Làm sao để xác định chỉ số ROI?
20/01/2022 10:28 | Comments
ROI là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp có thể phân tích được hiệu quả đầu tư của mình đối với các dự án hay chiến dịch cụ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ROI là gì và công thức tính ROI chuẩn nhất trong bài viết này bạn nhé!
Nội Dung Chính
- 1 ROI là gì?
- 2 Lợi ích của việc đo lường, xác định chỉ số ROI là gì?
- 3 Công thức tính ROI là gì?
ROI là gì?
ROI là viết tắt Return On Investment. Trong kinh doanh, các khoản đầu tư để cải thiện công ty, như thời gian và tiền bạc. ROI là kết quả hiệu suất lợi nhuận do đầu tư mang lại.
ROI thường được định nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.
Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong Marketing, đặc biệt trong SEO và Content Marketing.
ROI hữu ích cho các mục tiêu kinh doanh của bạn khi đề cập đến một cái gì đó cụ thể và có thể đo lường được. Phân tích các khoản đầu tư về mặt chi phí tiền tệ là phương pháp phổ biến nhất vì nó có thể dễ dàng định lượng nhất, mặc dù cũng có thể tính ROI bằng cách sử dụng thời gian như một khoản đầu tư.
Lợi ích của việc đo lường, xác định chỉ số ROI là gì?
Tính toán ROI có thể giúp bạn hiểu cách đầu tư trực tiếp đóng góp cho doanh nghiệp của bạn. Đây là một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định kinh doanh trong quá khứ của bạn và thông báo cho những quyết định trong tương lai. Bạn cũng có thể sử dụng thông tin từ các tính toán ROI để so sánh các cơ hội kinh doanh mới và quyết định nên theo đuổi.
Lợi ích của việc đo lường, xác định chỉ số ROI là gì?Phân tích hiệu quả đầu tư
Khi doanh nghiệp tính chỉ số ROI, các nhà quản lý có thể phân tích được liệu mình đầu tư vào các công cụ, chiến dịch này đã hiệu quả hay chưa. Việc đầu tư này có thể đem lại gì cho doanh nghiệp (số lượng hàng, tỉ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng).
Dễ dàng thực hiện các phép so sánh
Các nhà quản lý có thể dễ dàng biết được mình nên đầu tư vào đâu, đẩy mạnh những hoạt động hay chiến dịch nào để có thể thu được kết quả lợi nhuận tốt nhất bằng cách so sánh những chỉ số ROI đối với các khoản đầu tư khác nhau. Bằng cách đó, nhà quản lý có thể tối ưu chi phí và triển khai chiến lược bán hàng phù hợp.
Đối với các chiến dịch hoặc các hoạt động thu về lợi nhuận thấp hay có chỉ số ROI âm, doanh nghiệp có thể dừng đầu tư vào những chiến dịch và hoạt động đó để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, đối với các chiến dịch, hoạt động đem lại chỉ số ROI dương, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh chiến dịch để tăng doanh thu bán hàng.
Cung cấp cái nhìn tổng quan nhất cho doanh nghiệp
Thông thường, doanh nghiệp có khá nhiều khoản đầu tư cần phân tích và theo dõi. Việc áp dụng chỉ số ROI sẽ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về tính hiệu quả của các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản lý có thể nắm được mức độ sinh lợi nhuận của các dự án / chiến dịch, từ đó ra quyết định nên (hay không nên) đầu tư vào dự án / chiến dịch nào.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Tính toán đơn giản
Khi áp dụng chỉ số ROI, doanh nghiệp chỉ cần xác định rõ hai con số chính, đó là tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí đầu tư.
Vì vậy, việc tính toán để đưa ra chỉ số ROI chính xác cho mỗi hoạt động, chiến dịch hay dự án được doanh nghiệp đầu tư là điều khá đơn giản. Các nhà quản lý có thể nhanh chóng tính được ROI sau một khoảng thời gian nhất định và đưa ra mục tiêu bán hàng, định hướng mới phù hợp hơn.
Công thức tính ROI là gì?
Công thức tính ROI là: ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư hoặc ROI = Lợi nhuận đầu tư / Cơ sở đầu tư. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô từ 10.000 đô, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) của bạn là 90%.
Công thức tính ROI đầu tiên (thu nhập ròng chia cho chi phí đầu tư) là tỷ lệ được sử dụng phổ biến nhất.
Điều quan trọng tôi muốn lưu ý đến bạn:
- Khi một ai đó đưa ra kết luận ROI “tốt hay xấu” hãy xem xét và yêu cầu họ làm rõ cách họ đo lường.
- Khi bạn tìm hiểu bất kỳ công thức nào về tỷ suất lợi nhuận, cách đơn giản nhất nghĩ về công thức ROI là lấy “lợi ích” chia cho “chi phí”.
Cách tính ROI trong Marketing
Mặc dù có nhiều cách khác nhau để tính ROI marketing, nhưng công thức cốt lõi được sử dụng ở cấp độ High – level là: (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí = ROI marketing. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô la từ 1.000 đô la, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) là 0,99 hay 99%.
Ví dụ: Giả sử một nhà đầu tư mua bất động sản A.
Giá trị tài sản với giá là 1.000.000 USD. Sau 3 năm, nhà đầu tư bán nó với giá 1.120.000 USD. Kết quả là sau ba năm, bất động sản A tăng thêm 120.000 USD.
Nếu chúng ta tuân theo công thức ROI = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí, thì lợi tức đầu tư là 12%.
(1.120.000 USD – 1.000.000 USD) / 1.000.000 USD = 0,12
Ngoài ra, để có cái nhìn thực tế về marketing và ROI, bạn nên tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức sau:
ROI marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị
Hoặc, doanh nghiệp muốn đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng – làm rõ giá trị mối quan hệ khách hàng với thương hiệu. Bạn cần tính giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value), công thức áp dụng như sau:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)
Làm cách nào để có thể đạt được ROI tốt trong marketing?
- ROI tốt phụ thuộc vào khoản đầu tư. Ví dụ: Một công ty chi tiền cho một thiết bị, thì ROI tính theo năng suất. Mặt khác, đầu tư cho marketing thì tính ROI theo quá trình bán hàng. Như vậy ROI bạn mong muốn từ nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ khác với ROI từ khoản đầu tư vào một nhà máy hay thiết bị mới.
- Double-digit ROI sẽ là rất tốt cho nếu bạn xác định ROI phần trăm. Hoặc nếu tính theo tỉ lệ, con số tốt nhất cho ROI marketing bạn cần đạt là 5:1, hãy cẩn thận nếu như ROI bạn đang ở mức 2:1.
- Lưu ý đến nơi bạn đầu tư tiền, xem xét liệu điều đó có làm tăng lợi nhuận cho công việc kinh doanh và cho phép bạn đạt được ROI tốt và cao hơn hay không.
Cách tính ROI trong Content Marketing là gì?
Đo lường & báo cáo về chỉ số ROI Content Marketing không phải là một việc thú vị, nhưng nó là cách hiệu quả để biết được giá trị lợi nhuận của một doanh nghiệp khi đầu tư vào content marketing.
Có 2 bước cơ bản:
- Bước 1: Tính toán chi phí đầu tư
- Bước 2: Tính toán lợi nhuận thu được
Công thức tính ROI trong Content Marketing:
Công thức này này được thể hiện qua 3 chỉ số:
- Tiêu thụ content (Awareness)
- Tương tác với content (Engagement)
- Chuyển đổi (Leads, Customers)
Hầu hết các chỉ số này có thể theo dõi trong Google Analytics. Trong khi đó, lượt download, tỷ lệ mở và tỷ lệ click có thể được theo dõi thông qua phần mềm tự động hóa tiếp thị và công cụ phân tích mạng xã hội. Riêng các chỉ số chuyển đổi cần phải được bộ phận tư vấn/chăm sóc khách hàng ghi nhận lại mới có thể đánh giá chính xác.
Cách tăng tỷ lệ ROI cho Chiến lược Content của bạn
Đến đây, bạn đã hiểu rõ được ROI là gì và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Content Marketing của bạn. Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 4 cách đơn giản để có thể tối ưu tỉ lệ ROI trong Content Marketing của mình! Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Xác định mục tiêu
Tiếp thị nội dung có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, ta có thể sử dụng nó để:
- Cải thiện mối quan hệ thương hiệu của bạn với người tiêu dùng.
- Thu hút lượng truy cập mới vào trang web.
- Tạo phễu marketing để có được nhiều chuyển đổi hơn từ khách truy cập trang web hiện tại của bạn.
Tuy nhiên, một chiến lược content tốt sẽ được tối ưu nội dung content theo hành trình của khách hàng.
Tạo dựng Content cho từng giai đoạn phù hợp
Khi đã có được mục tiêu rõ ràng về traffic, bạn cần tập trung toàn lực và phân bổ content phù hợp cho từng giai đoạn này.
Tôi đã hướng dẫn chi tiết cách tối ưu nội dung cho 4 mục đích tìm kiếm tại video bên dưới, hãy xem kĩ nhé
Tái sử dụng Content
Từ một bài blog lớn (tầm 3000 chữ), ta có thể trích ra trung bình 3 đến 4 bài post nhỏ (micro content) với nội dung khác nhau. Những bài viết micro content này sẽ được post lên các trang mạng xã hội và đóng vai trò điều hướng traffic về bài blog lớn trên website.
Nếu muốn tiết kiệm, bạn nên nhóm các bài viết nổi bật nhất mà bạn đã triển khai thành 1 bản ebook để thu hút leads mang về. Nếu content là dạng video, bạn có thể chọn 1 đoạn ngắn để chia sẻ lên mạng xã hội và điều hướng về web chẳng hạn.
Chọn kênh phân phối
Ở đây, tôi đang nói đến các kênh như Facebook, YouTube, Instagram,… Lý do là vì người dùng trên các kênh khác nhau sẽ có hành vi (behavior) rất khác nhau. Một content được đăng ở kênh này hoạt động tốt không có nghĩa cũng thành công ở kênh khác. Vì vậy, hãy tập trung vào tối đa 3 kênh mang đến cho bạn nhiều khách truy cập nhất cho thời gian, công sức và tiền bạc của bạn.
Bài viết liên quan:
- Những số liệu về Social Media Video Marketing 2022
- Liệu có hướng đi nào cho Marketing mùa Tết 2022 không?
- Điểm danh 8 xu thế Marketing Online sẽ diễn ra trong năm 2022
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.