Hiểu rõ và áp dụng inbound marketing cho doanh nghiệp của bạn
19/02/2023 10:06 | Comments
Phương pháp Inbound Marketing là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp điều đó. Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp triển khai Inbound Marketing một cách hiệu quả.
Và để xây dựng một cộng đồng vững chắc cho thương hiệu là một trong những cách giúp doanh nghiệp phát triển. Thế nhưng, để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải khám phá và đào sâu đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 0.1 Inbound Marketing và nó mang tới lợi ích vượt trội nào cho bạn?
- 0.2 Lợi ích vượt trội của Inbound Marketing
- 1 Một số ví dụ về Inbound Marketing
- 1.1 Social media marketing (Tiếp thị truyền thông xã hội)
- 1.2 Blog content marketing (Tiếp thị nội dung blog)
- 1.3 Video content marketing (Tiếp thị nội dung qua video)
- 1.4 Events (Sự kiện)
- 1.5 Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
- 1.6 Bước 2: Chọn phương pháp phù hợp
- 1.7 Bước 3: Lập kế hoạch
- 1.8 Bước 4: Tạo nội dung theo bản kế hoạch
- 1.9 Bước 5: Khởi chạy chiến dịch và theo dõi kết quả
- 2 Triển khai inbound marketing giúp thu hút và xây dựng lòng trung thành của khách hàng bền vững
Inbound Marketing và nó mang tới lợi ích vượt trội nào cho bạn?
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
Lợi ích vượt trội của Inbound Marketing
Những nội dung hữu ích mang tính cá nhân cao, giúp khách hàng mục tiêu tháo gỡ những khó khăn đang cần tìm giải pháp, đồng thời định hướng họ một cách khéo léo đến những quyết định có lợi cho thương hiệu.
Mối quan hệ bền chặt với khách hàng dựa trên sự tin tưởng bởi mỗi khi gặp vấn đề trong lĩnh vực liên quan, họ lại coi thương hiệu như một chuyên gia để tham vấn.
Những trải nghiệm tối ưu trong suốt hành trình khách hàng (customer journey), để dù giá trị thương hiệu chưa thật sự nổi bật, khách hàng tiềm năng vẫn dành sự ưu ái cho thương hiệu vì chất lượng dịch vụ vượt trội.
Tóm lại, Inbound Marketing là một phần của Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) nhưng nó không bị giới hạn ở khía cạnh “kỹ thuật số”. Vậy Inbound Marketing có hiệu quả không? Câu trả lời là có nhưng doanh nghiệp sẽ cần một thời gian dài để có thể nhìn thấy kết quả mà chiến lược này mang đến.
Một số ví dụ về Inbound Marketing
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau cho doanh nghiệp khi triển khai Inbound Marketing. Mỗi khách hàng sẽ có những phản ứng riêng với từng chiến thuật khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp Inbound Marketing phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.
Social media marketing (Tiếp thị truyền thông xã hội)
Tiếp thị truyền thông xã hội là một trong những Inbound Marketing phổ biến nhất, vì nó cho phép các thương hiệu tiếp cận với mọi người ở bất kỳ quốc gia nào. Doanh nghiệp tạo nội dung truyền thông xã hội phù hợp với đối tượng mục tiêu của họ. Các loại nội dung từ social media bao gồm văn bản, video và hình ảnh. Trong đó, video là một trong những công cụ tuyệt vời để tạo tương tác với khán giả.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Một số nền tảng phổ biến nhất để tiếp thị truyền thông xã hội ngày nay gồm có Instagram, LinkedIn và Facebook. Một số thương hiệu cũng có thể thành công khi hoạt động trên các nền tảng như Clubhouse, Twitter và TikTok.
Blog content marketing (Tiếp thị nội dung blog)
Xây dựng nội dung blog là một trong những cách tiếp thị tuyệt vời nhằm cung cấp giá trị và xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể giải đáp những vấn đề và cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng mục tiêu. Đặc biệt, SEO là một trong những phương pháp phổ biến cho chiến lược tiếp thị nội dung Blog. SEO là viết tắt của cụm từ “Search Engine Optimization” – nghĩa là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Bằng cách áp dụng các kỹ thuật SEO cho các bài đăng trên blog, doanh nghiệp có thể tăng thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Ở phía cuối mỗi bài viết, doanh nghiệp nên có lời kêu gọi hành động (gọi là Call to action) như “Theo dõi Innovative Hub để có những thông tin mới nhất về Thương Mại Điện Tử B2B” với liên kết để đăng ký nhận bài viết cho người đọc.
Từ đó, doanh nghiệp có thể biến khách hàng truy cập trên web thành các thành viên trong cộng đồng cho thương hiệu. Cuối cùng, chìa khóa để tiếp thị nội dung blog hiệu quả đó là cung cấp thông tin hữu ích mà khách hàng mục tiêu đang hoặc sẽ tìm kiếm.
