Như chúng ta đã biết chyển đổi là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay nếu như không muốn bị đánh bật ra khỏi thị trường. Và những điều doanh nghiệp cần làm là phải phân tích được các dữ liệu số hóa và việc chuyển đổi số.

Trong đó các yếu tố về: sản phẩm số, tăng năng suất làm việc, trải nghiệm khách hàng số… là những tiêu chí đánh giá hàng đầu về một doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Tuy nhiên, thực tế thì nhiều doanh nghiệp vừa  và nhỏ hiện nay vẫn còn lúng túng khi bắt tay vào triển khai, chưa lên được lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp. thậm chí còn đang mơ hồ giữa các khái niệm số hóa và chuyển đổi số.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn “bắt nhịp” được xu hướng này trước hết cần đi những bước nhỏ nhưng thật chắc chắn. Và ebook  Để không bị “ảo tưởng” trên đường đua chuyển đổi số sẽ là gợi ý giúp bạn có những quyết định đúng đắn.

Phân biệt Số hóa và Chuyển đổi số (Digitization, Digitalization và Digital Transformation)

1. Số hóa là gì ?

Ở đây có 2 cấp bậc chúng ta cần phân biệt rõ: Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình

  • Số hóa dữ liệu: Quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng analog sang định dạng kỹ thuật

Ví dụ: Giấy tờ bản cứng chuyển thành file mềm trên máy tính; ghi chú trên giấy  nhập lên bảng tính Excel hay báo cáo giấy chuyển thành file PDF

  • Số hóa quy trình: Quá trình xử lý dữ liệu để đơn giản và tự động hóa quy trình.

Ví dụ: Sử dụng phần mềm CRM, HRM… để tối ưu hóa quy trình làm việc; sử dụng phần mềm để thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực.

phan-tich-su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so

2. Chuyển đổi số là gì ?

Là quá trình sử dụng dữ liệu số hóa, các ứng dụng số hóa để làm thay đổi toàn bộ doanh nghiệp và tạo ra một mô hình doanh nghiệp hoàn toàn mới từ văn hóa, cách nghĩ và cách làm việc.

Ví dụ: Taxi truyền thống sang taxi công nghệ, cửa hàng bán cà phê truyền thống chuyển sang mô hình kinh doanh cà phê điện tử.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

phan-tich-su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so2

phan-tich-su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so3

3. Sự khác nhau giữa Số hóa và Chuyển đổi số

Từ cách hiểu cùng ví dụ minh họa chúng ta đã hiểu chính xác hơn về hai khái niệm này phải không nào. Tuy nhiên, không ít người đang nhầm lẫn giữa Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình là một, nhưng không phải vậy. Hãy để ý yếu tố “al” trong khái niệm Digitization và Digitalization. Về bản chất, số hóa quy trình cấp phát triển cao hơn, đã có yếu “số” bao hàm để làm thay đổi cách làm hiện tại, mang lại hiệu quả hơn. Và đa số doanh nghiệp Việt hiện nay đều đang ở giai đoạn số hóa quy trình và số ít đã chuyển đổi số thành công.

phan-tich-su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so4

Tiêu chí đánh giá khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Để đánh giá khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp cần căn cứ theo 4 tiêu chí cốt lõi:

  • Tăng năng suất cá nhân
  • Tương tác với khách hàng
  • Tối ưu quy trình
  • Chuyển đổi sản phẩm số

Và trả lời các câu hỏi bên dưới để tự đánh giá và biết doanh nghiệp mình đang ở đâu.

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp bạn lưu trữ dữ liệu ở đâu ?

  1. ​File server
  2. Giấy / tủ hồ sơ
  3. Clound: Google Drive / Office 365…
  4. Ổ cứng máy tính cá nhân

Câu hỏi 2: Công cụ làm việc nhóm ?

  1. Giấy tờ / công văn
  2. Họp trực tiếp
  3. Qua phần mềm quản lý công việc
  4. Email, chat, zalo

Câu hỏi 3: Công cụ tương tác với  khách hàng ?

  1. Email tự động
  2. Gọi điện / sms
  3. Website doanh nghiệp
  4. Chatbot
  5. Social (Facebook, Youtube….)
  6. Email cá nhân
  7. Gặp mặt trực tiếp

Câu hỏi 4:  Sử dụng phần mềm để quản lý quy trình ?

  1. Phần mềm ERP
  2. Phần mềm quản lý công việc
  3. Phần mềm kế toán
  4. Phần mềm quản lý nhân sự
  5. Phần mềm CRM

Câu hỏi 5:  Thường xuyên kiểm tra, phân tích và đo lường dữ liệu để thay đổi ?

  1. Nhân sự tính thủ công định kỳ
  2. Không báo cáo
  3. Báo cáo tổng hợp tự động bằng phần mềm theo thời gian thực

Câu hỏi 6: Sản phẩm doanh nghiệp bán là gì?

  1. Sản phẩm vật lý
  2. Dịch vụ
  3. Sản phẩm số: phần mềm, app, tài khoản  thuê bao….

Một số công việc doanh nghiệp cần làm để khởi động quá trình chuyển đổi số:

  • Chủ doanh nghiệp là người am hiểu kỹ thuật số
  • Thường xuyên xây dựng, trang bị, đào tạo lực lượng bán hàng
  • Nâng cấp các công cụ/phần mềm sử dụng hàng ngày
  • Trao đổi và giao tiếp thường xuyên qua kênh kỹ thuật số
  • Sử dụng các công cụ bán hàng tự động từ đăng kí, phân phối nội dung, chăm sóc khách hàng, thanh toán…
  • CRM là công cụ thiết yếu
  • Nâng cao trải nghiệm, tương tác với khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc
  • Triển khai các công cụ số để tiếp cận thông tin xuyên suốt trong doanh nghiệp
  • Số hoá sản phẩm và dịch vụ

Bốn bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ

Lợi thế của doanh nghiệp SMEs là quy mô nhỏ vì thế khi thay đổi sang mô hình mới tiết kiệm được nhiều thời gian, nhanh chóng hơn so với các doanh nghiệp lớn, quy trình thường rườm rà và mất nhiều khâu.

