Vì sao heatmap không được marketer VN sử dụng nhiều?
05/07/2020 11:58 | Comments
Heat map hay còn gọi là bản đồ nhiệt – là một công cụ thể hiện dữ liệu trực quan hành vi của người dùng truy cập vào website thông qua màu sắc. Đây là công cụ xuất hiện cũng đã khá lâu trong giới marketing online.
Nhưng hiện tại sự phổ biến của công cụ này ở Việt Nam thực sự quá chênh lệch so với thế giới.
Với 1 từ khoá ‘heatmap’, ta sẽ tìm thấy hằng hà sa số các bài viết ở nước ngoài về công cụ này, nhưng ở VN, chỉ thấy quanh đi quẩn lại 1 vài bài viết đơn giản, hoặc được dịch lại từ các bài tiếng Anh.
Nếu như các công cụ là SEO như Ahrefs, Keywordtool, Majestic… hoặc email marketing như Mailchimp, Getresponse… ngày càng thịnh hành và marketer đua nhau dùng thì heatmap có vẻ như chưa được để mắt nhiều lắm.
Rõ ràng marketer Việt Nam không hề kém cạnh so với thế giới trong việc ứng dụng công cụ, và sự ít phổ biến của heatmap cũng mang về 1 dấu hỏi… Vậy vì sao heatmap không được marketer VN sử dụng nhiều? Bài viết này sẽ đi vào làm rõ điều đó.
Giá cao
Nếu điểm qua một số nhà cung cấp heatmap có tiếng trên toàn cầu, ta sẽ thấy những cái tên như Crazy Eggs, Lucky Orange, Mouseflow, bla bla đều có thời gian dùng thử dịch vụ khá ngắn (cao nhất là 30 ngày), còn mức phí khi hết thời gian dùng thử này thì thấp nhất cũng cỡ 25 đô / tháng trở lên (cỡ 580K).
Lưu ý, đấy là phí sử dụng của 1 THÁNG. Phí một năm đôi khi có chiết khấu vài % nhưng vẫn rất đáng kể (với người Việt thì hơi đáng sợ).
Với các marketer nước ngoài, con số đấy cũng chẳng bỏ bèn gì và tâm lý coi đó như 1 món đầu tư, nên việc sẵn sàng trả phí nguyên năm cũng chẳng khiến họ ngại ngần. Nhưng về VN thì câu chuyện hoàn toàn ngược lại, mức giá như thế được coi là khá cao, không phải ai cũng sẵn sàng chi trả.
Thêm cái nữa, với ‘chính sách’ thắt lưng buộc bụng, chỉ dành ngân sách cho các công cụ marketing phù hợp nhất, cộng với đa phần chưa quen với suy nghĩ về đầu tư, nên heatmap thường không phải là lựa chọn hàng đầu (top list) khi marketer VN xách tiền đi shopping.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Nhưng các công cụ như Ahrefs, Getrespone… vẫn được coi là mắc, vậy tại sao marketer VN vẫn xài đều đều? Vậy thì phải kể đến lý do thứ 2.
Không thể mua chung
Việc mua chung công cụ có lẽ khởi phát mạnh trong vòng 2 năm nay, khi nhu cầu sử dụng Ahrefs, Keywordtool… (đã được chứng minh là hiệu quả) rộ lên như nấm thì các dịch vụ mang tính chất góp tiền mua chung cũng theo đó mà lên.
Người mua chung vẫn dùng được đầy đủ các tính năng của phần mềm, nhưng tiền bỏ ra để dùng thì mỗi người một ít. Quá ngon!
Nhưng việc này chỉ được với những công cụ ‘có thể dùng chung’ được thôi, còn với heatmap – ‘cái không thể dùng chung’ thì rõ là không được.
Vì vậy nếu muốn sử dụng một phần mềm heatmap tốt và chất lượng, ta phải tự gánh hết, chứ khó mà kiếm ai chia lại. Số marketer chịu làm điều đó, chắc không nhiều.
Một lý do khác đến từ việc sử dụng hoặc cảm nhận đầu tiên của người sử dụng khi sử dụng…
Quá đơn giản
Lần đầu tiên (có thể thêm 2-3 lần nữa) sử dụng heatmap, có thể bạn sẽ thốt lên: ‘Thế này thôi à? Nhiêu đây hết rồi à?’
Chính xác! Giao diện của một heatmap dashboard thực sự chẳng mấy phức tạp, nhìn vào là có thể hiểu ngay.
Heatmap đủ đơn giản, nhưng có thể cung cấp những phân tích hữu ích mà có thể Google Analytics không làm được (hoặc không làm).
Nhưng chính sự đơn giản đó lại tạo ra 1 thắc mắc lớn: sao đơn giản mà mắc thế?
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần câu chuyện, phần còn lại chính là…
Các nhà phát triển phần mềm heatmap không chỉ dừng ở những tính năng cơ bản như click, scroll hay movement heatmap mà có có thêm các tính năng nâng cao hoặc bổ trợ khác mang lại giá trị cho người sử dụng.
Các tính năng có thể kể đến như:
- Session recording: ghi lại bằng video các thao tác khách truy cập thực hiện khi vào website
- Live heatmap: trực tiếp hành vi khách truy cập đang vào website
- Live chat: can thiệp hợp lý, đúng nơi đúng lúc đúng chỗ ngứa để tăng khả năng chốt đơn hàng.
- Phân tích phễu
- Phân tích form
- A/B testing
- bla bla bla
Sự gia tăng các tính năng này khiến cho giao diện phần mềm heatmap không còn đơn giản nữa. Thử tham khảo giao diện của Lucky Orange xem, các thiết lập tối ưu có thể mất đến vài hôm mới nắm hết được.
Hy vọng điều này có thể tháo gỡ tâm lý: quá đơn giản < quá mắc.
Bởi giá của một sản phẩm, dịch vụ sẽ được quyết định bởi giá trị nó mang lại, thay vì hình thức của nó có đơn giản hay không.
Không biết làm gì tiếp theo
Ngoài sự đơn giản như đã nói, một ‘vấn đề’ khác nếu lỡ xài heatmap là bạn có thể không biết những biểu đồ này nói lên điều gì, ngoài việc nhìn vào những đốm màu nóng nóng lạnh lạnh, rồi tự suy cho mình một nhận định nào đấy.
Giá trị của heatmap hẳn không thể chối cãi, nhưng cũng phải có kỹ năng một chút mới đọc ra được các thông tin từ đấy, và dĩ nhiên không phải ai cũng quen với việc đó.
Nguồn smartconvert.co
Bài viết liên quan
- Những lý do khiến chiến dịch Content Marketing thất bại
- Những lưu ý vàng giúp nâng cao hiệu quả content marketing
- Những dấu hiệu cho thấy chiến dịch content marketing của bạn đang bị người xem quay lưng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn