Phương pháp nhận diện đối thủ cạnh tranh hiệu quả
31/03/2023 06:25 | Comments
Đối thủ cạnh tranh không chỉ là những sản phẩm/thương hiệu cùng ngành hiện hữu mà còn bao gồm cả những đối thủ tiềm ẩn như khả năng gia nhập thị trường của nhóm doanh nghiệp nào đó hay sản phẩm thay thế tiềm tàng ảnh hưởng tới sản phẩm của ta. Cùng xem rõ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, cùng cung cấp các chủng loại sản phẩm và phục vụ phân khúc khách hàng mục tiêu cũng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng tương tự như doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy, để có thể vượt trội hơn và hình dung được tổng quát nhất bức tranh về thị trường và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động thì việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ là vô cùng quan trọng.
Nội Dung Chính
Vì sao doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh?
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là một quá trình xác định các doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm, dịch vụ tương tự với doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Và dựa trên các tiêu chí kinh doanh đã được đưa ra trước đó để đánh giá đối thủ.
Nếu bạn thực hiện các hành động phân tích các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình thì những lợi ích mà bạn nhận được có thể kể đến như:
- Giúp bạn có thể xác định được cách nhìn của khách hàng đối với doanh nghiệp của mình và doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh để tìm ra và cải thiện các vấn đề mà doanh nghiệp mình còn yếu kém.
- Tiết lộ các thông tin thích hợp về cơ hội kinh doanh, độ bão hoà của thị trường cũng như các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp của bạn có thể xác định được điểm mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ cạnh tranh kinh doanh để khắc phục, hạn chế các yếu điểm và cải thiện, nâng cao những điểm mạnh đồng thời tận dụng được các ngách thị trường mà đối thủ chưa từng ghé qua.
Các loại đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Để phân tích đối thủ cạnh tranh một cách chính xác và hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần nắm rõ các loại đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh dưới đây.
Đối thủ trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp có các phân khúc khách hàng, dòng sản phẩm, giá bán sản phẩm hay năng lực cạnh tranh tương tự với doanh nghiệp bạn trên phân khúc.
Đây là những thương hiệu sẽ được khách hàng đưa lên bàn cân so sánh với thương hiệu của bạn.
Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn hay còn gọi là đối thủ tiềm năng là những doanh nghiệp có khả năng cao tham gia và cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn trong cùng một phân khúc khách hàng hay cùng một lĩnh vực kinh doanh nhưng chưa thực sự gia nhập.
Đối thủ gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp kinh doanh các dòng sản phẩm, dịch vụ khác với doanh nghiệp của bạn nhưng lại có khả năng giải quyết tương tự một nhu cầu cụ thể nào đó của khách hàng.
Khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm của đối thủ ngay cả khi không có sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả
Hầu hết mọi người đều cho rằng việc phân tích đối thủ cạnh tranh là một việc làm đơn giản. Tuy nhiên, để có thể phân tích được các đối thủ cạnh tranh hiệu quả thì bạn cần phải nắm vững một số bước cơ bản sau.
Bước 1: Lên danh sách đối thủ
Trước tiên, bạn nên bắt đầu tìm trên các trang mạng điện tử phổ biến như Google, trang mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, ấn phẩm thương mại,… để xác định được các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực doanh nghiệp của bạn và đưa chúng vào phân tích.
Bạn cũng có thể chọn nhóm đối thủ cạnh tranh dựa trên các tiêu chí như:
- Các doanh nghiệp cùng bán các sản phẩm tương tự
- Có cùng cơ sở kinh doanh, tương đồng trong cách tiếp thị đối tưởng nhân khẩu học hoặc cả hai doanh nghiệp cùng mới tham gia thị trường,..
Bạn nên có cái nhìn toàn cảnh và tạo ra một danh sách đa dạng từ 7-10 đối thủ cạnh tranh trước khi quyết định đối thủ sẽ phân tích.
