Tại sao doanh nghiệp không có chiến lược Marketing đúng đắn sẽ thất bại?
06/01/2023 09:16 | Comments
Tại sao Uber thất bại ở Việt Nam? Colgate – Palmolive đã vươn lên thành đế chế tỷ đô từ bờ vực phá sản như thế nào? Lỗi sai nào đã khiến một chuỗi nhà hàng đón tiếp 1 triệu khách mỗi ngày giảm gần 1 nửa giá trị công ty? Câu trả lời nằm ở chiến lược marketing. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu marketing strategy là gì qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Marketing strategy là gì?
Marketing strategy (hay chiến lược marketing) là logic marketing mà doanh nghiệp tuân theo để tạo ra giá trị cho khách hàng, từ đó tạo ra mối quan hệ có lợi nhuận giữa họ và doanh nghiệp (Philip Kotler và cộng sự, 2018).
Theo Investopedia, chiến lược marketing là một kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp để tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng và biến họ thành khách hàng của các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Như vậy, chiến lược marketing là một kim chỉ nam mà doanh nghiệp đi theo để tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận, và người tiêu dùng thu được giá trị qua các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Chiến lược marketing bao gồm 4 nội dung chính, được tóm lại thành 4 chữ P:
- Product – Sản phẩm
- Price – Giá
- Place – Phân phối
- Promotion – Quảng bá
Nội dung Marketing strategy là gì?
1. Mô hình 4Ps cho các sản phẩm vật chất
Mô hình 4Ps là mô hình marketing hỗn hợp gồm 4 yếu tố chiến lược marketing: Product – Sản phẩm, Price – Giá, Place – Phân phối, Promotion – Quảng bá. 4 yếu tố này là các yếu tố chiến lược marketing cho sản phẩm vật chất.
Product – sản phẩm – là một mặt hàng được phát triển hay sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định.
Price – giá – là số tiền mà khách hàng phải trả để sở hữu sản phẩm.
Place – phân phối – là nơi trưng bày, giới thiệu và trao đổi mua bán sản phẩm.
Promotion – quảng bá – là các hình thức truyền thông marketing dùng để thông báo, thuyết phục đối tượng mục tiêu về lợi ích của một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, vấn đề nào đó, thường mang tính một chiều.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
2. Mô hình 7Ps cho các sản phẩm dịch vụ
7Ps là mô hình marketing mix cho các sản phẩm dịch vụ. Vì dịch vụ có tính vô hình,không thể tách rời, không đồng nhất, không thể cất trữ,…, ngoài 4Ps sẵn có, mô hình marketing mix cần bổ sung thêm 3Ps để đem đến khách hàng giá trị tốt nhất. 3Ps này bao gồm:
People – con người, bao gồm nhân sự của doanh nghiệp và công chúng mục tiêu.
Process – quy trình bao gồm quy trình thực hiện sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ.
Physical Evidence – bằng chứng hữu hình, cơ sở vật chất.
3. Mô hình 4Cs – Sự chuyển đổi của 4Ps trong thời đại số
Trong cuốn Marketing 5.0 của Philip Kotler và cộng sự, các tác giả có nói rằng “Trong thời đại số, vòng đời của sản phẩm đang ngắn dần, sự thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng và phát triển sản phẩm diễn ra liên tục. Vì vậy, các mô hình marketing truyền thống không còn phù hợp.”
Để thích nghi với những sự thay đổi này của thời đại, mô hình 4Cs ra đời.
Consumer (Người tiêu dùng) – chữ C đầu tiên nhấn mạnh mong muốn, nhu cầu của khách hàng và giải pháp cho vấn đề của họ chứ không chỉ đơn thuần là sản xuất ra sản phẩm và nghĩ cách bán nó.
Cost (Chi phí) – cách tiếp cận tập trung vào khách hàng đã mở ra một insight mới về giá. Cost không đơn thuần chỉ là giá tiền của sản phẩm, mà còn là giá để khách hàng thỏa mãn khi mua sản phẩm.
Convenience (Sự tiện lợi) – trong 4Cs, convenience là việc làm cho quá trình tiếp cận, mua, sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng nhất có thể.
Communication (Giao tiếp) – khác với promotion (quảng bá), giao tiếp là sự trao đổi thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Việc tương tác với khán giả sẽ giúp doanh nghiệp luôn thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu của họ, từ đó có ưu thế cạnh tranh.
Nguồn Cleverads
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.