Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần phải tạo dựng được một môi trường thuận lợi cho văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển. Văn hoá kinh doanh được cấu thành từ nhiều yếu tố và đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bài học về sự phát triển của các n­ước NICs và sự thất bại của một số n­ước t­ư bản phát triển trong lĩnh vực kinh tế đã khẳng định một cách sâu sắc vai trò của nhân tố văn hoá. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, của xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, sự cạnh tranh trên thị trường thực chất là cạnh tranh của sắc thái văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh ngày càng trở thành một tất yếu, một xu thế khách quan trong xã hội hiện đại. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó.

Theo nghĩa rộng, văn hoá kinh doanh là một ph­ương diện của văn hoá trong xã hội, là văn hoá trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, những ph­ương thức và kết quả hoạt động của con ng­ười đư­ợc tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh.

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi-5-yeu-to-quan-trong-cau-thanh-nen-van-hoa-doanh-nghiep

Nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh.

Những nhân tố cấu thành nên văn hoá kinh doanh

1.Triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh. Yếu tố cấu thành của triết lý kinh doanh bao gồm lý tưởng, phương châm hoạt động, hệ giá trị và các mục tiêu của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh được hình thành từ thực tiễn kinh doanh và khả năng khái quát hóa, sự suy ngẫm, trải nghiệm của chủ thể kinh doanh. Triết lý kinh doanh là yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh. Nó thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa mạnh thì trước hết phải có triết lý kinh doanh mạnh, có tầm ảnh hưởng sâu sắc.

Mỗi doanh nghiệp muốn có văn hóa kinh doanh bền vững phải bắt đầu từ yếu tố cơ bản nhất là quan niệm kinh doanh đúng đắn. Làm sao để có được quan niệm kinh doanh đúng đắn và phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp là điều không hề đơn giản, đòi hỏi tầm nhìn, cái tâm và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của chủ thể kinh doanh.

2. Đạo đức kinh doanh

Văn hoá kinh doanh còn thể hiện ở hành vi, ở chính phẩm chất đạo đức, tài năng và phong cách của nhà kinh doanh. Đó là những phẩm chất đạo đức, nh­­ư tính trung thực, sự tôn trọng con ngư­­ời, luôn v­ươn tới sự hoàn hảo…; là sự hiểu biết về thị tr­­ường, về nghề kinh doanh, khả năng xử lý tốt các mối quan hệ, nhanh nhạy, quyết đoán và khôn ngoan; là phong cách làm việc, phong cách ứng xử và sinh hoạt, phong cách diễn đạt… của nhà kinh doanh.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng những quy phạm đạo đức trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh, tôn trọng các giá trị truyền thống… cũng là một sắc thái của văn hoá kinh doanh.

3. Văn hóa doanh nhân

Qua quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp, văn hóa của người lãnh đạo sẽ phản chiếu lên văn hóa kinh doanh. Những gì nhà lãnh đạo quan tâm, khuyến khích thực hiện, cách thức mà người lãnh đạo đánh giá, khen thưởng hoặc khiển trách nhân viên sẽ thể hiện cách suy nghĩ và hành vi của họ và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của toàn bộ nhân viên dưới quyền.

Doanh nhân là những người có vai trò quyết định văn hóa kinh doanh thông qua việc kết hợp hài hòa các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà và là vận mệnh chung của tất cả mọi người.

4. Văn hóa doanh nghiệp

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi-5-yeu-to-quan-trong-cau-thanh-nen-van-hoa-doanh-nghiep2

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng của văn hóa kinh doanh.

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng của văn hóa kinh doanh: mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng kinh doanh riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên văn hóa kinh doanh riêng biệt cho từng doanh nghiệp. Rõ ràng việc có được điều này là vô cùng quan trọng, giữa hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp trên thị trường thì có một đặc trưng riêng sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật, dễ nhận biết và có một định vị tốt trong tâm trí khách hàng và đối tác. Khả năng kinh doanh, cũng như uy tín của doanh nghiệp theo đó cũng được đẩy mạnh.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

5. Văn hóa ứng xử trong kinh doanh

Văn hoá kinh doanh còn thể hiện ở sự giao l­­ưu, giao tiếp trong kinh doanh. Đó là mối quan hệ giữa ngư­­ời bán và ngư­­ời mua, là văn hoá trong giao tiếp với khách hàng để tạo ra sự thích thú đối với họ; đó là thái độ với đối tác làm ăn, với đối thủ cạnh tranh; là văn hoá trong đàm phán, ký kết các hợp đồng th­­ương mại, là văn hoá trong soạn thảo các thông điệp quảng cáo… Đó còn là sự giao l­­ưu văn hoá giữa các vùng, miền của mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, sự cạnh tranh trên thị trường thực chất là cạnh tranh của sắc thái văn hoá kinh doanh. Văn hoá kinh doanh ngày càng trở thành một tất yếu, một xu thế khách quan trong xã hội hiện đại.

Phải bằng các biện pháp giáo dục, đào tạo kiến thức văn hoá cho các nhà kinh doanh để giúp họ nâng cao nhận thức và hành động. Phải thông qua các chương trình văn học nghệ thuật, thông tin nghe nhìn, giải trí, du lịch, câu lạc bộ… để giáo dục những ngư­ời làm kinh tế, kinh doanh nhất là những ng­ười chủ chốt.

Văn hoá kinh doanh là một giá trị không thể thiếu của hoạt động kinh doanh. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trư­ờng, trong môi tư­ờng cạnh tranh và hội nhập thì việc xây dựng và phát huy văn hoá kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết nh­ưng cũng không ít khó khăn. Văn hoá kinh doanh Việt Nam là một giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. Nó ngày càng đư­ợc khẳng định như­ một nguồn lực nội sinh của sự phát triển kinh tế Việt Nam. Quá trình khơi dậy và phát huy văn hoá kinh doanh Việt Nam là một sự nghiệp to lớn đòi hỏi phải phát huy cao độ văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý, nâng cao không ngừng văn hoá doanh nghiệp và xây dựng một đội ngũ doanh nhân có văn hoá.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo Nhanh.vn