Ưu và nhược điểm của chiến lược Micro Influencer trong marketing
19/06/2020 06:40 | Comments
Ta có thể thấy thương hiệu lớn nào cũng chọn những ngôi sao nổi tiếng để làm đại sứ thương hiệu cho một nhãn hàng nào đó trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có ngân sách đủ lớn để duy trì việc đó. Có một lựa chọn tốt hơn đó là Micro influencers.
Hãy tìm hiểu xem họ là ai và những lợi ích cũng như lưu ý khi làm việc với nhóm người ảnh hưởng này nhé.
Nội Dung Chính
Micro Influencers là ai?
Micro Influencers là những người “bình thường” có tầm ảnh hưởng nhỏ, họ có thói quen đăng những nội dung liên quan đến sở thích hay chuyên môn của mình trên mạng. Lượng fan của nhóm này không quá cao (từ 1 000 – 10 000) nhưng có độ tương tác khá tích cực. Micro-Influencers) cũng dễ dàng để tác động, thu hút hầu hết người dùng tương tác và kết nối với họ hơn, trong khi những người có ảnh hưởng lớn khó có thể tác động đến tất cả những người theo dõi họ.
Và trong một số trường hợp, lượng nhỏ nhóm người xem của Micro Influencers lại có những mục tiêu cụ thể hơn và Micro Influencers tương tác tốt hơn với họ, bởi vì họ tìm đến được với nhau cũng vì theo đuổi cùng một mục tiêu.
Ưu điểm của Micro Influencers
-
Chân thực hơn
Micro Influencers hoạt động tương tự như truyền thông bằng “word-of-mouth”. Nội dung họ mang lại sẽ thật hơn, thân thiện hơn so với những người đã quá nổi tiếng. Bởi nó có thể là bình luận, chia sẻ về một sản phẩm bất kỳ, thậm chí họ sẵn sàng trả lời từng comment, tương tác với fan của mình.
Hơn thế nữa, với sự thay đổi thuật toán của Instagram, ưu tiên sự xuất hiện của các nội dung mà người dùng thường xuyên tương tác sẽ giúp những nội dung tự nhiên của các micro-influencer tiếp cận nhiều hơn các quảng cáo thông thường.
-
Giá thành dễ chịu
Mức giá booking quảng cáo của micro-influencer sẽ “rẻ” hơn rất nhiều so với những người nổi tiếng, với profile khủng, và hàng triệu follower. Một bài post trên trang social media của ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam có thể lên đến 30 – 40 triệu, trong khi một beauty blogger mới nổi có thể đưa ra mức giá chỉ khoảng vài triệu, nhưng nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu hơn.
-
Nhắm đến đối tượng mục tiêu chính xác hơn
Các chuyên gia marketer nhận thấy rằng hiệu quả của các influencer không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với số lượng người theo dõi.Những con số về lượng follow, like, share từ một tài khoản Instagram hay Facebook của một cô người mẫu thời trang có thể sẽ làm bạn choáng ngợp. Nhưng trong số những follower đó, có rất nhiều người không hẳn yêu thích thời trang, hay có thói quen mua sắm quần áo thường xuyên. Thay vào đó, nếu kết nối với 100 blogger thời trang, trong đó mỗi người sở hữu khoảng 1,000 follower, bạn sẽ có khả năng nhắm đến những nhóm nhỏ nhưng tập trung hơn. Từ đó, Marketer sẽ hiểu hơn về hành vi, xu hướng của khách hàng mình, lượng tương tác sẽ đúng đối tượng mục tiêu và có chất lượng cao hơn.
Nhược điểm
-
Lượng follower ảo và tương tác ảo
Bên cạnh lượng follower thật thì có không ít tài khoản ảo được tạo ra để mua fan hay đánh bóng tên tuổi cho Micro Influencer. Tất nhiên độ tương tác từ lương fan này cũng không hề đem lại hiệu quả gì ngoài chuyện tốn tiền và công sức. Bước kiểm tra và chắt lọc từ lúc lựa chọn Micro Influencer sẽ giúp bạn loại bỏ những Influencer có follower “fake”.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
-
Quản lý nhiều Micro Influencer cùng một lúc
Để đảm bảo được số lượng người tiếp cận, thì bạn phải dùng nhiều micro influencer cùng lúc. Vậy thay vì làm việc với một người ảnh hưởng duy nhất, bây giờ bạn phải làm việc với khoảng một chục người ảnh hưởng siêu nhỏ cùng một thời điểm đó, chưa kể mỗi người lại có cách thể hiện và tương tác với fan khác nhau.
-
Thông điệp truyền thông thiếu thống nhất
Đôi khi các micro-influencer truyền đạt nội dung theo cách riêng không đáp ứng được tiêu chí của khách hàng. Để khắc phục điều này, một bản kế hoạch Marketing cụ thể cùng nội dung kèm văn phong, thông điệp được duyệt trước sẽ giúp bạn.
Khi đã nhận thấy ưu và nhược điểm của nhóm người ảnh hưởng này, Marketers có thể tận dụng khả năng của mình để ghi điểm hay hiểu sâu hơn về người dùng thông qua Micro Influencer. Bạn thậm chí có thể biến fan của họ thành fan của nhãn hàng miễn là chiến lược marketing bằng Micro Influencer của bạn phải được xây dựng kĩ càng, thậm chí sử dụng dài hạn. Và đừng quên để đạt hiệu quả tốt nhất cho cái bắt tay giữa 2 bên, cần có sự mềm mỏng, rõ ràng cả về KPI, thông điệp và phần thưởng cho những Micro Influencer này.
Bài viết liên quan
- Sử dụng hệ thống tiêu chí số lượng và chất lượng để đánh giá hiệu quả influencer
- 4 chú ý giúp thương hiệu của bạn xây dựng mối quan hệ với các Influencers
- Influencer Marketing là gì? Cập nhật xu hướng Influencer Marketing 2020
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Email: info@onese.vn
Theo Advertising Vietnam