4 yếu tố then chốt trong quá trình phát triển sản phẩm
26/10/2020 10:33 | Comments
Cốt lõi của doanh nghiệp chính là sản phẩm mà công ty mang đến cho người tiêu dùng. Sản phẩm đặc biệt, độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng, tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy làm thế nào để có thể lên được chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu 4 yếu tố then chốt trong quá trình lên chiến lược sản phẩm và bài học ấn tượng từ Nike qua bài viết đưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Tại sao cần phát triển chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm cũng là cơ sở để xây dựng chiến lược giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Một chiến lược đúng đắn giúp thiết lập hướng đi đúng cho sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu.
Đồng thời, chiến lược sản phẩm đúng đắn giúp hạn chế rủi ro và thất bại, giúp các P còn lại (promotion, place, price..) đi theo hiệu quả và đúng hướng.
Chiến lược sản phẩm giúp định hướng rõ ràng
Khi có một chiến lược sản phẩm rõ ràng, có định hướng cụ thể, nhân viên trong tổ chức sẽ có mục tiêu rõ ràng để nỗ lực và phát triển.
Đồng thời, với một chiến lược rõ ràng, đội ngũ phát triển sản phẩm sẽ hiểu hơn mục đích chiến lược của công ty thay vì bị cuốn vào chi tiết nhỏ nhặt và đánh mất mục đích doanh nghiệp.
Đặc biệt, với một chiến lược sản phẩm rõ ràng, đội ngũ sales bán hàng sẽ thấu hiểu sản phẩm, từ đó đề xuất những ý tưởng bán hàng độc đáo và cách truyền thông tin sản phẩm đến khách hàng chất lượng nhất.
Chiến lược sản phẩm giúp định rõ quy trình phát triển sản phẩm
Rất nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu phát triển sản phẩm bỏ qua bước lên chiến lược và tập trung vào những chi tiết nhỏ hơn như concept, theme, công dụng..
Nếu không có định hướng chiến lược sản phẩm ngay từ ban đầu, doanh nghiệp dễ bị “lost”, đi lòng vòng và tốn thời gian vào những việc không cần thiết, đặc biệt là startup với vấn đề tiềm lực hạn chế.
Chỉ khi có chiến lược sản phẩm rõ ràng, bạn mới có bức tranh rõ ràng hơn về quy trình phát triển sản phẩm, giúp bạn định hình các bước phù hợp, hiệu quả cho riêng doanh nghiệp mình.
Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng hướng
Trong quá trình phát triển sản phẩm mới, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với giai đoạn hiện tại. Mỗi quyết định thay đổi đều sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình, thời gian, nguồn lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định những yếu tố nào cần ưu tiên.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Lúc này, vai trò của một bản chiến lược rõ ràng ngay từ đầu là không thể thiếu. Dựa trên bản chiến lược ấy, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chiến lược sáng suốt về cách điều chỉnh kế hoạch.
4 yếu tố then chốt trong quá trình phát triển sản phẩm
Một chiến lược sản phẩm hiệu quả xoay quanh 4 yếu tố quan trọng: tập trung vào khách hàng tiềm năng, hiểu đối thủ, tìm đầu ra hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng.
Tập trung vào khách hàng tiềm năng
Bạn không thể phát triển một chiến lược sản phẩm mà không hiểu khách hàng mà bạn muốn tiếp cận.
Hãy xác định rõ nhu cầu khách hàng tiềm năng cần, và làm thế nào để sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề hay yêu cầu ấy.
Việc tập trung vào xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu (customer personas) và nhu cầu của họ sẽ giúp chiến lược sản phẩm của bạn có hướng đi rõ ràng.
Đồng thời, hãy luôn chuẩn bị cho việc thay đổi chiến lược khi bạn nhận được những feedback khác nhau của khách hàng.
Hiểu đối thủ
Trong bất cứ lĩnh vực nào, bạn sẽ đều có đối thủ riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu, so sánh đối thủ, làm sao để sản phẩm của bạn có thể nổi bật trên thị trường vô cùng quan trọng
Sản phẩm thành công luôn chứa yếu tố khác biệt. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là lợi ích của sản phẩm.
Đối thủ cạnh tranh hiểu đơn giản là những người có cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giải quyết nhu cầu cơ bản giống bạn. Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ tốt hơn, chất lượng tốt hơn hay giá thấp hơn sẽ là yếu tố khác biệt cho thương hiệu của bạn.
Đồng thời, hãy nghiên cứu chính khách hàng đã đến với bạn; Tại sao họ chọn bạn mà không phải là đối thủ? Chắc chắn bạn sẽ có nhiều ý tưởng không ngờ đấy!
Tìm hiểu đầu ra
Chiến lược sản phẩm sẽ cho các cổ đông biết họ sẽ thấy quá trình đầu tư của họ trong tương lai sẽ ra sao. Bạn cần ngồi nhìn lại những điều sau:
Mô hình kinh doanh của bạn là gì? Nếu sản phẩm của bạn dựa trên web, bạn sẽ tạo doanh thu thông qua việc bán không gian quảng cáo chứ?
