Chiến lược cạnh tranh là một công việc rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Vậy chiến lược cạnh tranh là gì? Đâu là chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Mọi thứ sẽ được gợi mở qua bài viết dưới đây.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và thực hiện. Việc phát huy tốt những năng lực cạnh tranh của tổ chức sẽ là cách để doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn trong các chiến lược kinh doanh và tiếp thị của mình.

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là một kế hoạch dài hạn của một doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường từ đó đạt mục tiêu kinh doanh đề ra. Một chiến lược cạnh tranh bao gồm việc đưa ra các quyết định liên quan đến chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, quảng cáo và tiếp cận khách hàng để giữ vững thị phần, gia tăng doanh số và tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Việc xây dựng chiến lược cạnh tranh cần dựa trên tính toàn vẹn, phù hợp với sự phát triển của thị trường, nhu cầu của khách hàng và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Và để một chiến lược cạnh tranh đạt được thành công thì doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên cập nhật cũng như đánh giá chiến lược của mình một cách liên tục để đảm bảo nó luôn phù hợp với thị trường.

Chiến lược cạnh tranh là một kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế so với đối thủ.

Vai trò của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh

Xây dựng chiến lược cạnh tranh giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình quản lý cũng như phát triển kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào hiện nay. Tầm qua ntrọng của nó được thể hiện qua những giá trị như sau:

Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình so với đối thủ cạnh tranh từ đó sử dụng chúng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tăng trưởng doanh số

Một chiến lược cạnh tranh đạt hiệu quả có thể mang đến cho doanh nghiệp khả năng tăng trưởng doanh số và lợi nhuận tối ưu.

Giữ vừng thị phần

Thông qua chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ luôn tạo ra được những sản phẩm chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tối ưu để làm hài lòng khách hàng của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp giữ vững được thị phần của mình trên thị trường, ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ cạnh tranh, tạo ra vị thế vững mạnh hơn.

Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số và giữ vững thị phần.

Các chiến lược cạnh tranh phổ biến trong kinh doanh

Tùy vào từng nhu cầu, mục tiêu cụ thể mà từ đó doanh nghiệp có thể tạo ra rất nhiều chiến lược cạnh tranh. Cơ bản nhất sẽ có một số chiến lược cạnh tranh như sau:

Chiến lược giá

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp triển khai tập trung vào việc tạo ra giá cả cạnh tranh để thu hút sự chú ý của khách hàng. Việc này có thể bao gồm các chính sách giảm giá, khuyến mãi, giá bán đặc biệt…

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Chiến lược dẫn đầu chi phí

Chiến lược này tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, vận hành và quản lý để giảm chi phí sản xuất và vận hành. Doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ với giá cả thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, với mong muốn thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt cạnh tranh.

Chiến lược phát triển nhãn hiệu

Chiến lược phát triển nhãn hiệu tập trung vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp để tạo dựng uy tín với khách hàng thông qua hình ảnh độc đáo và câu chuyện thương hiệu được xây dựng bài bản, chuyên nghiệp.

Chiến lược khác biệt hóa

Khác biệt hoá chính là chiến lược giúp duy trì các tính năng khác biệt của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sở hữu trên thị trường. Khi ứng dụng chiến lược này thành công, các sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được sự đột phá và mang đến ấn tượng sâu sắc hơn cho khách hàng.

Các điểm khác biệt đó có thể là về giá cả, chất lượng, tính năng,… Thực hiện chiến lược khác biệt hoá còn giúp mở ra cơ hội dẫn đầu xu hướng cho doanh nghiệp.

Chiến lược khác biệt hóa là một trong những chiến lược cạnh tranh nổi bật nhất hiện nay.

Chiến lược tập trung chi phí

Với chiến lược tập trung chi phí, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc áp dụng giá thành thấp nhất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng với chi phí tối thiểu. Thực hiện chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thoả mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng bởi họ luôn thích các sản phẩm có giá thành phải chăng cùng nhiều ưu đãi khuyến mãi lớn.

Chiến lược tối ưu kênh phân phối

Doanh nghiệp tập trung vào việc tối ưu hóa kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để nhằm mục đích đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Những kênh phân phối được sử dụng bao gồm kênh bán lẻ, bán buôn hay bán trực tuyến…

Chiến lược tập trung phân biệt

Chiến lược này doanh nghiệp sử dụng với mục đích tập trung vào một đối tượng khách hàng cụ thể và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ một cách tốt nhất. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ đối tượng khách hàng tiềm năng từ đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ.

Có thể thấy, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chiến lược cạnh tranh nào cũng là mang đến những lợi thế tốt nhất cho doanh nghiệp đồng thời thể hiện được những ưu điểm vượt trội của mình để vượt mặt đối thủ. Với kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây bạn đã có thể nắm rõ được khái niệm cùng các chiến lược quan trọng để có được sự lựa chọn mang đến nhiều hiệu quả.

Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp thu hút 10.000++ khách hàng mỗi tháng bền vững

Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng-cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm.

Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…

Triển khai hoạt động Inbound Marketing giúp doanh nghiệp thu hút, thấu hiểu, đáp ứng và giữ chân khách hàng bền vững.

Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Nguồn tham khảo: Bizfly