Có thể thấy rằng Branding thực chất là một hoạt động và là một nhiệm vụ của Marketing. Điều đó vẫn đúng đối với Digital Branding và Digital Marketing cho dù chúng được thực hiện trên một platform khác.

Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao Coca Cola lại tiêu hàng triệu USD để làm một series các MV về sự sẻ chia trong mỗi kì Giáng sinh thay vì đưa ra những phiếu giảm giá? Hay điều bí mật nào nằm sau những bức ảnh những người phụ nữ khỏe khoắn trên trang Twitter của Outdoor Voice – một thương hiệu thời trang cho nữ nổi tiếng ở Mỹ với tuyên bố: “Bán phong cách chứ không đơn thuần là bán quần áo”? Có thể bạn đã từng nghĩ rằng đó đơn thuần chỉ là những hoạt động Marketing trên nền tảng số. Nhưng sự thật đằng sau sẽ chứng minh cho bạn thấy tất cả mọi hoạt động đó đều chứa đựng những nội dung có tính chiến lược lâu dài chứ không đơn giản là quảng cáo để mua hàng mà câu trả lời thực sự nằm ở hai từ: “Digital Branding”.

su-nham-lan-giua-digital-branding-va-digital-marketing-ban-nen-chu-y

“Branding” và “Digital Branding” hay “Bình mới rượu cũ”

Trước khi đi tìm hiểu sự khác biệt thật sự giữa Digital Marketing và Digital Branding hãy cùng Cam quay lại khái niệm cơ bản Branding và lí do xuất hiện Digital Branding nhé!

Branding, nói một cách ngắn gọn, là một quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài, về cả mặt lí tính và cảm tính nhằm mục đích cuối cùng là khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ và ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng. Những giá trị nền tảng mà công việc “Branding” phải làm đó là “kiến tạo” Brand Attribute (đặc tính thương hiệu) như logo, màu sắc, bao bì,… Brand Benefit (Lợi ích thương hiệu) gồm lí tính và cảm tính hay Brand Personality (Tính cách thương hiệu) như: sang trọng, thô ráp, mạnh mẽ, quyến rũ,…

su-nham-lan-giua-digital-branding-va-digital-marketing-ban-nen-chu-y2

Trong bối cảnh với sự bùng nổ của các nền tảng số và sự phát triển nhanh như vũ bão của các mạng xã hội, doanh nghiệp giờ đây đã có nhiều cơ hội hơn để “chạm” tới khách hàng. Chính vì thế, điều đó khiến cho các hoạt động Branding không thể dừng chân ở việc đơn thuần xây dựng thương hiệu ở “thế giới thực” nữa mà phải tìm kiếm và “thắt chặt” thêm nữa mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng qua nền tảng Digital. Và, rõ ràng, từ thách thức và cơ hội đó, “Digital Branding” ra đời như một cách để đưa toàn bộ những giá trị mà thương hiệu đã tạo dựng lên trên nền tảng số, bằng nhiều công cụ truyền tải khác nhau như hình ảnh, video, status,… nhằm khắc sâu thêm dấu ấn của họ. Như vậy, về bản chất, Digital Branding là Branding nhưng được thực hiện ở một “trận địa khác” mà thôi!

Digital Marketing và Digital Branding liệu có khác nhau ?

Hai “anh em” trên một cuộc hành trình

Trong quy trình RSTP –  một mô hình làm Marketing được sử dụng rộng rãi, có thể thấy rằng Branding thực chất là một hoạt động và là một nhiệm vụ của Marketing. Điều đó vẫn đúng đối với Digital Branding và Digital Marketing cho dù chúng được thực hiện trên một platform khác. Nếu xem xét sâu hơn về bản chất, Marketing là hoạt động tìm kiếm, khai phá và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, còn Branding ra đời như là một bước trong quá trình thỏa mãn nhu cầu đó . Đây là khâu chủ chốt, thường được đặt lên đầu tiên nên rất nhiều người nhầm lẫn giữa Marketing và Branding hay nâng Branding lên một tầm cao hơn Marketing. Và những hiểu lầm đó tiếp tục được “chuyển sang” Digital Branding và Digital Marketing!

su-nham-lan-giua-digital-branding-va-digital-marketing-ban-nen-chu-y3

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Như vậy, về “diện mạo” hay cách thể hiện, cùng chung một từ “Digital” nên hai khái niệm này rất giống nhau vì đều tận dụng bộ ba kênh phân phối nội dung “thần thánh” “Paid-Owned-Earned” – là những kênh truyền thông vừa để “branding” cho sản phẩm, vừa để thực hiện các hoạt động khác của Marketing. Tuy nhiên, những chiến dịch Digital  Marketing thường là ngắn hạn và được thực hiện khi công ty muốn tăng thị phần hay dòng tiền trong khi Digital Branding có hướng đi dài hạn hơn và luôn phải “show” liên tục để thương hiệu không bị “mất hút” trong tâm trí khách hàng trước đối thủ cạnh tranh.

Nhưng lại tìm những đích đến khác nhau…. 

Như đã phân tích ở trên, Branding rõ ràng được tận dụng để thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm hay doanh nghiệp mà không đề cập đến hành động mua hàng của bạn hoặc tìm cách khiến bạn mua hàng. Và cũng tương tự như vậy, Digital Branding xuất hiện với “sứ mệnh” tối thượng là cung cấp những giá trị, truyền cảm hứng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng qua những cách trực quan hơn như: Video, Phim ngắn, Hình ảnh, Infographic,….

Sau khi “Digital Branding” làm thay đổi nhận thức và niềm tin của người dùng thì “Digital Marketing” với bản chất là hoạt động Marketing nhắm tới việc thay đổi hành vi người tiêu dùng. Bằng những hình thức đa dạng trên nền tảng số, họ muốn khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn hay thường xuyên hơn hoặc khuyến khích lòng trung thành. Tuy nhiên, xét đến cùng, mục tiêu cuối cùng của Digital Branding hay Digital Marketing đều là tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và dòng tiền cho doanh nghiệp.

Hãy giả sử bạn muốn mở một tiệm giày cho người đi leo núi. Với ngân sách “khiêm tốn”, bạn muốn làm một chiến dịch Digital Marketing trên fanpage Facebook. Sau khi khảo sát thị trường, bạn muốn định vị sản phẩm của mình với đặc tính là: bền, chắc, nhẹ kèm theo logo, màu sắc, bao bì và mời Influencer là những người có đam mê với môn thể thao này nói về sản phẩm. Đó chính là cách bạn tự “Digital Branding” cho đôi giày của mình. Sau đó, bạn tiếp tục thực hiện các hoạt động khác trong chiến dịch Digital Marketing của mình như: Email Marketing, SMS, Digital Ad hay một vài give-away để quảng bá cho sản phẩm của mình. Điều đó khiến thương hiệu của bạn được củng cố và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng nhiều hơn.

Kết

Tuy một mà hai, tuy hai mà một, “Digital Branding” và “Digital Marketing” là “anh em” song hành với nhau để làm nên một thương hiệu thực sự. Cam hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc không chỉ hiểu được tầm quan trọng của chúng mà còn có thể ứng dụng nhiều hơn trong học tập và công việc sau này!

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo camnest.vn