Hiện nay việc sử dụng Kols để quảng bá thương hiệu không còn được nhiều doanh nghiệp sử dụng nữa vì nó gây tốn chi phí mà lại không đảm bảo được khả năng truyền thông cao. Chính vì vậy Micro-Influencers nổi lên và được đánh giá là phương pháp rất hiệu quả trong thời đại mạng xã hội đang lên ngôi như hiện nay.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Micro-Influencers là gì và sức mạnh của phương pháp này nhé!

Điều kiện thuận lợi của Influencers Marketing

Với số lượng người sử dụng hàng ngày cực kì lớn, các mạng xã hội hiện hành đang là mảnh đất màu mỡ của các thương hiệu trong việc quảng bá sản phẩm của mình đến những tập khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, Instagram đang dần trở thành kênh quảng cáo hiệu quả nhất với hơn 1 tỷ người dùng và sự tương tác với thương hiệu của họ cao hơn 10 lần so với Facebook.

Với sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là Instagram, Influencers Marketing đang trở thành một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông trong thời gian gần đây. Tuy vậy, trong cùng một mô hình Marketing, điều gì khiến Micro-Influencers tối ưu hơn so với Macro-Influencers?

micro-influencers-chien-thuat-hieu-qua-cho-viec-quang-ba-thuong-hieu

Micro-Influencers là gì?

Micro-Influencers (hay còn gọi là những người có ảnh hưởng nhỏ) được hiểu là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội một cách rõ rệt, nhưng không quá đại chúng. Họ có thể là một food blogger, film reviewer, fashionista,… có thói quen đăng lên mạng những hoạt động thường ngày hoặc nội dung liên quan đến sở thích của mình. Lượng followers của họ thường không quá lớn, chỉ ở mức từ 1.000 – 100.000 người. Vì vậy, các Micro-Influencers hoàn toàn có thể dành thời gian để tương tác với lượng fan tuy không nhiều nhưng mà “chất” này. Điều này hoàn toàn khác với một Macro-Influencer, thường sẽ là một người nổi tiếng có hàng triệu fan nhưng không thể có đủ thời gian để chăm lo cho từng người dõi theo mình.

micro-influencers-chien-thuat-hieu-qua-cho-viec-quang-ba-thuong-hieu2

Sự tối ưu của Micro-Influencers so với Macro-Influencers

Tính chân thực và gần gũi

Hiện nay, có rất nhiều ngôi sao hạng A có số lượng người hâm mộ lớn, nhưng phần lớn trong đó là fan phong trào và không quan tâm đến nội dung ngôi sao ấy đăng, họ chỉ đơn giản bấm theo dõi vì ai cũng làm thế. Ngược lại, một Micro-Influencers với mức followers trung bình sẽ mang lại nội dung chân thực và thân thiện hơn, họ sẵn sàng trả lời từng comment hay tương tác thường xuyên với fan của mình.

Chi phí “nhẹ nhàng”

micro-influencers-chien-thuat-hieu-qua-cho-viec-quang-ba-thuong-hieu3

Mức giá post quảng cáo của các Micro-Influencers thường không quá cao (Nguồn: Curalate)

Có thể thấy, so với một post của các “Top Influencers” thường có chi phí rất lớn (có thể lên đến 40-50 triệu một bài) thì các Micro-Influencers có mức giá dễ chịu hơn nhiều. Điều này rất phù hợp trong thời buổi hiện nay khi mà ngày càng có nhiều các thương hiệu muốn quảng bá sản phẩm của mình nhưng không có chi phí dành cho Marketing quá dư dả.

Nhắm đến đối tượng mục tiêu chính xác

Theo Mediahub, tỷ lệ lượt thích và nhận xét của một tài khoản sẽ là cao nhất khi tài khoản đó có 1.000 followers và ngày càng giảm dần khi số followers tăng. Ngoài ra, vì các followers của một Micro-Influencer quan tâm đến sở thích hay chuyên môn của người đấy, họ sẽ có chung đam mê và để ý nhiều hơn đến các vấn đề mà người đấy chia sẻ.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Ví dụ, trong vài triệu followers của một cầu thủ bóng đá, sẽ rất khó để một sản phẩm chăm sóc tóc dành cho nam có thể tiếp cận đến một lướng lớn fan của cầu thủ đó vì phần lớn họ follow anh ta vì họ chỉ quan tâm đến bóng đá mà thôi. Ngược lại, khi làm việc với số lượng lớn các nhà tạo mẫu tóc có ít followers hơn, sản phẩm chăm sóc tóc dành cho nam ấy lại dễ tác động đến các khách hàng tiềm năng vì họ có chung sự quan tâm về tóc và các sản phẩm liên quan đến tóc.

Làm thế nào để tối ưu mô hình Micro-Influencers Marketing?

Biến người hâm mộ nhỏ thành người ủng hộ

Việc quảng bá sản phẩm sẽ trở nên hiệu quả hơn khi chính Micro-Influencer ấy là người hâm mộ thương hiệu của bạn. Khi ấy, họ sẽ trở thành những người có ảnh hưởng tốt nhất vì những review hay nhận định của họ sẽ chân thực và gần gũi hơn với các followers vì chính Micro-Influencer ấy cũng muốn thương hiệu mình yêu thích được các fan của mình sử dụng.

