‘Đòn bẩy’ kết hợp làm SEO, performance và inbound marketing giúp doanh nghiệp bứt phá doanh thu
09/06/2021 14:29 | Comments
Performance marketing là chiến lược phù hợp cho những doanh nghiệp hướng tới tính hiệu quả nhanh. Tuy nhiên liệu 2 phương thức trên đã thực sự tối ưu cho doanh nghiệp của bạn?!
Nội Dung Chính
Vì sao chạy quảng cáo performance marketing hay làm SEO đều không còn là giải pháp tối ưu?
Chạy quảng cáo (performance marketing) và SEO là phương thức từng ‘một mình’ gánh vác sức bật doanh nghiệp trong nhiều năm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển liên tục trong hành vi, nhu cầu dưới ảnh hưởng từ các yếu tố xã hội, chính trị…, cả 2 phương thức trên đều lộ ra những hạn chế đáng phải cân nhắc!
Trước khi đi sâu phân tích những vấn đề nội tại của từng phương thức, hãy dành chút thời gian tìm hiểu “Định nghĩa performance marketing là gì” và “Cách làm SEO website” để cùng thống nhất một vài khái niệm nhé!
Hạn chế của performance marketing
Ngưng quảng cáo cũng đồng nghĩa không có lead/ đơn hàng, đó là thực tại của không ít doanh nghiệp đang sống dựa vào ‘performance marketing’. Dù không thể phủ nhận performance marketing là phương thức mang tới tỷ lệ chuyển đổi cao trong thời gian ngắn tuy nhiên đây cũng là những phương pháp ẩn chứa nhiều ‘rủi ro’ bởi:
- Tính phụ thuộc cao vào các nền tảng quảng cáo: Thuật toán thay đổi có thể biến một chiến dịch ‘đang trên đỉnh vinh quang’ quay ngược về vạch xuất phát với chi phí gia tăng đột biến nhưng không đem lại kết quả tương xứng. Chưa kể những điều luật mới, cập nhập theo biến động chính trị, xã hội cũng là nguyên nhân khiến tài khoản bất chợt ‘đóng băng’!
- Bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người: Để mang lại hiệu quả cao nhất doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng một đội bài bản từ nội dung, thiết kế cho tới chuyên gia chạy ad. Tuy nhiên, nuôi quân trong nhà thường khá tốn kém và khó bền trong khi nếu phụ thuộc vào freelancer, bạn lại cần gánh thêm những khoản ‘phụ phí’ cùng nguy cơ gian dối, chiêu trò dưới áp lực chỉ tiêu!
- Hiệu quả cần kiểm chứng cho những ngành hàng có giá trị cao: Với những sản phẩm tiêu dùng, thời trang, phụ kiện điện tử… – giá trị không cao và quyết định mua hàng phụ thuộc phần nhiều vào cảm xúc, performance marketing là phương thức không thể thay thế. Tuy nhiên với những ngành khi mọi quyết định đều cần thời gian ‘nâng lên đặt xuống’ như bất động sản, xe hay phần mềm dịch vụ, tư vấn định cư/ du học…, khả năng chuyển đổi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa!
Bởi vậy, xét về lâu về dài, song song với performance, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc tới các phương thức bổ trợ – đầu tư một lần nhưng mang về hiệu quả dài lâu như SEO!
Hạn chế của SEO
Làm SEO là đưa thứ hạng website lên top đầu kết quả tìm kiếm… Với xu hướng hiện nay – người tiêu dùng thường nhấp vào những kết quả tự nhiên thay vì quảng cáo hiển thị trên Google, Cốc Cốc…, đây là lối đi ngắn nhất để tiếp cận với những đối tượng đang có nhu cầu thật sự nhưng chưa có những cái tên cụ thể trong đầu!
Nếu performance marketing là phương thức ‘đánh nhanh thắng nhanh’ thì SEO giúp doanh nghiệp ‘trường kỳ kháng chiến’ một cách nhàn tảng. Thực tế, khi đã xuất hiện trên trang nhất, dù không đẩy quảng cáo bạn vẫn có thể thu về lượng khách nhất định mỗi tháng! Hãy nghĩ thử mà xem, khi một nhu cầu xuất hiện – ví dụ như ‘học marketing’, việc đầu tiên bạn làm sẽ là gì? Google phải không?
Ở góc độ ngược lại, bản thân SEO cũng có những hạn chế không thể phủ nhận:
- Không có thứ hạng nào đứng yên mãi mãi: SEO là cuộc đua mỗi ngày, dù khi đã xuất hiện ở những vị trí đầu, nguy cơ rớt khỏi top 10 vị trí đầu tiên là rất thấp (trừ khi Google thay đổi thuật toán) nhưng bạn vẫn phải theo sát định kỳ để ‘giữ vững’ vị thế của mình trước sự ‘tấn công’ từ đối thủ.