Nếu sản phẩm của bạn là hàng tiêu dùng, nhà bán lẻ nào sẽ phân phối nó? Hay sản phẩm sẽ được bán độc quyền trực tuyến?
Kinh doanh sẽ không phải là kinh doanh nếu không nói đến lợi nhuận. Việc đưa ra một sản phẩm mà không hình dung được khách hàng sẽ mua như thế nào sẽ khiến chiến lược sản phẩm của bạn không hiệu quả.
Cân nhắc các yếu tố vĩ mô
Môi trường vĩ mô là tổng hợp của các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến công ty của bạn.
Có thể đó là chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa có thể làm ảnh hưởng đến bối cảnh bạn kinh doanh và cách khách hàng có thể xem sản phẩm của bạn.
Mặc dù không hoàn toàn có thể dự đoán được những yếu tố này, chiến lược sản phẩm của bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Song song với phát triển sản phẩm, cân nhắc các yếu tố công nghệ, nhu cầu, hành vi khách hàng cũng giúp chiến lược sản phẩm của bạn đầy đủ hơn.
Chiến lược sản phẩm của Nike Free
Nike luôn được biết đến là thương hiệu với chiến lược liên tục cải tiến sản phẩm ngay từ những đôi giày đầu tiên sản xuất. Tuy nhiên, vào năm 2005, công ty mạo hiểm khi giới thiệu tới thị trường sản phẩm Nike Free. Đây được coi là chiến lược táo bạo, độc đáo cho một đôi giày chạy và rất nhiều người, kể cả nhân viên Nike đã lo lắng sản phẩm này sẽ thất bại.
Nhưng, với chiến lược sản phẩm được cân nhắc kỹ lưỡng Nike đã tạo ra một chiến dịch truyền thông – marketing gây được tiếng vang đáng kinh ngạc với khách hàng. Cùng tìm hiểu một chiến lược sản phẩm mới của Nike nhé!
Khách hàng mục tiêu của Nike Free
Sau khi đã thành công nghiên cứu thị trường, Nike tiếp tục thiết lập mục tiêu cho mẫu giày mới của mình. Nếu nó trông độc đáo, nó cần phải có một yếu tố khác biệt làm cho nó nổi bật; nó cần thiết để làm cho các vận động viên chạy nhanh hơn bao giờ hết.
Để làm điều này, Nike đã nghiên cứu 10 người đàn ông và phụ nữ chạy mà không có giày. Sử dụng máy ảnh tốc độ cao và cảm biến áp suất trên chân của các vận động viên, nhóm nghiên cứu đã nắm bắt chính xác cách bàn chân phản ứng khi người chạy không giày.
Với dữ liệu này, nhóm phát triển đã tạo ra một đôi giày bắt chước các chuyển động tương tự mà họ quan sát thấy trong video.
Hiểu đầu ra
Vì sản phẩm mới này sẽ không giống một đôi giày chạy truyền thống, Nike cần có lí do để các vận động viên sẽ mua sản phẩm
Tuy nhiên, sẽ rất khó để thuyết phục khách hàng thay đổi những đôi giày họ đã quen thuộc. Thay vào đó, Nike giúp khách hàng hiểu tại sao NIKE FREE có thể giúp họ luyện tập và định vị sản phẩm như một công cụ đào tạo.
Nike Free được thiết kế với tiêu chí tối đa độ linh hoạt và giảm thiểu lớp đệm đàn hồi. Bên cạnh đó, Nike còn giới thiệu thêm hệ thống đánh số nhằm xác định mức độ đàn hồi của mỗi đôi giày được trang bị công nghệ mới này. Nike Free 3.0 có đế mỏng nhẹ gần như chạy chân trần, còn Nike Free 7.0 (đã ngưng sản xuất) êm và đàn hồi nhất.
Nghiên cứu thị trường
Nhóm nghiên cứu của Nike muốn tạo ra một chiếc giày sáng tạo nhưng quen thuộc với người dùng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã khảo sát các huấn luyện viên theo dõi để xem những người tập chạy cần những gì.
Theo nghiên cứu của Nike tại Đại học Stanford, các huấn luyện viên thường cho học viên chạy chân trần. Mặc dù nó đi ngược lại tầm nhìn vốn có của Nike, đây chính xác là đột phá sản phẩm mà thương hiệu cần để tiếp tục phát triển.
Nguồn: aimacademy.vn
Bài viết liên quan
- Sự nhầm lẫn giữa Digital Branding và Digital Marketing bạn nên chú ý
- Marketer ngành du lịch cần lưu ý điều gì khi làm digital marketing?
- Những kĩ năng cần thiết để bạn có thể trở thành một Digital Marketing Manager
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn