Trong hoạt động kinh doanh, tài sản là yếu tố quyết định đối với việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thử thách đặt ra cho sự phát triển của doanh nghiệp là phải làm thế nào tránh những thất thoát không cần thiết, đồng thời sử dụng hợp lý và hiệu quả tài sản của doanh nghiệp.

Quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường đồng thời tránh được những rủi ro thất thoát.

1. Khái niệm tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó.

Một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, không thể tồn tại và phát triển lâu dài nếu không có tài sản. Chính vì vậy, cần thực hiện quản lý tài sản để những tài sản đó đem lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

​Quản lý tài sản hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh được thất thoát hàng chục triệu đồng.

2. Đặc điểm của tài sản

Tài sản được phân bổ đủ cho tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình này diễn ra liên tục, ổn định tránh lãng phí và tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản. Do đó, tài sản trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

  • Thuộc sở hữu bởi một người nào đó, ở đây là doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
  • Mỗi tài sản đều có những đặc tính nhất định.
  • Tài sản có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất.
  • Là những thứ đã tồn tại hoặc đang tồn tại và có thể có trong tương lai.
  • Tài sản có tính chuyển nhượng hoặc chuyển đổi: Một tài sản có thể chuyển nhượng giữa những người đang sống với nhau. Một tài sản có thể được mua, bán, tặng, cho với người thứ ba.

Tài sản là tất cả nguồn lực của doanh nghiệp và được phân bổ vào quá trình sản xuất kinh doanh.

3. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền.
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
  • Các khoản phải thu ngắn hạn.
  • Hàng tồn kho.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển lớn hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm:

  • Các khoản phải thu dài hạn.
  • Tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình.
  • Bất động sản đầu tư.
  • Tài sản tài chính dài hạn.
  • Tài sản dài hạn khác như: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, tài sản dài hạn khác.

4. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh

Khi nền kinh tế có sự biến động như tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng… thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng tích cực sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng tài sản cao. Còn những ảnh hưởng tiêu cực như nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền dẫn tới sự tăng giá của các loại vật tư, hàng hóa.

Môi trường pháp lý

Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành, hệ thống pháp luật sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trương, đường lối cơ bản của Nhà nước luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Môi trường khoa học công nghệ

Những tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng với những thành tựu đạt được đã làm cho các tài sản cố định của doanh nghiệp bị lỗi thời, lạc hậu nhanh chóng. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự mất vốn của doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng lớn đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Doanh nghiệp vì thế cần phải chú trọng vào việc thường xuyên đổi mới thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Rủi ro bất thường

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro bất thường như: nợ khó đòi, khủng hoảng kinh tế, rủi ro về thiên nhiên như bão lụt, động đất, hỏa hoạn… có thể làm thiệt hại tài sản của doanh nghiệp, dẫn đến việc hao hụt tài sản, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Sự biến động thị trường

Những biến động về giá cả, số lượng, cung cầu… tác động đến kế hoạch sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu thị trường đầu ra tăng thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh chóng, doanh nghiệp sớm thu hồi được giá trị tài sản, vòng quay tài sản sẽ nhanh còn nếu ngược lại, thị trường đầu ra có xu hướng giảm thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, vòng quay tài sản sẽ chậm lại, hiệu quả sử dụng tài sản bị hạn chế.

Điều kiện tự nhiên, môi trường, cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,…ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường,… đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia… ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động vốn và sử dụng tài sản, khả năng giao dịch thanh toán… của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc thù riêng như: tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh… Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động

Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu trình độ quản lý kém sẽ dẫn đến việc thất thoát, hư hỏng tài sản trước thời hạn. Bên cạnh đó, tay nghề của người lao động là nhân tố quyết định đến việc sử dụng tài sản tiết kiệm hay lãng phí, quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Phương án đầu tư sản xuất kinh doanh

Nếu nắm bắt được thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, bên cạnh đó là năng lực của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định được phương án sản xuất kinh doanh mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng tài sản cao.

Sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh

Sự kết hợp giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản không phù hợp thì không những không phát huy tác dụng của tài sản mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp

Mức độ sử dụng năng lực hiện có

Sử dụng lãng phí tài sản hoặc không tận dụng hết các nguồn lực đều khiến cho đồng vốn không sinh lời và gây lãng phí. Nhưng nếu sử tận dụng quá mức mà không có phương án để duy trì và nâng cao năng lực sản xuất thì doanh nghiệp cũng khó có thể tồn tại và phát triển lâu dài được.

Năng lực quản lý tài sản

Năng lực quản lý tài sản là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp bị tác động và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

5. Những lưu ý cụ thể về quản lý tài sản của tại cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp

Để quản lý tốt một cơ sở kinh doanh không chỉ đơn thuần là quản lý sản phẩm. Các máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất phải bỏ tiền ra để đầu tư đều là những tài sản của công ty mà chủ doanh nghiệp cần lưu tâm.

  • Thiết lập nội quy bảo quản tài sản như hết giờ làm phải vệ sinh, cất giữ, che đậy, tránh nắng mưa,…
  • Bảng hiệu, hộp đèn, máy móc vi tính khi hư hỏng cần sửa chữa, bảo trì, bảo hành thường xuyên.
  • Xe cộ để giao hàng phải được bảo dưỡng, có kho để tránh hư hỏng, ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng.
  • Máy quẹt thẻ phải hướng dẫn nhân viên sử dụng đúng cách, bảo quản, giữ gìn nếu không sẽ bỏ lỡ khách hàng.

Như vậy, trên đây là những thông tin cần thiết về quản lý tài sản trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả và tránh được những tổn thất, thất thoát về tài sản.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo nhanh.vn