Khái niệm, ưu điểm và quy trình phân tích thị trường hiệu quả
21/03/2023 10:17 | Comments
Thị trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và thậm chí mỗi dòng sản phẩm là khác nhau, do vậy để thấu hiểu thị trường mục tiêu sẽ giúp thương hiệu thu hút khách hàng dễ dàng và bán hàng hiệu quả.
Trong Marketing, thị trường là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp. Thị trường biến đổi vừa là cơ hội vừa là thách thức để các doanh nghiệp tối đa hóa các hoạt động kinh doanh.
Nội Dung Chính
Phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu, thu thập, kiểm tra và đánh giá thị trường một cách toàn diện và nhiều khía cạnh trong một lĩnh vực mà doanh nghiệp đang quan tâm. Mục đích là đưa ra những bước đi phù hợp, đúng đắn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích thị trường, doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy mô, sự cạnh tranh, xu hướng thị trường và khả năng tăng trưởng. Đặc biệt cần quan tâm tới đối tượng khách hàng, sự đa dạng các loại sản phẩm, lợi nhuận mang lại, tiến bộ công nghệ, nguồn lực, kênh phân phối, cơ cấu chi phí…
Vì sao doanh nghiệp cần phân tích thị trường?
Có cái nhìn đúng đắn và hiểu càng rõ về thị trường, thì chiến lược kinh doanh của bạn càng được cải thiện. Việc phân tích thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược Marketing Mix, sau đây là những lý do mà doanh nghiệp cần phân tích thị trường:
Tạo ra cơ hội và thách thức
Trong kinh doanh luôn có những cơ hội và thách thức đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích thị trường cách tốt nhất giúp bạn nhìn thấy những chướng ngại vật mà mình phải vượt qua.
Nhờ đó, bạn có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó.
Nắm rõ đối thủ cạnh tranh
Hiểu và nắm rõ về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ sẽ giúp bạn có thể đưa ra những sản phẩm, chiến lược phù hợp để vượt lên trên so với họ.
Để thấu hiểu khách hàng
Thấu hiểu khách hàng là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu khi phân tích thị trường và phát triển hiệu quả kinh doanh. Việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu cũng như có phương án đáp ứng nhu cầu của khách hàng mang đến chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công.
Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào để doanh nghiệp có thể thấu hiểu được khách hàng của mình một cách hiệu quả?
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Xây dựng chiến lược phát triển
Tiến hành phân tích thị trường giúp bạn có những bước đi đúng đắn và hiệu quả sau những biến động khó lường. Từ đó bạn xây dựng và điều chỉnh những chiến lược cho phù hợp với xu hướng thị trường đặt ra.
Các khía cạnh cần phân tích thị trường
Để phân tích thị trường một cách chính xác và hiệu quả, dưới đây bài viết đưa ra 6 yếu tố bạn cần phải lưu ý khi thực hiện.
Quy mô
Quy mô thị trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình phân tích thị trường. Thị trường có quy mô càng lớn thì sẽ càng gặp nhiều các đối thủ cạnh tranh, phân tích đối thủ giúp bạn có những chiến lược khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Xu hướng
Để nắm bắt thị trường bạn cần quan tâm đến xu hướng thị trường đang hướng đến là gì, yếu tố nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Và việc nắm bắt được các xu hướng mới của thị trường là cơ hội để phát triển doanh nghiệp nhanh chóng.
Tốc độ tăng trưởng
Dựa vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của thị trường là nhanh hay chậm mà bạn có thể phân tích thị trường từ đó đưa ra sự đầu tư phù hợp cho chiến lược kinh doanh của mình.
Lợi nhuận
Mục đích cuối cùng của kinh doanh là đem về nguồn lợi nhuận. Nếu thị trường có lợi nhuận tốt thì doanh nghiệp có thể đầu tư mạnh, và ngược lại với nếu thị trường có lợi nhuận kém thì nên hạn chế đầu tư vì sẽ rất lãng phí.
Chi phí
Nắm được mọi chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm là bài toán mà bạn cần phải tính khi phân tích thị trường. Thông qua những con số này, để bạn có thể lên kế hoạch phù hợp, hạn chế mức chi phí thấp nhất để có thể mang lại nguồn lợi nhuận cũng như lợi thế khi cạnh tranh.
Yếu tố tạo nên thành công
Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thành công khi phân tích thị trường như: hoạt động mua bán, nhu cầu thị trường, các đại lý, kênh phân phối,…
Hướng dẫn các bước phân tích thị trường hiệu quả
Sau đây bạn cần lên kế hoạch thực hiện các bước để phân tích thị trường hiệu quả. Bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Đưa ra mục đích cần phân tích
Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là giúp bạn định hướng được những việc mà mình cần làm và bỏ qua những khâu không trọng tâm và cần thiết để duy trì và phát triển kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo trong phân tích thị trường thì mọi người cần phải xác định khách hàng mục tiêu và để làm được điều này, bạn cần lên một list các câu hỏi:
- Khách hàng của bạn là ai, thuộc nhóm đối tượng như thế nào, độ tuổi, sở thích, nhu cầu ra sao?
- Thói quen sử dụng sản phẩm của họ là khi nào?
- Trong trường hợp nào khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn?
- Khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ co những lợi ích gì?…
Để phân tích thị trường hiệu quả, hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng trả lời những thắc mắc đó, để tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu hay thông tin khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng. Thông tin càng đầy đủ và chính xác thì càng có lợi trong việc phân tích.
Hơn nữa bất kể hoạt động nào trong doanh nghiệp, từ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm cho đến tiếp thị đều cần dựa vào nguồn quản lý data khách hàng. Bởi vậy thông tin khách hàng là nguồn “tài nguyên” vô cùng quý giá mà doanh nghiệp cần xây dựng và biết cách tối ưu hiệu quả.
Có hai cách nghiên cứu thu thập dữ liệu:
- Nghiên cứu thứ cấp: Đây là hình thức sử dụng tất cả các dữ liệu và hồ sơ công khai để đưa ra kết luận. Nghiên cứu này rất hữu ích để phân tích độ cạnh tranh cũng như hiệu quả của việc kinh doanh.
- Nghiên cứu sơ cấp: Đây là hình thức theo đuổi các thông tin trực tiếp về thị trường và khách hàng. Để thu thập được, bạn có thể sử dụng các khảo sát trực tuyến, phỏng vấn qua điện thoại, bảng hỏi…
Bước 4: Kiểm tra và phân tích
Sau khi đã có đầy đủ các thông tin, dữ liệu về khách hàng, thì chúng ta tiến hành kiểm tra và phân tích thị trường. Hãy chắc chắn rằng những thông tin mà chúng ta thu thập ở trên là chính xác.
Trong quá trình phân tích và kiểm tra, bạn cần chú ý:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của từng nhóm khách hàng
- Mục tiêu, xu hướng thị trường hướng đến
- Tỉ lệ phần trăm thị phần đạt được
- Kết quả phân tích ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phân tích thị trường là gì cũng như các bước hướng dẫn để có một chiến lược phân tích hiệu quả. Với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện thêm các bước trong chiến lược phát triển kinh doanh của bạn trong tương lai.
Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp mở rộng thị trường hiệu quả
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
Nguồn tham khảo: Bizfly
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.