Google Tag Manager là một công cụ không quá phổ biến, song người làm marketing đều cần biết để ứng dụng trong việc đo lường các chỉ số tiếp thị và quảng cáo hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu Google Tag Manager là gì và cách cài đăt, sử dụng nó hiệu quả.

Với nhiều người, Google Tag Manager là cái tên còn khá xa lạ, nhưng đối với những người làm marketing nói chung và đặc biệt là quản trị website nói riêng, đây lại là một công cụ vô cùng hữu ích giúp đo đếm được hiệu quả cũng như chất lượng website.

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager – Một trình quản lý thẻ của Google, là công cụ được tạo lập nhằm mục đích cập nhật nhanh chóng và dễ dàng các thẻ như thẻ theo dõi (Google Analytics), thẻ tối tiếp thị (Google Ads, Facebook Pixel), thẻ tối ưu hóa chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),.. cho website của bạn.

Google Tag Manager là gì?

Trên thực tế, bạn sẽ phải cài đặt những loại thẻ nói trên vào mã nguồn của website, số lượng thẻ nhiều hay ít là tùy thuộc vào những chiến dịch marketing và quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Nếu cấp độ càng cao thì bạn phải dùng càng nhiều thẻ, điều đó dẫn đến việc website của bạn phải load nhiều JS khiến tốc độ tải web bị giảm đi đáng kể, hơn thế nữa còn làm giảm đi các trải nghiệm của người dùng.

Để giải quyết các vấn đề nan giải đó, năm 2012, Google đã cho ra mắt Google tag manager. Một phần mềm chuyên sâu giúp quản lý các thẻ một cách hiệu quả mà không liên quan đến mã nguồn website trên toàn thế giới đã được đón nhận và không ngừng cập nhật các tính năng mới tân tiến hơn.

Nhờ có Google tag manager mà việc cài đặt quá nhiều các thẻ vào mã nguồn của website đã được giản lược, thay vào đó, bạn chỉ cần cài và quản lý các thẻ trên chính ứng dụng Google tag manager mà không liên quan gì đến mã nguồn.

Điều đó giúp làm giảm tối đa những rủi ro có liên quan đến website, giúp tăng tốc độ load của website và hơn thế nữa nó sẽ giải quyết được các vấn đề doanh nghiệp.

Lợi ích mà Google Tag Manager mang lại?

Lợi ích mà Google Tag Manager mang lại?

  • Google tag manager là một trình quản lý thẻ, giúp bạn cập nhập và quản lý tốt nhiều thẻ trên trang web của bạn một cách dàng và hiệu quả nên tốc độ tải trang cũng được cải thiện hơn. Đây là một phần mềm hữu ích trong việc quản trị Website của bạn.
  • Google tag manager còn liên kết được với Google Analytics nhờ việc chúng cùng do một công ty sáng lập ra, cho phép người quản trị website có khả năng theo dõi được những lượt tương tác cũng như những người theo dõi với website của mình
  • Google tag manager mang nhiều tính năng hữu ích nhưng lại miễn phí và không giới hạn thời gian dùng. Điều này giúp bạn có thể tiết kiệm được chi phí.
  • Google tag manager là một phần mềm đảm bảo tính bảo mật cao cho các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó sử dụng hai yếu tố bảo mật: mật khẩu và mã số xác thực

Ngoài ra, Google tag manager còn có vô số những lợi ích khác giúp cho công việc quản trị website của bạn trở nên dễ dàng hơn, là một ứng dụng được đánh giá cao đối với các nhà quản trị website.

Cách cài đặt Google Tag Manager

Google Tag manager là một phần mềm ứng dụng hữu ích như vậy, thì không còn lý do gì để bạn không cài đặt ngay cho mình phần mềm đó. Ngay sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các bước cơ bản để cài đặt Google Tag manager.

Bước 1: Thiết lập tài khoản GTM

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng
  • Truy cập vào link https://tagmanager.google.com
  • Sau đó đăng nhập vào tài khoản Google của bạn để tạo một tài khoản mới.
  • Điền đầy đủ thông tin trong các mục theo yêu cầu
  • Nháy vào chữ “Tiếp tục” để đi đến bước 2 nhé!

Bước 2: Tạo và thiết lập container

Cách cài đặt Google Tag Manager.

  • Chọn tên sao cho dễ nhớ nhất vào mục “Tên vùng chứa”
  • Sau đó click vào mục “Nơi sử dụng vùng chứa” và nơi bạn muốn sử dụng Container như Web, Android, IOS hay AMP
  • Cuối cùng, bạn nháy vào chữ “Tạo” là đã hoàn thành xong bước 2 rồi!

Bước 3: Gắn mã code GTM vào website

  • Sau khi tạo sẽ mở ra một cửa sổ và những thông tin về điều khoản, chính sách được hiển thị. Bạn không cần quan tâm đến những mục này, click vào chữ “có”.
  • Thỏa thuận xong về chính sách, sẽ hiện lên 2 mã code của container khá rắc rối.
  • Để đơn giản hơn, bạn chỉ cần copy và dán đoạn Code GTM trong ô đầu tiên vào cặp thẻ
  • ,mã Code trong ô còn lại vào cặp thẻ

*Lưu ý: Đừng quên kiểm tra lại xem mình đã cài đặt Google Tag Manager đúng hay chưa bằng cách cài đặt thêm công cụ Google Tag Assistant vào trình duyệt Chrome đang sử dụng, nếu Google Tag Assistant báo tick xanh thì có nghĩa bạn đã cài đặt thành công, còn nếu màu đỏ thì bạn nên kiểm tra lại nhé!

Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager

Khi đã có tài khoản GTM, bạn cũng cần trang bị cho mình cách sử dụng Google Tag Manager hiệu quả. Google Tag Manager có 2 thành phần chính là Tags (hành động) và Triggers (kích hoạt) kết hợp với nhau.

Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager.

Trước tiên để sử dụng được GTM, bạn phải thực hiện thêm các thao tác sau:

Bước 1: Tạo thẻ Tag

  • Nhấp vào mục Tags ở thanh Menu bên trái rồi click vào New
  • Chọn Google Analytics khi được yêu cầu loại sản phẩm bạn muốn gắn thẻ.
  • GTM sẽ đưa ra 2 phương án cho bạn lựa chọn là Universal hoặc Classic Analytics. Bạn nên chọn Universal vì nó được thiết lập mặc định có sẵn và cũng là phiên bản mới nhất của GA.

Bước 2: Xác định trình kích hoạt Triggers

  • Chọn Continue và cung cấp thông tin Pageview được gửi đến cho GTM.
  • Điền thông tin Property ID thật của bạn vào mục “ID theo dõi”
  • Chọn “All Page” từ danh sách các triggers cài sẵn để xem báo cáo số pageview khi có người truy cập vào website của bạn.
  • Chọn Create tags và đặt tên cho thẻ mới theo ý của bạn.

Google Tag Manager sẽ không đăng tải các thay đổi của bạn, thay vào đó bạn cần phải “ Xuất bản” các thay đổi của mình. Tag và trigger đầu tiên thông báo đến GTM sẽ gửi lượt xem pageview lần lượt tới Google Analytics và mỗi khi trang được tải.

Google Tag Manager từ khi được Google cho ra mắt đã nhận được vô số những lời đánh giá tích cực cùng với sự tín nhiệm của người dùng không ngừng được đẩy mạnh. Google Tag Manager sẽ là một công cụ có ích trong những lần giải quyết các vấn đề không chỉ riêng công nghệ số mà còn là công cụ đo đếm, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing một cách rõ ràng hơn.

Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp thu hút 10.000++ khách hàng mỗi tháng bền vững

Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng-cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm.

Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…

Triển khai hoạt động Inbound Marketing giúp doanh nghiệp thu hút, thấu hiểu, đáp ứng và giữ chân khách hàng bền vững.

Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0  – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

Nguồn tham khảo: Bizfly