Video content marketing (Tiếp thị nội dung qua video)
Tiếp thị nội dung qua video là một hình thức Inbound Marketing lôi cuốn mà nhiều công ty sử dụng. Nó cũng giống với Tiếp thị nội dung blog, nhưng điểm khác là ở định dạng và cách truyền tải thông tin. Video được đăng trên các trang web phổ biến như YouTube, Dailymotion hoặc trên trang web doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang tạo nội dung blog thì nên đầu tư thêm nội dung tương tự bằng cách truyền tải qua video.
Events (Sự kiện)
Doanh nghiệp có thể trở thành nhà tài trợ ở các sự kiện, hoặc thiết lập một gian hàng hay thậm chí là tổ chức sự kiện cho riêng mình. Tham dự các sự kiện dành riêng cho ngành, như hội nghị và triển lãm thương mại, cũng là một ý tưởng hay để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Giá trị mà phương pháp sự kiện mang đến cho doanh nghiệp đó là gặp gỡ trực tiếp với khách hàng của mình, trong khi những phương pháp trên chỉ có thể thực hiện qua internet.
Vậy làm sao để thực hiện một chiến lược Inbound Marketing? Sau đây là 5 bước cơ bản dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Inbound Marketing hiệu quả.
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Nghiên cứu đối tượng mục tiêu là bước đầu tiên quyết định sự thành công của một chiến lược Inbound Marketing. Doanh cần cần đặt câu hỏi về khách hàng mục tiêu mà mình đang hướng đến, liệu họ có phù hợp với loại hình kinh doanh và sẽ sẵn sàng mua hàng của mình không? Vì sao họ cần doanh nghiệp và những vấn đề nào mà doanh nghiệp có thể giải quyết cho họ?
Sau khi đã đặt câu hỏi bước tiếp theo là vạch ra thông tin chi tiết về khách hàng lý tưởng, bao gồm vị trí của họ, quy mô của công ty và những điều tương tự. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hình dung được đối tượng khách hàng mà mình đang hướng đến.
Bước 2: Chọn phương pháp phù hợp
Như đã đề cập trước đó, Inbound Marketing có nhiều cách để triển khai. Để chọn phương pháp phù hợp doanh nghiệp cần xem xét về đối tượng khách hàng và ngân sách hiện có. Ví dụ, doanh nghiệp có đủ nguồn lực và ngân sách sẽ tổ chức những sự kiện lớn, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ dựa vào phương pháp tiếp thị truyền thông xã hội, hay còn gọi là social media marketing. Dù là phương pháp nào đi nữa thì nội dung chất lượng là yếu tố bắt buộc, hãy đảm bảo nội dung đến người đọc có một giá trị thực.
Bước 3: Lập kế hoạch
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi và điều phối nhân lực cho từng hoạt động. Nếu công ty đang sử dụng cùng lúc nhiều hình thức tiếp thị nội dung khác nhau thì việc lập kế hoạch là một điều thiết yếu. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định xem mục đích nội dung gửi đến khách hàng là gì và thời gian đăng tải nội dung hiệu quả.
Ví dụ, doanh nghiệp đầu tư và nội dung blog thì bước đầu tiêu là nghiên cứu từ khóa mà người dùng sẽ tìm kiếm trên Google. Liệu những từ khóa tìm kiếm đó phù hợp với những gì mà thương hiệu sẽ mang đến hay không?
Nếu doanh nghiệp nghiêng nhiều hơn về social media marketing thì có thể kiểm tra các trang của đối thủ để xem họ đang đăng loại nội dung nào và bài đăng nào đang nhận được nhiều tương tác nhất.
Bước 4: Tạo nội dung theo bản kế hoạch
Bước này sẽ có một chút khác biệt đối với từng chiến lược, tùy thuộc vào phương pháp doanh nghiệp sử dụng. Bất kể doanh nghiệp tạo ra nội dung gì, hãy tập trung vào chất lượng và giá trị. Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao và hãy có chủ đích với mọi thứ mà doanh nghiệp tạo ra. Doanh nghiệp phải hiểu rõ hơn về thông điệp của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp nên kết hợp các câu hỏi và câu nói để thu hút khán giả tham gia hoặc suy nghĩ nhiều hơn về nội dung đó.
Bước 5: Khởi chạy chiến dịch và theo dõi kết quả
Với mọi thứ đã được lên kế hoạch và chuẩn bị trước, đã đến lúc khởi động chiến dịch Inbound Marketing. Inbound Marketing không có điểm kết thúc khi doanh nghiệp khởi chạy chiến dịch của mình. Vì vậy, doanh nghiệp nên theo dõi kết quả và nghiên cứu số liệu phân tích để đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động bình thường và doanh nghiệp đang tiếp cận đúng đối tượng mong muốn.
Bạn có thể làm theo 8 bước đầy đủ và mới nhất từ chuyên gia Marketing Philip Kotler với Team ONESE.
Xem thêm:
Hãy liên hệ với Inbound Marketing Agency để bạn có những lựa chọn phù hợp nhé!
Triển khai inbound marketing giúp thu hút và xây dựng lòng trung thành của khách hàng bền vững
Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng-cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm.
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
Vòng đời khách hàng chính là giải pháp Marketing hữu hiệu giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nhóm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng trung thành. Với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã nắm rõ được những phương pháp quản trị vòng đời hiệu quả để gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.