- Sự thay thế của thương mại điện tử: Sự trỗi dậy của thương mại điện tử khiến hành vi tìm kiếm của khách hàng chuyển dịch từ Google và các công cụ tương tự, sang khám phá trực tiếp trên các ứng dụng Tiki, Shopee… Có thể nói với ngành dịch vụ hay các thương hiệu cao cấp, SEO vẫn là sân chơi chính nhưng các sản phẩm tiêu dùng, thời trang với giá trị vừa tầm, TMĐT lại là miền đất đáng đầu tư hơn!
- SEO chỉ là bước đầu tiên trong hành trình mua hàng: SEO thường là phương thức tối ưu trong việc đưa khách hàng tới gần thương hiệu, thế nhưng không có gì đảm bảo cuối cùng họ sẽ trở thành khách hàng của bạn! Điều này cũng tương tự khi bạn vô một cửa hàng trang sức, nếu không có nhân viên giữ bạn lại tư vấn, đôi lúc bạn sẽ bước ra nhưng không mua được gì! Đặc biệt khi sự khác biệt giữa bạn và đối thủ không quá lớn, chỉ sử dụng SEO để thuyết phục khách hàng là điều không thể!
Bởi vậy để phát huy hiệu quả của SEO, doanh nghiệp cũng cần những phương thức giúp ‘chăm sóc’ khách hàng ở giai đoạn tiếp theo. Dùng các kênh remarketing cũng là một cách. Thế nhưng nghĩ thử nhé, chẳng hạn:
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
- Điều khách hàng quang tâm là sản phẩm rẻ nhất bạn đang cung cấp nhưng vẫn xem toàn bộ danh mục website.
- Bạn đặt ra những công thức để remarketing theo những giả định về mối quan tâm của khách hàng (ví dụ kết quả trả về là sản phẩm có giá trị cao nhất).
Lúc này, đôi đũa lệch ‘nhu cầu – quảng cáo’ sẽ khiến remarketing trở thành ‘bà tiên mất đi đũa phép’, không còn hiệu quả nữa! Khi thiếu tính cá nhân hóa, khả năng thành công cũng chỉ là sự ‘đánh cược’ của xác suất!
Performance marketing không tối ưu, làm SEO cũng không phải giải pháp tốt nhất, vậy đâu là lối đi phù hợp cho doanh nghiệp trong xu hướng chuyển dịch số hiện giờ?
Inbound marketing – lối đi tối ưu cho những lĩnh vực khó
Inbound marketing là chiến lược kết hợp các phương thức quảng cáo quen thuộc theo cách mới dưới sự điều hành của hệ thống quản trị thông tin CRM để mang tới những trải nghiệm được thiết kế riêng cho từng đối tượng!
Nếu mọi con đường đều dẫn tới La Mã thì inbound marketing là cách marketer sử dụng các nền tảng quảng cáo có sẵn để xây dựng những ‘lộ trình’ đưa đối tượng mục tiêu tiền gần hơn về phía doanh nghiệp: từ người lạ thành khách quen, từ khách quen thành đại diện quảng bá thương hiệu!
Với phương thức này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào tạo ra những trải nghiệm liền mạch xuyên suốt hành trình ra quyết định của họ. Một chiến dịch inbound marketing sẽ bắt đầu từ SEO, Performance marketing và nhiều hơn thế:
- Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu từ khách hàng thực tế
- Đưa ra giả định hành vi và tìm kiếm họ trên digital thông qua performance marketing kết hợp với chiến lược content marketing viết riêng cho từng đối tượng
- Làm SEO với lộ trình nội dung mang tính dẫn dắt quyết định mua hàng của đối tượng hướng đến – thiên về tư vấn thay cho cổ vũ mua hàng. Đây cũng là tiền đề cho những hoạt động về sau!
- Điều hướng đối tượng mục tiêu về website/ bài viết có khả năng thuyết phục họ để lại thông tin thông qua social media marketing, thậm chí SEM, GDN..
Sau khi khách hàng đã để lại thông tin, tiếp đó cũng là lúc hệ thống CRM mang tới tỷ lệ chuyển đổi khác biệt:
- Tự động đánh giá xác suất chuyển đổi của từng lead theo cơ sở dữ liệu thu thập và tính toán, phân tích từ hệ thống machine learning. Từ đó, hệ thống chia lead làm 3 nhóm: nhóm cần ưu tiên tư vấn tức thì; nhóm có tiềm năng tương lai nhưng chưa chuyển đổi được ngay; nhóm không có khả năng chuyển đổi.
- Tự động chăm sóc những khách hàng tiềm năng qua các phương thức remarketing và email marketing automation dựa trên những lộ trình nội dung tối ưu cho từng đối tượng và giai đoạn họ đang dừng lại trên hành trình mua sắm
- Tự động phân chia lead tới nhân viên tư vấn phù hợp với xác suất chuyển đổi cao nhất
Và đó chỉ là những giai đoạn cơ bản của chiến dịch inbound marketing cũng như những lợi ích vượt trội mà hệ thống CRM mang lại.
Theo digimatter
Bài viết liên quan:
- 5 bước xây dựng hệ thống lead scoring giúp tối ưu hiệu suất tư vấn, chuyển đổi
- 9 mẹo viết Description giúp tăng lưu lượng chuyển đổi
- Những con số thống kê Video marketing và chiến lược 2021
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.