Dạo này lên website WordPress thấy kết quả trả về rất chậm, nhưng bạn lại chưa biết cách làm thế nào để tăng tốc WordPress để cải thiện vấn đề này. Vậy thì hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn cách tối ưu tối ưu website, tăng tốc độ website WordPress.

Nội Dung Chính

Tại sao cần phải tăng tốc WordPress để cải thiện tốc độ cho website?

Người dùng hiện nay đang có sự mong đợi về website với tốc độ càng nhanh càng tốt, bởi sự chuyển động không ngừng của hệ thống Internet. Bởi vậy, việc thu hút người dùng chỉ với từng mili giây cũng đều trở nên đáng giá.

Nên bạn cần chú ý đến từng khía cạnh đến tốc độ của website, sự phản hồi của người dùng ngay lập tức.

Người dùng hiện nay đang có sự mong đợi về website với tốc độ càng nhanh càng tốt

Khi website có tốc độ tải trang quá lâu, dễ khiến cho người dùng cảm thấy chán nản, chờ đợi quá lâu cho mỗi thao tác chuyển đổi của mình. Điều này, khiến cho họ lựa chọn tìm một kết quả nào khác thay vì tiếp tục kiên nhẫn chờ website của bạn. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn mất đi kha khá lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào website.

Và dưới đây là một số thống kê về người dùng khi truy cập vào website:

  • Một giây bị chậm trễ khi trang phản hồi, có thể làm mất đi 7% lượng khách hàng tiềm năng.
  • Nếu như website tải chậm hơn 3s, người dùng sẽ chuyển hướng và đi tìm một kết quả khác.
  • Báo BBC thông báo rằng họ mất tới 10% lượng khách truy cập cho mỗi giây nếu như trang chủ không load.
  • Sau khi thời gian tải trang giảm xuống 36%, AliExpress tăng 10,5% đơn hàng cùng với 27% chuyển đổi.

Do vậy, việc cải thiện tốc độ website hay tăng tốc WordPress chính là công việc tối quan trọng đối với SEOer, để thu hút lượng khách hàng tiềm năng tốt hơn, và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng chính thức.

Tốc độ của website ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng SEO?

Tốc độ của website, hay còn gọi là thời gian để tải trang, là thuật ngữ liên quan đến thời gian trang web hiển thị kết quả đầy đủ, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một website có chất lượng và thân thiện với người dùng hay không.

1. Tốc độ của website là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng kết quả

Một website có tốc độ tải trang chậm, khả năng cao sẽ bị xếp hạng thấp hơn những trang web có thời gian tải ngắn. Bởi vì nếu như người dùng mất quá nhiều thời gian để tải kết quả về, Google sẽ rất khó để đánh giá toàn diện về website, bởi còn rất nhiều yếu tố khác mà chúng cần xem xét.

Google không có thời gian để chờ website thao tác quá lâu và chúng sẽ đánh giá không tốt về website. Điều đó, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website.

2. Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng

Tốc độ tải trang không chỉ gây ảnh hưởng đến các yếu tố xếp hạng, mà chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Nếu như website có tốc độ tải trang nhanh, thì người dùng nhanh chóng nhận được kết quả, họ mất ít thời gian để chờ đợi hơn.

Nếu kết hợp với nội dung chất lượng, cung cấp giá trị hữu ích đối với người dùng thì trang web của bạn hiển nhiên được đánh giá cao, đem lại thiện cảm với người dùng.

Kéo theo đó, time on site – thời gian ở lại trên trang lâu hơn, cũng chính là điểm cộng thông báo với Google về tính hữu ích đối với khách hàng, thứ hạng từ đó cũng được nâng lên theo.

Thậm chí, điều này khiến họ khắc sâu hơn trong tâm trí về thương hiệu, khả năng họ sẽ còn quay lại và mua hàng nhiều hơn.

3. Tốc độ website ảnh hưởng đến chỉ số Bounce Rate

Theo thống kê trên thiết bị di động, có tới hơn 72% khách hàng sẽ thoát ra khỏi trang, nếu như thời gian tải trang lớn hơn 5 giây.

Và hơn 55% người dùng sẽ tắt tab, hay chuyển qua một bài viết khác nếu như thời gian tải trang lớn hơn 3 giây đối với máy tính để bàn.