Bước 2: Phân loại
Dựa trên danh sách đối thủ cạnh tranh cần phân tích mà bạn thu thập được, bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện chính là phân loại danh sách đó dựa theo các cấp độ cạnh tranh. Bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm năng để xây dựng được những chiến lược và kế hoạch phân tích phù hợp.
Bước 3: Thu thập thông tin
Để có thể thu thập thông tin của các đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả, bạn cần phải xác định và thu thập được các nhóm thông tin đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh cụ thể là:
- Tổng quan: Bạn cần nắm rõ được những thông tin mang tính chung nhất và toàn diện như kết cấu, cách hoạt động và quy mô của đối thủ.
- Sản phẩm: Để hoạch định các chiến lược Marketing và cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp mình thì bạn phải tìm hiểu được giá cả cũng như đặc tính về sản phẩm của đối thủ.
- Kênh phân phối: Tìm hiểu về cấu trúc cũng như hoạt động kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh kênh phân phối của mình một cách phù hợp.
- Truyền thông: Cách thức tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến của đối thủ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp bạn.
- Khách hàng và sự nhận thức của họ: Bạn nên tiến hành thu thập những đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp, dựa trên những phản hồi xấu để rút ra kinh nghiệm và cải tiến các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 4: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi đã thu thập đầy đủ các dữ liệu của đối thủ thì bạn cần sắp xếp những dữ liệu đó vào bảng phân tích để có thể chia sẻ và cập nhật dễ dàng hơn. Trong bảng phân tích nên có các tiêu chí như giá cả, sản phẩm, khả năng tương tác, nội dung truyền thông, yêu cầu của khách hàng,…
Bước 5: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể dựa trên mục đích phân tích của mình để lựa chọn và kết hợp với một trong năm mô hình phân tích phổ biến nhất hiện nay: mô hình SWOT, mô hình năm lực lượng cạnh tranh Michael Porter, ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM, mô hình đa giác cạnh tranh và phân tích các nhóm chiến lược sao cho phù hợp.
Bước 6: Báo cáo
Sau khi đã tìm hiểu và phân tích các thông tin cần thiết của đối thủ, bạn cần trình bày và báo cáo bảng phân tích đó với cấp trên của mình. Một bản báo cáo đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả và củng cố được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Một số lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh
Để việc phân tích các đối thủ cạnh tranh đạt được kết quả cao, khi phân tích bạn cần chú ý một số những lưu ý sau:
- Kiên trì trong phân tích: Thông tin của đối thủ cạnh tranh phải được tập hợp trong một khoảng thời gian dài bởi họ luôn phát triển không ngừng. Vì vậy, bạn phải liên tục thực hiện phân tích chứ không phải chỉ một lần.
- Lưu ý thời gian phân tích: Khi xem xét các dữ liệu của đối thủ, bạn cũng cần phải nghiên cứu sự thay đổi và phát triển của doanh nghiệp theo thời gian thay vì chỉ xem xét các phương pháp tiếp cận khách hàng của họ trong một thời điểm nhất định.
- Xác định được định hướng ngay từ đầu: Việc phân tích sẽ trở nên khó khăn và bạn sẽ bị chìm đắm trong mớ thông tin hỗn độn khi không xác định được định hướng ban đầu và mục tiêu cuối cùng cụ thể.
- Đầu tư để có thông tin chất lượng: Quá trình thu thập dữ liệu và phân tích đối thủ sẽ được đơn giản hoá nếu bạn dám đầu tư để thu về cho doanh nghiệp mình những thông tin thực sự chất lượng.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về phân tích đối thủ cạnh tranh mà chúng tôi muốn chia sẻ và giới thiệu đến với bạn đọc. Qua bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ được lý do vì sao nên phân tích đối thủ cạnh tranh cũng như các loại đối thủ và các bước phân tích hiệu quả để ứng dụng cho việc kinh doanh của mình.
Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp phát triển website hiệu quả
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
Nguồn tham khảo: Bizfly