3. Biểu đồ tri thức (có thể là bản đồ, đánh giá của người dùng, thông tin cơ bản,… tùy theo từng truy vấn)
  4. Video và hình ảnh liên quan (Đây là một dạng kết quả tương tác, người dùng có thể cuộn qua để xem thêm video)
  5. “Mọi người cũng hỏi” (Thành phần này cũng tương tác được: Người dùng có thể nhấp vào bất kỳ câu hỏi nào để đọc câu trả lời và xem thêm các câu hỏi khác. Đặc biệt, câu hỏi được nhấp vào sẽ xác định chủ đề của các câu hỏi tiếp theo)
  6. Kết quả trực quan bao gồm những điểm đến tương tự, các tìm kiếm có liên quan,…
  7. Danh sách kết quả với những dòng mô tả có liên quan đến cụm từ truy vấn

Đây chính là tiền đề cho khái niệm “SERP Marketing”: Các nhà sáng lập web cần ngưng tập trung vào việc tăng Organic Search (chỉ số thể hiện lượng truy cập trực tiếp từ quá trình tìm kiếm tự nhiên của người dùng) và bắt đầu tối ưu hóa tất cả các yếu tố tìm kiếm khác, bao gồm video, hình ảnh và phần “Trả lời nhanh” (tương tự, ta có phần “Mọi người cũng hỏi” và các đoạn trích nổi bật). Hãy tìm cơ hội xuất hiện trên từng thành phần của SERP để tăng khả năng hiển thị thương hiệu.

Làm sao để “thống trị” Google bằng SERP Marketing?

Quá trình này liên quan mật thiết đến việc “Tối ưu hóa hành trình người dùng”. Nhà phát triển web cần xem xét lại toàn bộ concept của chủ đề, cũng như các câu khỏi liên quan và loại nội dung mà người dùng có thể quan tâm khi tìm kiếm về chủ đề đó. Điều này đồng nghĩa với việc trang web cần phải được đa dạng hóa nội dung, bao gồm hình ảnh, video, podcast,…

Thiết lập chiến lược cộng tác nội dung

Việc đa dạng hóa nội dung mang lại cả thách thức và cơ hội. Một mặt, việc liên tục tạo ra nội dung chất lượng ở nhiều định dạng khác nhau sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và rất khó để mở rộng quy mô. Mặt khác, các nhà phát triển sẽ có cơ hội tận dụng nhiều phương tiện truyền thông đa dạng, cũng như thử nghiệm nhiều công cụ và chiến thuật khác nhau. Đây là một điểm cộng tuyệt vời cho những ai đam mê khám phá và chinh phục.

Chiến thuật cộng tác nội dung có thể giải quyết đồng thời nhiều vấn đề: Hỗ trợ hoạt động Marketing, tạo backlink (liên kết ngược), tăng độ tin cậy và lượt chia sẻ,… Chiến thuật này sẽ còn hiệu quả hơn nữa nếu như các nhà phát triển cùng hợp tác tạo nội dung chất lượng và mở rộng quy mô của những nội dung đó.

Hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung khác để tạo nội dung chất lượng với quy mô lớn hơn.

Quản lý chiến lược cộng tác nội dung bằng lịch biên tập

Trong các dự án cộng tác nội dung và đồng tiếp thị, hãy cân nhắc sử dụng lịch biên tập (editorial calendar) để quản lý và tổ chức các chiến dịch hiệu quả hơn.

Lịch biên tập là một bảng điều khiển dùng để lên kế hoạch sản xuất nội dung và điều phối nhiệm vụ giữa các thành viên, từ thời điểm giao dự án cho đến lúc xuất bản. Khác với lịch nội dung, lịch biên tập còn có thể được sử dụng để mọi người giao tiếp với nhau về những chủ đề hoặc chiến lược sắp tới. Với một bảng điều khiển trung tâm, toàn bộ thành viên trong nhóm sẽ nhìn thấy tất cả các kế hoạch nội cung, từ đó xây dựng chiến lược sản xuất nội dung nhất quán và hiệu quả.

Suy cho cùng, việc đa dạng hóa nội dung là nền tảng của Tiếp thị đa kênh (Omnichannel marketing). Với nội dung đa dạng, các nhà phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng: Khả năng tương thích với nhiều thiết bị, trải nghiệm mua sắm mượt mà, mở rộng hệ thống kênh tiếp thị,… Vì vậy, bất kỳ ai cũng nên lập một lịch biên tập và bắt đầu sản xuất nội dung đa dạng hơn.

Lĩnh vực SEO đang phát triển nhanh chóng, đây là một ngành đầy cơ hội và thách thức. Những người thành công “chinh phục” công cụ tìm kiếm sẽ nhanh chóng dẫn trước và có ưu thế áp đảo trên thị trường. Hãy áp dụng các mẹo ở trên để vươn lên dẫn đầu trong năm 2024 và hơn thế nữa.

Nguồn tham khảo: Brandsvietnam

Dịch vụ SEO uy tín chất lượng tại InboundMarketing.vn.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313