Chính vì vậy, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của tốc độ tải trang đối với trải nghiệm của người dùng và sự đánh giá toàn diện của Google.

Chỉ số Bounce Rate

Và bạn sẽ đánh mất đi một lượng khách hàng tiềm năng nếu như chiến lược SEO của bạn thiếu mất đi công việc tối ưu tốc độ tải trang.

4. Tốc độ của website ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu từ Google

Google sẽ nhanh chóng thu thập dữ liệu tốt hơn trên một website được tối ưu tốc độ tải trang.

Các trang web load chậm có thể do sử dụng quá nhiều File, hình ảnh có dung lượng lớn, hay không sử dụng các công nghệ hiện đại để tối ưu website…

Từ điều này, Google phải phân bổ tài nguyên, tiêu tốn năng lượng, băng thông và tài nguyên nhiều hơn.

Nguyên nhân khiến cho website WordPress bị tải chậm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một website sử dụng nền tảng WordPress tải chậm, phải kể đến như:

1. SEOer cài quá nhiều plugin

Plugin là những gói mở rộng, bổ sung và hoàn thiện các tính năng của nền tảng WordPress.

Kết hợp sử dụng các plugin giúp trang web tối ưu hơn với Google và người dùng. Tuy nhiên, nếu như quá lạm dụng lại khiến cho tốc độ tải trang trở nên trì trệ.

Bởi khi cài plugin, chúng hoạt động dựa trên cơ sở móc nối các hàm trong nhân WordPress. Và việc móc nối quá nhiều hàm như vậy khiến cho Google phải thực hiện quá nhiều tác vụ trước khi hiển thị kết quả về phía người dùng.

2. Hình ảnh trên trang web chưa được tối ưu

Nếu như website của bạn chưa được tối ưu, dung lượng quá lớn cũng có thể khiến cho tốc độ trả về kết quả chậm đi. Thậm chí là ảnh hưởng đến người dùng vì không để lại trải nghiệm hình ảnh tốt nhất đối với họ.

3. Vẫn còn sử dụng các plugin cũ không cập nhật

Các bản plugin cũ chưa được cập nhật khiến cho hiệu suất làm việc giảm hiệu quả, cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trang web tải chậm lại.

4. Trang web có sử dụng các Widget ở bên ngoài

Không giống như việc sử dụng các Widget được cài đặt sẵn ở trong WordPress. Các Widget ở bên ngoài này cần thêm thời gian để tải thêm nội dung hiển thị trên máy tính, hay điện thoại của người dùng, điều này khiến tốc độ tải trang bị chậm đi.

Cách tối ưu WordPress giúp tăng tốc độ của website

Bạn cũng có thể tối ưu WordPress để cải thiện tốc độ của website, giúp website thân thiện hơn trong mắt của người dùng và đối với Google.

1. Cài đặt và kích hoạt plugin All-in-One WP Migration

Trước khi tối ưu hóa website hay bất cứ công việc gì, bạn cần phải sao lưu lại cài đặt của mình. Công cụ All-in-One WP Migration sẽ giúp cho bạn thực hiện điều này, bao gồm: cơ sở dữ liệu, plugins, theme, uploads…

Lựa chọn hình ảnh với kích thước phù hợp. Hãy sử dụng hình ảnh có kích thước vừa phải, không quá lớn và có thể dựa theo đề xuất về kích thước hình ảnh trên WordPress.

Cài đặt plugin All-in-One WP Migration

2. Tối ưu hình ảnh WordPress với Plugin Wp Smush

Bạn hãy cài đặt và kích hoạt plugin Wp Smush để tối ưu hóa và nén hình ảnh cho website WordPress. Bạn cần đảm bảo rằng chức năng “Auto-Smush Images on upload” đã được bật lên. Từ đó, các hình ảnh trên website WordPress sẽ được tối ưu, thân thiện hơn với Google và người dùng.

3. Cài đặt và kích hoạt plugin WP Rocket

Plugin WP Rocket là một trong những plugin tạo cache tốt nhất hiện nay, đảm bảo tốc độ tải trang web nhanh hơn, giúp cải thiện thứ hạng SEO và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi.