Để chuyển đổi số, doanh nghiệp nên bắt đầu với 4 bước như sau:

1. Lưu trữ dữ liệu online

Đây là bước căn bản đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện, theo đó hãy cập nhật các quy trình trên giấy và đưa mọi thứ lưu trữ trên cloud thông qua các hệ sinh thái để vừa tiết kiệm chi phí, bảo mật. Khi dữ liệu được lưu trên đây, tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều có thể truy cập sử dụng dù ở bất cứ đâu, cập nhật thông tin, phối phối công việc dễ dàng hơn.

2. Tăng hiệu suất làm việc cá nhân

Yếu tố thứ hai chính là Tăng hiệu suất làm việc cá nhân. Thời công nghệ 4.0 luôn lấy yếu tố về cạnh tranh năng lực sản xuất lên đầu, vì thế doanh nghiệp bạn bắt buộc phải sử dụng các công cụ hỗ trợ làm việc cá nhân, công cụ giao việc, email, Google Driver, kho tri thức dùng chung… để giúp toàn bộ nhân viên công ty tăng hiệu suất làm việc và tận dụng hết sức mạnh từ tri thức.

3. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số luôn bắt đầu từ khách hàng và điểm kết thúc cũng là khách hàng. Thương hiệu nào tạo ra trải nghiệm tốt sẽ là người chiến thắng. Bạn nên áp dụng các công cụ Live chat, email automation, fanpage, chat box…để tăng trải nghiệm số tại mọi điểm tiếp xúc

4. Tối ưu quy trình nội bộ

Sử dụng phần mềm CRM, HRM, ERP….để tối ưu quy trình bán hàng, làm việc

Câu chuyện thành công về chuyển đổi số

Tại Việt Nam và trên thế giới đã có một số thương hiệu chuyển đổi số thành công trong nhiều ngành khác nhau. Trong bài viết này, xin đề cập tới 2 thương hiệu nổi tiếng đó là: Grap và Starbuck Coffee.

1. Hành trình chuyển đổi số tại Starbucks

phan-tich-su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so5

Starbuck là thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Mỹ, hiện đã phát triển sang nhiều nước trong đó có Việt Nam. Người điều hành là Howard Schultz, đã đưa Starbuck từ một công ty xuống dốc không phanh năm 2008 trở thành một công ty công nghệ bán cà phê hiện nay. Từ năm 2008, Howard Schultz chính thức số hóa Starbuck.

Đây là hành trình và các bước đi của thương hiệu cà phê Starbuck qua các năm. Không ngừng cải tiến và đưa số hóa vào kinh doanh. Sự thành công của Starbuck chính là ở chỗ lấy khách hàng làm trung tâm để thay đổi dịch vụ, thay đổi sản phẩm. Các sự kiện như ra mắt trang web Mystarbuck Idea là bước đi “vi diệu” đã giúp Howard Schultz biết chính xác khách hàng của mình đang cần gì.

2. Chiến lược phát triển tại Starbuck năm 2018

phan-tich-su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so6

Yếu tố giúp Starbuck thành công như ngày hôm nay đó chính là áp dụng triệt để chiến lược Flywheel, xoay quanh 4 yếu tố: Phần thưởng, Cá nhân hóa, Đặt hàng và Thanh toán. Tất cả những điều này đã làm thay đổi hoàn toàn quy mô kinh doanh của một cửa hàng bán cà phê thông thường sang dạng kỹ thuật. Tại Starcbuck, các yếu tố về: Khách hàng, Nhân sự, Môi trường làm việc và Doanh thu doanh nghiệp đều được cải tiến trọn vọn.

3. Tứ trụ chuyển đổi số của Starbuck

phan-tich-su-khac-biet-giua-so-hoa-va-chuyen-doi-so7

Một số thuật ngữ về Chuyển đổi số

1. Internet of Thing (IoT) – Internet vạn vật

Mạng lưới thiết bị kết nối Internet, có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính.

2. Design Thinking – Tư duy thiết kế

Một mô hình được tạo ra để giúp con người thiết kế giải pháp cho một vấn đề nào đó.

3. Big Data – Dữ liệu lớn

Tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp.

4. AI – Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo

Công nghệ AI giúp mô phỏng được những suy nghĩ, khả năng học tập, cư xử, thích ứng… của con người áp dụng cho máy móc và những hệ thống máy vi tính.

5. Cloud base service – Dịch vụ đám mây

Mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.

6. Customer Experience (CX) – Trải nghiệm khách hàng

Là cách khách hàng tiếp xúc với thương hiệu qua tất cả các kênh từ quảng cáo, dịch vụ khách hàng… cho tới những trải nghiệm sản phẩm thực tế.

7. Augmented reality technologies (AR) – Công nghệ thực tế tăng cường

Công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại), nó giúp người sử dụng tương tác với những nội dung số trong thực tại

8. Robotic – Người máy

Là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình.

Chuyển đổi số là một bước tiến dài hơi vì thế mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng, đi những bước chậm nhưng chắc để tiến đến thành công. Hy vọng rằng, với những chia sẻ từ bài viết này này sẽ là những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp bạn.

Chúc Quý doanh nghiệp thành công!

Bài viết liên quan

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Theo SlimCRM