Những câu chuyện của Micro-Influencers

Một bức ảnh dù có sản phẩm nổi bật là không đủ để thu hút khách hàng, kể cả khi họ có là những fan cứng của Micro-Influencer đó. Để nội dung thực sự tiếp cận và cộng hưởng với đối tượng mục tiêu của thương hiệu, người có ảnh hưởng ấy cần kể một câu chuyện gần gũi xung quanh thương hiệu hoặc sản phẩm. Những followers yêu thích phong cách của Micro-Influencer ấy, vì vậy những cảm xúc và câu chuyện họ đưa kèm sản phẩm sẽ thu hút hơn rất nhiều so với chỉ một bức ảnh.

micro-influencers-chien-thuat-hieu-qua-cho-viec-quang-ba-thuong-hieu4

Những khó khăn của mô hình Micro-Influencers Marketing

Làm việc với nhiều Micro-Influencers một lúc

Mặc dù có chi phí “mềm” hơn và tầm ảnh hưởng không quá đại chúng, quá trình tìm kiếm và làm việc với các Micro-Influencers tốn không ít công sức cũng như thời gian của thương hiệu. Từ việc tìm hiểu, chọn lọc, giao tiếp đến việc hợp tác và đánh giá mức độ hiệu quả công việc, tất cả đều phải làm rất cẩn thận. Và để đạt hiệu quả cao, một thương hiệu sẽ phải làm tất cả những việc trên với từng Micro-Influencer một, dù cho số lượng có lớn đến đâu.

Thiếu nhất quán trong thông điệp truyền thông

Mỗi Micro-Influencer đều có một phong cách và lối sống riêng dù họ có chung sở thích hay chuyên môn, vì vậy cách học quảng bá và truyền đạt sản phẩm đến với fan cũng khác nhau. Kể từ cách đăng ảnh, cách kể chuyện về sản phẩm đó cũng như cách họ tư vấn cho khách hàng đều sẽ không giống nhau. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu gắn kết với kế hoạch truyền thông của thương hiệu và khiến khách hàng khó có thể nắm bắt được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Để khắc phục điều này, thương hiệu có thể gửi một bản kế hoạch Marketing chi tiết kèm thông điệp cũng như văn phong đính kèm để đưa ra ngôn ngữ chung cho tất cả các Micro-Influencers họ sử dụng trong chiến dịch.

Sự thành công của Daniel Wellington nhờ mô hình Micro-Influencers Marketing

Daniel Wellington (DW), một thương hiệu đồng hồ mới chỉ bắt đầu được hình thành vào năm 2011 và được đánh giá là rất non trẻ so với các ông lớn thời ấy như Rolex hay Seiko. Tuy nhiên chỉ sau 4 năm, Filip Tysander – người sáng lập DW – đã gặt hái thành công khi doanh thu của Daniel Wellington đạt 220 triệu USD với mức lợi nhuận hơn 50%. Thú vị ở chỗ, Daniel Wellington không hề có những tính năng hay thiết kế quá nổi trội so với những hãng đồng hồ lớn khi ấy, và chàng trai trẻ người Thuỵ Điển đã bước vào thị trường đầy cạnh tranh này với vỏn vẹn 15.000 USD. Vậy anh đã làm thế nào để khiến DW sớm trở nên thành công và phổ biến như ngày nay?

micro-influencers-chien-thuat-hieu-qua-cho-viec-quang-ba-thuong-hieu5

Nhận thấy các thương hiệu đồng hồ lâu đời chưa khai thác hết tiềm năng của mạng xã hội, Daniel Wellington đã xây dựng một chiến lược Marketing dài hạn trên Instagram. Họ hướng đến tập khách hàng trẻ có phong cách hiện đại – những người có thói quen sử dụng smartphone và mạng xã hội thường xuyên.

Thay vì lối đi truyền thống, Daniel Wellington lên danh sách hàng nghìn những Micro-Influencers tiềm năng và gửi những chiếc đồng hồ miễn phí để họ trải nghiệm với một yêu cầu duy nhất: Micro-Influencer ấy sẽ đăng một tấm ảnh sinh hoạt thường ngày của họ mà đang sử dụng sản phẩm. Cùng với đó, DW tạo hashtag mang tên thương hiệu để thúc đẩy người dùng đăng tải những hình ảnh có sản phẩm. Dần dần, điều này trở thành trend và những chiếc đồng hồ DW xuất hiện tràn ngập trên Instagram cũng như các mạng xã hội khác.

micro-influencers-chien-thuat-hieu-qua-cho-viec-quang-ba-thuong-hieu6

Cùng với các chương trình khuyến mại khác, việc áp dụng mô hình Micro-Influencer Marketing đã khiến hình ảnh của Daniel Wellington phủ sóng rất nhanh trên mạng xã hội. Hơn 1.000.000 post với hasghtag #danielwellington trên Instagram được tạo ra bởi các Micro-Influencers và các người sử dụng thông thường. Tài khoản chính của DW cũng đạt 2.100.000 người theo dõi chỉ trong thời gian ngắn sau đó, đem lại thành công cho DW cho đến thời điểm này.

micro-influencers-chien-thuat-hieu-qua-cho-viec-quang-ba-thuong-hieu7

Kết

Mặc dù vẫn ẩn chứa rủi ro, mô hình Micro-Influencer marketing lại tỏ ra rất hợp thời và rất đáng để các thương hiệu cân nhắc bởi độ hiệu quả và chi phí không hề cao. Hi vọng qua bài những khái niệm và ví dụ về sự thành công của Daniel Wellington nhờ mô hình Micro-Influencers Marketing, các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về mô hình Marketing đang cực kì phổ biến này.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo camnest.vn