4. Lưu ý khi tối ưu WordPress

Giảm thiểu, thu nhỏ hay loại bỏ các thứ không liên quan như: nhận xét, định dạng, khoảng trắng, hay những thứ mà máy tính không cần đọc. Sau đó lấy những nội dung của tập hợp riêng lẻ và tổng hợp chúng thành một tập lệnh duy nhất. Quá trình này có thể phá vỡ chức năng của website do sửa đổi dữ liệu. Nếu như gặp vấn đề này bạn hãy tắt tất cả những tính năng thu nhỏ/ kết hợp, và bật lại từng cái một đề tìm ra lỗi sai ở đâu.

Việc bạn thực hiện các thay đổi lớn trên trang web như: thêm plugin, sửa đổi CSS/theme thì bạn cần xóa bộ đệm, tải chúng lại thêm một lần nữa, để đảm bảo website của bạn ở phiên bản mới và hoàn thiện nhất.

Cách tăng tốc WordPress nhanh và hiệu quả nhất

Dưới đây là một số cách để tối ưu việc tăng tốc WordPress giúp tăng tốc độ tải trang, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và bán hàng được tốt hơn mà bạn có thể tham khảo.

1. Nén ảnh, tối ưu dung lượng hình ảnh

Đây là bước giúp bạn tối ưu hóa dung lượng hình ảnh, để tránh việc website bị quá tải, ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế việc sử dụng ảnh GIFTs bởi chúng có dung lượng khá là lớn.

Dung lượng ảnh ảnh hưởng đến tốc độ tải trang

Thay vào đó, hãy sử dụng hình ảnh có dung lượng phù hợp, định dạng tương thích, hay công nghệ nén ảnh để giữ được bức ảnh có chất lượng cao.

2. Tối ưu lập trình HTML/CSS, Javascript

Hãy loại bỏ các ký tự không cần thiết trong các file HTML/CSS, Javascript. Từ đó, các file sẽ nhẹ hơn mà vẫn thực hiện được đúng chức năng.

Bạn có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ việc tối ưu này như: Plugin WP Minify Fix, W3 Total Cache, Autoptimize.

3. Sử dụng CDN (mạng phân phối nội dung)

CDN giúp lưu trữ các file của website dưới trên một mạng máy chủ lớn, từ đó giúp cho bạn giảm đi khoảng 50% số Request Website.

Ngoài ra, còn tiết kiệm cho bạn 60% băng thông để tăng tốc độ của website.

Sử dụng CDN

Một số CDN khá phổ biến hiện nay như: Amazon Cloudfront, MaxCDN,…

4. Hạn chế khoảng thời gian phản hồi về máy chủ

Đây là khoảng thời gian được tính từ khi trình duyệt gửi yêu cầu đến Server, cho tới khi nó phản hồi lại, hay còn gọi là thời gian phản hồi về máy chủ.

Nếu thời gian này dưới 200ms (mili giây), thì thời gian phản hồi khá là nhanh. Và để cải thiện khoảng thời gian này, bạn có thể sử dụng công cụ Yslow và khi website ngày càng phát triển thì sẽ nâng cấp thêm dung lượng và chức năng của hosting để tối ưu website tốt hơn.

5. Lựa chọn theme phù hợp

Theme cũng là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng của một website. Và bạn chỉ nên dùng những bộ theme từ những nhà cung cấp uy tín, để đảm bảo khi sử dụng sẽ không bị lỗi Code, dính virus hay bị spam ẩn.

Trên thực tế, một bộ theme gọn nhẹ, giúp website trở nên tối ưu SEO, tốc độ tải trang nhanh hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng, và thứ hạng của website.

6. Giảm bớt đi số lượng plugin đã cài trên website

Việc sử dụng website WordPress có cài nhiều plugin có thể khiến tốc độ load trang bị ảnh hưởng rất nhiều. Do vậy, bạn nên cân nhắc loại bỏ đi những plugin không cần thiết và chỉ giữ lại những plugin thật sự là hữu dụng.

Việc giảm bớt một số plugin sẽ giúp cho tốc độ tải trang nhanh hơn.

7. Lược bớt những thông tin không quan trọng ở trên trang chủ

Không chỉ plugin gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, mà ngay cả số lượng bài viết, hình ảnh, văn bản và các liên kết ở trên trang chủ cũng là một trong các yếu tố gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Bạn nên lựa chọn và để lại những thông tin thực sự cần thiết, có liên quan đến website, và bỏ đi những nội dung thừa thãi.

Nguồn: Hapodigital

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn