Hoạt động và triển khai Marketing Mix sẽ giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh các kênh tiếp thị phù hợp theo từng thời điểm. Vậy Marketing Mix là gì và chiến lược áp dụng như nào cho hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Được đánh giá là một trong những công cụ phổ biến nhất được các marketer sử dụng trong việc tìm chính xác kênh tiếp thị và phân phối quảng cáo trên thị trường, marketing mix đã quá quen thuộc với những người làm trong lĩnh vực marketing. Nhưng để thực sự hiểu ý nghĩa của nó thì ít người biết đến.

Marketing Mix là gì?

Marketing mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp là một tập hợp những công cụ tiếp thị kết hợp với nhau và được doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Đây là một phương thức bổ trợ cho marketing có nhiệm vụ sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động hiệu quả hơn và đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh chóng hơn.

Marketing mix là gì?

Tầm quan trọng của Marketing Mix

Hiểu được tầm quan trọng của chiến thuật marketing mix chính là cánh cửa mở ra hướng đi phù hợp với doanh nghiệp. Sau đây là những giá trị mà mô hình này mang lại:

  • Cung cấp dữ liệu để phân bổ tài nguyên: Sự phân bổ nguồn lực và tài nguyên bao gồm con người và tài chính là một trong những nhiệm vụ đảm bảo mang lại sự thành công cho marketing. Nguồn lực này phụ thuộc khá nhiều vào mô hình marketing mix và giúp tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp và mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Phân bố dữ liệu: Marketing mix mang lại cho doanh nghiệp sự chuyên môn hoá. Vì vậy, mọi thành viên thuộc doanh nghiệp đều được phân bố dữ liệu và chia nhỏ công việc để đảm bảo tính thuận tiện và thông minh nhất có thể.
  • Tạo cơ hội xúc tiến thương mại: Không chỉ là những giải pháp với mục đích hỗ trợ các chính sách về sản phẩm, giá hay nhà phân phối, marketing mix còn tạo ra những cơ hội xúc tiến thương mại giúp tăng cường được hiệu quả của những chính sách đó. Tức là, nhờ có lợi ích xúc tiến thương mại của marketing mix mà doanh nghiệp tạo được ưu thế và sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh.

3 chiến lược Marketing Mix phổ biến

Hiểu được marketing mix là gì, bạn cũng không thể nào bỏ qua những chiến lược marketing mix phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp nên biết và tìm hiểu sau đây.

  • Marketing Mix 4P: Là một mô hình truyền thống được xây dựng bởi E. Jerome McCarthy vào năm 1960, Marketing mix 4P được sử dụng vô cùng phổ biến và nổi tiếng đối với nhiều doanh nghiệp. Nó được xem là nền móng cho Marketing mix hiện nay và được sử dụng để giảng dạy trong nhiều trường đại học trên thế giới. Marketing mix 4P bao gồm 4 phần là product, price, place và promotion.
  • Marketing Mix 3P: Các chuyên gia nghiên cứu đã bổ sung thêm Marketing Mix 3P bao gồm Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý) và People (con người) để tăng cường thêm sức mạnh cho các hoạt động marketing. Bởi sản phẩm không chỉ là hàng hoá hữu hình nữa mà còn có thêm cả các dịch vụ vô hình nữa.
  • Marketing Mix 4E: Mô hình Marketing Mix 4E do Brain Fetherstonhaugh xây dựng được xem là mô hình mang tính kế thừa, sửa đổi và lấy nền móng phát triển từ những cơ sở bền vững nhất của Marketing Mix truyền thống trong thời đại thay đổi không ngừng.
  • Marketing Mix 4C: Mô hình Marketing Mix 4C được xây dựng vào năm 1990 bởi Robert F. Lauterborn và được xem là bản mở rộng của Marketing Mix. Nó bao gồm các thành tố cost, Consumer Wants and Needs, Communication và Convenience.

Cần làm gì để thực hiện tốt mô hình Marketing Mix

Để triển khai và thực hiện tốt mô hình marketing mix thì bạn cần phải biết những việc mình nên làm dưới đây.

Doanh nghiệp của bạn cần phải xác định được rõ các vấn đề, lợi ích cũng như đối tượng mà sản phẩm hướng tới trước khi đưa ra những chiến lược phát triển cho một sản phẩm mới bất kỳ. Sau khi đã xác định rõ ràng những chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần có những phương thức truyền thông để tiếp thị sản phẩm hiệu quả.

Có sự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích rõ ràng ưu – nhược điểm của đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn và rút kinh nghiệm trong tương lai. Hơn thế, doanh nghiệp nên chú trọng đến vấn đề sử dụng nguồn nhân lực và tiến hành thực hiện kết hợp các phương pháp hoạt động một cách tổng thể để nhận được những hiệu quả tốt hơn.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Có thể thấy tầm quan trọng của marketing mix đối với các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt là những kiến thức hữu ích được đưa ra trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ ràng marketing mix là gì cũng như các chiến lược marketing và những việc làm để thực hiện marketing mix hiệu quả.

Triển khai inbound marketing giúp doanh nghiệp “tạo” ra khách hàng bền vững

Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng-cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm.

Triển khai hoạt động Inbound Marketing giúp doanh nghiệp thu hút, thấu hiểu, đáp ứng và giữ chân khách hàng bền vững.

Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…

Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.

Nguồn tham khảo: Bizfly

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0  – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.