Do dịch Covid-19, từ gặp gỡ, giao tiếp, mua sắm, giải trí, cho đến công việc của con người đều có thể giải quyết online. Do đó, miếng bánh Thương mại điện tử ngày một hấp dẫn, khiến các ông lớn cho đến nhưng đơn vị “tay ngang” đều ra sức trong cuộc đua giành thị phần.

Mua sắm trực tuyến lên ngôi trong thời dịch

Mua sắm trực tuyến lên ngôi trong thời dịch

Mua sắm trực tuyến lên ngôi trong thời dịch

Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, tụ tập ăn uống đều bị hạn chế, do đó thương mại điện tử ngày một lên ngôi. Người mua chỉ cần ngồi tại nhà, thông qua internet và các thiết bị di động, máy tính có thể chọn mua được những sản phẩm mong muốn với thao tác dễ dàng, tiện lợi.

Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao kéo theo các cá nhân, doanh nghiệp cũng đổ xô vào phát triển các gian hàng trực tuyến. Nhiều cửa hàng truyền thống cũng bị cuốn vào vòng xoáy “trực tuyến hóa”. Hầu hết siêu thị, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng đồ ăn, đồ uống, thời trang,… đều bắt đầu đẩy mạnh bán hàng online qua các kênh facebook, zalo hoặc website.

Zhou Junjie, Giám đốc thương mại của Shopee cho biết, doanh số bán hàng tại Indonesia tăng đến 120% trong 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 185 đơn hàng đã được đặt qua ứng dụng mua sắm Shopee trong quãng thời gian này.

Ông lớn Lazada cũng chia sẻ, doanh số trung bình hàng tuần của sàn thương mại điện tử này đã tăng 300% tại Singapore. Lazada cũng ghi nhận một con số ấn tượng khi giúp nông dân Malaysia bán 1,5 tấn rau quả.

Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử trong nước như Tiki, Sendo cũng thu hút lượng người dùng mới đáng kể. Tính đến tháng 2/2020, Sendo đã đạt hơn 300.000 người bán và 10 triệu người mua trên khắp cả nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Trong báo cáo kinh tế kỹ thuật số tại Đông Nam Á đã chỉ ra Việt Nam và Indonesia đang dẫn đầu khu vực với tốc độ tăng trưởng 40% mỗi năm. Trong khi đó, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines tăng 20-30%/năm.

Cuộc chiến thị phần này không chỉ có các sàn thương mại điện tử lớn, một số doanh nghiệp bán lẻ trong lĩnh vực thực phẩm, thời trang, thiết bị công nghệ, đồ gia dụng,… cũng “chớp thời cơ” và đạt được doanh số đáng kể.

Cuộc đua “đốt tiền” giành thị phần

Cuộc đua “đốt tiền” giành thị phần của các thương hiệu

Cuộc đua “đốt tiền” giành thị phần của các thương hiệu

Theo Mohit Agrawal, Giám đốc bộ phận Thấu hiểu hành vi người tiêu dùng (Nielsen Việt Nam): “Người Việt Nam đang dành nhiều thời gian hơn trên internet và mua sắm trực tuyến. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc triển khai Digital Marketing và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến”.

Trước hàng loạt cơ hội vàng, các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử không ngại chi trả mạnh tay cho quảng cáo trực tuyến. Trong báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2019, Công ty quảng cáo Adsota đã ghi nhân: ngành bán lẻ, thương mại điện tử có mức chi lên đến 23,9% tổng chi cho tiếp thị trực tuyến của toàn thị trường.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Mấu chốt tạo ra mức chi “khủng” này nằm ở cuộc đua quảng cáo giữa các sàn thương mại điện tử lớn. Người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp các quảng cáo đến từ Shopee, Lazada, Tiki, Sendo hoặc bất kỳ đơn vị bán lẻ, kinh doanh trực tuyến khác trên các kênh truyền thông: truyền hình, truyền thanh, báo chí, mạng xã hội,…

Các doanh nghiệp bán lẻ, cá nhân kinh doanh online cũng mạnh tay chi trả cho quảng cáo trực tuyến nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và mục đích cuối cùng đạt được vẫn là doanh thu bán hàng trực tuyến. Đa số các đơn vị, cá nhân này lựa chọn nền tảng quảng cáo chính là facebook, khách hàng dễ dàng bắt gặp những tin quảng cáo xen kẽ trên bảng tin của mình.

Covid-19 kéo theo những hệ lụy to lớn đến hoạt động kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các nhà quản trị ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh để từng bước vượt qua khủng hoảng. Trước mắt, bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp hơn, thương mại điện tử vẫn còn nhiều “đất dụng võ”. Do đó, tham gia giao dịch thương mại điện tử đã, đang và sẽ trở thành thói quen của nhiều người.

Cơ hội dành cho thương mại điện tử đang mở rộng, và thách thức, cạnh tranh cũng ngày một khốc liệt hơn. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức cũng chính là bàn đạp để các tên tuổi tham gia thị trường chứng minh năng lực thực sự của mình. Ai mang lại nhiều giá trị thiết thực, lâu dài cho khách hàng và kiểm soát dòng tiền hiệu quả sẽ tiếp tục trụ vững trên thị trường.

Nguồn: marketingai.admicro.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn