Tên thương hiệu luôn gắn liền với doanh nghiệp và tạo nên sự nhất quán về sứ mệnh tầm nhìn & chiến lược kinh doanh trên thị trường. Đặt tên cho thương hiệu là việc rất quan trọng vì vậy bạn hãy tìm hiểu kĩ để đưa ra tên thương hiệu thật phù hợp để phát huy tác dụng hữu hiệu tối đa trong các chiến dịch quảng cáo và truyền thông.

tam-quan-trong-cua-viec-dat-ten-cho-thuong-hieu

Tại sao đặt tên cho thương hiệu lại rất quan trọng?

Câu chuyện thương hiệu dưới đây từ McDonald’s sẽ chứng minh cho chúng tai sao đặt tại sao đặt tên cho thương hiệu lại quan trọng đến vậy.

Câu chuyện tên thương hiệu McDonald’s

– Giờ đây, anh đã thôn tính McDonald’s từ chúng tôi, tôi có thể hỏi anh một điều?

– Được, tôi nghe

– Tôi đã dẫn anh đi xem toàn bộ chuỗi sản xuất, mọi bí mật về mô hình vận hành của McDonald’s chúng tôi không giấu anh điều gì, tại sao sau khi biết nó anh không về tự mở một hệ thống tương tự với cái tên riêng của mình?

– Tôi không tự mở, vì có một thứ tôi không thể có

– Đó là gì?

– Đó không chỉ là hệ thống… đó là một thứ đặc biệt. Thiếu thứ này những kẻ bắt chước chưa chắc đã thành công lớn.

– Là gì vậy?

– Đến anh mà cũng không biết là gì. Đó là cái tên. Cái tên McDonald’s anh hiểu chứ? Một cái tên nghe thật lộng lẫy, một cái tên rất Mỹ.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

– ???

– Nếu là cái tên Kroc’s liệu anh có đến ăn burger tại cửa hàng có cái tên nghe hãm hãm như Kroc’s không?

Người hỏi là Dick – founder của McDonald’s.

Người trả lời là Ray Kroc, người đàn ông bán máy đánh sữa 52 tuổi đã thôn tính và biến McDonald’s thành thương hiệu ăn nhanh số một thế giới.

(Nguồn: trích từ phim The Founder)

Những nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu không hề dễ và luôn là vấn đề làm các chủ doanh nghiệp đau đầu nhất khi mới thành lập. Cách bạn đặt tên cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh sau này. Khách hàng không thể nhớ nổi tên thương hiệu, cùng các lưu ý khi đặt tên thương hiệu khác mà chúng tôi liệt kê bên dưới

tam-quan-trong-cua-viec-dat-ten-cho-thuong-hieu2

Đặt tên thương hiệu có khó không? Những nguyên tắc cơ bản khi đặt tên thương hiệu?

Nếu không muốn mọi nỗ lực marketing của bạn đổ sông đổ biển, bạn phải chọn một cái tên không những dễ nhớ mà còn phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Chọn tên thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ

Đối với những cửa hàng nhỏ và chỉ muốn dừng lại ở đó chứ không muốn phát triển thêm, thì bạn có thể bỏ qua vấn đề này. Nhưng nếu bạn muốn mở rộng và gắn bó lâu dài với cửa hàng, doanh nghiệp của mình (vd: thành lập một chuỗi cửa hàng), bạn nên chọn một cái tên có thể bảo hộ được.

Một khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển và trở nên lớn mạnh, một cái tên được bảo hộ về mặt pháp lý có thể giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro đồng thời tránh bị “nhái” thương hiệu.

Nên đặt tên thương hiệu có sẵn tên miền

Thời buổi công nghệ, chúng ta kinh doanh không thể thiếu một website cho doanh nghiệp. Mặt khác, đa phần các website doanh nghiệp đều lấy theo tên thương hiệu. Vậy nên, nếu bạn có ý đặt tên thương hiệu nhưng không thể đăng ký tên miền với cái tên đó thì nên xem xét lựa chọn một cái tên khác để phát triển. Bạn cũng nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt, phòng trường hợp bị người khác mua trước.

Chọn tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ

Nếu khách hàng không nhớ tên họ sẽ nhắc đến doanh nghiệp của bạn bằng cách nào? Hoặc khi muốn giới thiệu với bạn bè họ phải giới thiệu bằng cái tên gì? Hay là họ lại nhớ và giới thiệu nhầm tên doanh nghiệp của bạn sang tên đối thủ?…

Khách hàng không nhớ tên doanh nghiệp có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt. Nhưng bạn lại không thể ép khách hàng phải nhớ một cái tên nếu cái tên đó quá phức tạp và khó nhớ.

Khi đặt tên thương hiệu hiệu hãy chọn những cái tên đơn giản, có chứa các nguyên âm a,i,o, e cho dễ nhớ. Ngoài ra tên thương hiệu của bạn cần phải đánh vần được thì mới có thể đăng ký bảo hộ được nhé các bạn.

Không liên tưởng đến nghĩa tiêu cực

Chắc hẳn bạn sẽ không muốn người khác cười nhạo, chế giễu tên thương hiệu của mình đâu đúng không nào?

Khi đặt tên thương hiệu, hãy tránh các lỗi về âm lẫn về nghĩa, làm khách hàng liên tưởng tới những hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm, đen đủi, rủi ro… Đặc biệt nếu bạn sử dụng tên nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từ ngữ đó. Bởi lẻ có những từ ngữ mang nghĩa tốt ở quốc gia này nhưng lại mang nghĩa xấu ở quốc gia khác. Biết đâu, ngày nào đó khi bạn đang đứng trên “bục vinh quang” lại có kẻ “vạch lá tìm sâu” thì khổ.

Hãng hàng không Indochina Airlines của nhạc sĩ Hà Dũng từng có cái tên “Tăng Tốc” và không được phép bay, vì khi viết không dấu nó thành “Tang Toc”…. Suy cho cùng, ai lại muốn bay trên máy bay của hãng tang tóc cơ chứ!

Liên quan với ngành nghề hoặc sản phẩm

Tên thương hiệu không nhất thiết phải liên quan tới ngành nghề hoặc sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp nhỏ, mới, chưa được biết đến nhiều, đặt tên thương hiệu liên quan với ngành nghề sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông, quảng cáo.

Tên thương hiệu cần khác biệt

Trong kinh doanh, việc trùng lặp hoặc tương đồng về tên thương hiệu mang lại cho bạn rất nhiều bất lợi, đặc biệt là khi bị tương đồng với các đối thủ trực tiếp. Ví dụ khách hàng có thể nhầm lẫn cửa hàng của bạn và cửa hàng của đối thủ, dẫn đến nguy cơ mất khách hàng.

Khi đặt tên thương hiệu lưu ý không nên đặt tên giống hoặc na ná với đối thủ cạnh tranh, kể cả sử dụng những yếu tố mà đối thủ đã sử dụng.

Thế giới di động đã từng bỏ rất nhiều tiền để mua tên miền dienmay.com và làm marketing cho mảng điện máy của họ, nhưng cuối cùng lại bỏ không dùng tên này mà sau lại dùng cái tên sau này quá đổi nổi tiếng “Điện Máy Xanh”. Lý do rất đơn giản: “điện máy” thì quá chung chung và không thể nào phân biện được với các điện máy khác. 

tam-quan-trong-cua-viec-dat-ten-cho-thuong-hieu3

Tên thương hiệu cần đảm bảo sự khác biệt – Cái tên “Điện Máy Xanh” là một ví dụ điển hình.

Đúng phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Khách hàng là người Việt, phân khúc tầm thấp chắc chắn sẽ khó hiểu/ khó đọc một cái tên “ngoại”. Ngược lại khách hàng quốc tế khó có thể chấp nhận một cái tên “Việt”. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi đặt tên thương hiệu bạn hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (trong hay ngoài nước), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc thấp, bình dân, bạn nên chọn những cái tên đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu. Ngược lại với phân khúc cao, bạn nên chọn những cái tên thể hiện sự xa xỉ, cao cấp, hào nhoáng.

Một chiến lược thương hiệu dù đúng hướng vẫn có thể không có tác dụng nếu khâu triển khai không hiệu quả. Các bài viết về thương hiệu trên các điểm chạm khác nhau là hình thức thể hiện quan trọng để khách hàng biết rõ những gì doanh nghiệp muốn nói.

Chiến lược thương hiệu nhất quán với sứ mệnh, tầm nhìn & chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời cần có một nền tảng chiến lược thương hiệu mạnh mẽ triển khai nhất quán, tập trung các hoạt động truyền thông marketing giai đoạn tiếp theo.

Các giá trị cảm xúc thương hiệu sẽ theo đuổi & triển khai trong các hoạt động về xây dựng bộ nhận diện & hoạt động truyền thông quảng cáo. Sau tất cả, giá trị cốt lõi đọng lại lớn nhất làm điểm nhấn nổi bật của một thương hiệu là gì.

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Nguồn tổng hợp từ Interloka & Suno