Mã nguồn mở là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế website hay các lập trình viên mới vào nghề. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường hay hiểu lầm về bản chất của mã nguồn mở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mã nguồn mở và những hiểu lầm về mã nguồn mở. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở là một thuật ngữ

Mã nguồn mở được hiểu đơn giản là các phần mềm mà code của chúng được công khai sử dụng. Do đó bất cứ ai cũng có thể dùng miễn phí, tải xuống, chỉnh sửa, tùy biến và đóng góp thêm vào cộng đồng chung của phần mềm đó. Chẳng hạn như bạn đang dùng một phần mềm A có mã nguồn mở, bạn sử dụng và tạo ra một bộ code mới có tính năng vượt trội, bạn có thể chia sẻ chúng cho tất cả những người dùng phần mềm A, đó được gọi là cùng đóng góp chung.

Trong lập trình có rất nhiều thuật ngữ có chứ từ “mở” như: hệ điều hành mở, engine game mở… Từ “Mở” ở đây không liên quan đến kỹ thuật, cấu trúc hay người ta tạo ra phần mềm đó. Từ “mở” ở đây chỉ có 1 nghĩa liên quan đến pháp lý. Mã nguồn mở là mã nguồn có thể dùng cho mục đích thương mại mà không phải trả tiền bản quyền, cũng không một đơn vị nào có quyền khuyến nại.

Như vậy, mã nguồn mở được dùng thoải mái các chức năng không cần liên quan đến bên tạo ra mã nguồn đó.

 

nhung-hieu-nham-ve-bao-mat-website-cua-ma-nguon-mo-open-source
Một số ví dụ về mã nguồn mở

Một số ngôn ngữ lập trình mở như: PHP, Java,… Bên cạnh đó cũng có những ngôn ngữ “mở một phần” như .NET. Ngôn ngữ này thực ra là nguồn mở nhưng người sử dụng phải trả tiền một cách gián tiếp thông qua cách mua hệ điều hành Windows, chứ không dùng được trên hệ điều hành MAC OS.

Bên cạnh một số ngôn ngữ lập trình Engine game mở thì cũng có một số ngôn ngữ không thuộc phần mềm mã nguồn mở như: Unity. Nếu bạn tạo ra 1 game bằng mã nguồn này, bạn được dùng thoải mái nhưng không được bán chúng. Vì khi bạn bán chúng. ngay lập tức bản quyền sẽ bị store link report, khiếu nại khiến cho link bị kéo xuống và bị khai tử game đó. Muốn thương mại hóa bạn phải mua bản quyền sử dụng từ bên sở hữu ngôn ngữ lập trình.

2. Sự hiểu nhầm về mã nguồn mở

Phần lớn mọi người ngoài lập trình viên đều cho rằng, mã nguồn mở và đóng liên quan đến bảo mật, chức năng của mã nguồn đó. Tuy nhiên, đó là một trong những hiểu lầm lớn nhất mà bạn từng có.

Sử dụng phần mềm mã nguồn mở lập trình website sẽ bị hack phải không?

Đây là một nhận định sai, một lần nữa Mona khẳng định đây là 1 nhận định hoàn toàn sai. Bản thân phần mềm mã nguồn mở không có bất cứ vấn đề nào liên quan đến bảo mật.

Nhiều người đã hiểu lầm chúng là lỗ hổng để hack website.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Tuy nhiên website bị hack không liên quan đến mã nguồn mở. Website bị hổng bảo mật là do bộ phận Theme và Plugin. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì Mona có trình bày chi tiết tại phần 3 trong bài viết này.

nhung-hieu-nham-ve-bao-mat-website-cua-ma-nguon-mo-open-source

Phần mềm mã nguồn mở không có tính bảo mật

Đây là một hiểu lầm sai trầm trọng. Thực tế, mã nguồn mở có tính bảo mật rất cao. Bằng chứng thực tế đó là hàng loạt các mã nguồn mở được dùng để điều hành phần lớn mạng Internet. Các công ty lớn như Google, Microsoft, IBM… là những đại diện lớn đang sử dụng mã nguồn mở để kinh doanh.

Do đó, sự an toàn bảo mật là ưu tiên hàng đầu đối với mã nguồn mở. Điều này đặc biệt quan trọng khi có nhiều người dùng cùng sử dụng, chia sẻ quyền truy cập máy chủ. Nếu không đảm bảo an toàn, các dữ liệu máy chủ sẽ bị đánh cắp nhanh chóng gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy, các phầm mềm mã nguồn mở không hẳn có 100% độ an toàn. Tuy nhiên, chỉ có 1, 2 vụ tấn công quy mô lớn vào máy chủ được thực hiện. Nhưng ngay sau đó, các kịch bản bảo vệ dữ liệu được thực hiện ngay để ngăn chặn hacker, tránh tổn thất về tải sản.

Mã nguồn mở liên quan đến cấu trúc, kỹ thuật lập trình

Mã nguồn mở không liên quan đến cấu trúc hay kỹ thuật lập trình. Lấy ví dụ về kỹ thuật lập trình như sau:

Mã nguồn .NET hoạt động trên nguyên tắc mã hóa tất cả những file code của người dùng thành một tập lệnh DLL. Tập lệnh DLL này không cho phép bất kỳ phần mềm nào có thể dịch ngược lại được tập lệnh DLL, không ai có thể biết được bạn viết tệp lệnh đó như thế nào.

Tuy nhiên, việc có mã hóa được hay không không liên quan đến mã nguồn. Không phải mã nguồn đóng có thể mã hóa code để bảo mật còn mã nguồn mở sẽ không mã hóa được. Việc mã hóa tập lệnh để bảo mật liên quan đến cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của chính phần mềm đó, không liên quan đến mã nguồn.

(Thực tế, trong ngành lập trình, việc mã hóa code không có ý nghĩa quá lớn. Bởi, tất cả các lập trình đều biết cách thực hiện, chẳng qua họ có đủ thời gian, nhân sự để làm hay không. Như vậy nói mã nguồn mở liên quan đến cấu trúc hay kỹ thuật là sai hoàn toàn)

Mã nguồn mở bị giới hạn chức năng

Mã nguồn mở không phải là một phần mềm được dùng một số chức năng miễn phí có sẵn. Chúng không giới hạn quyền truy cập, cho phép người dùng download thoải mái, dùng hết tất cả các chức năng mà không phải trả chi phí bản quyền.

3. Tại sao khẳng định “mã nguồn mở khiến website bị hổng bảo mật” là sai?

Thực tế, khẳng định rằng mã nguồn mở để tạo trang web khiến website bảo mật yếu là một nhận định sai. Nếu có đúng cũng chỉ đúng một phần nhỏ. Đó là do mã nguồn mở có quá nhiều người đọc và nghiên cứu chúng nên họ biết nguyên tắc bảo mật của website.

Để phân tích vấn đề, chúng ta chia website thành 2 phần: CMS và bộ phận Theme, Plugin. Riêng phần CMS chiếm đến 60% chức năng phổ biến của website mà bạn đang có như: quản lý media, quản lý user, editor,…. Bộ phận CMS có tính năng bảo mật tuyệt vời vì chúng được tham gia sửa chữa, chỉnh sửa của hàng triệu người lập trình viên.

 

Vấn đề bảo mật website thuộc Bộ phận Plugin, Theme. Theme là giao diện website. Theme và Plugin được tạp ra bằng 3 cách: code riêng, mua trên bản code có sẵn (thường được gọi là template), hoặc download những phiên bản miễn phí trên mạng. Vấn đề nằm ở cách tạo ra các phần này.

  • Cách thứ nhất, khi bạn download bản miễn phí trôi nổi trên mạng xã hội. Dĩ nhiên bạn không thể biết nguồn gốc chúng từ đâu, chúng có “sạch” như bạn nghĩ. Khi bạn sử dụng chúng để tạo website nghĩa là bạn đang gián tiếp tạo cơ hội để các hacker tận dụng để làm hổng bảo mật website đó.
  • Cách thứ 2 là khi bạn mất tiền mua chúng thật, nhưng địa chỉ mua không uy tín. Theme chỉ là bộ phận chức năng, không có khả năng tự bảo mật. Do đó, Người code ra Theme không tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật chung là nguyên nhân khiến chúng bị hổng bảo mật. Khi mua, bạn cũng không thể kiểm tra bộ phận này có được tuân thủ code hay không, không biết chất lượng của plugin đó như thế nào.
  • Cách thứ 3: Code tay, vấn đề này thường xảy ra khi lập trình viên chưa đủ tay nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi thực hiện lập trình không tuân thủ các nguyên tắc bảo mật gây ra lỗ hổng bảo mật cho website.
  • Còn 1 trường hợp khiến website bị hổng bảo mật là do bạn mua Hosting không uy tín. Chỉ cần một Hosting không đảm bảo trong máy chủ có thể khiến tất cả những Hosting khác bị hổng bảo mật theo đó.

Thực tế cả 4 cách gây lỗ hổng bảo mật cho website đều không liên quan đến mã nguồn mở hay đóng. Đây là một hiểu lầm mà rất nhiều người đang mắc phải.

4. Lợi ích của mã nguồn mở đối với lập trình

Hoàn toàn miễn phí

Như đã nói trên, các phần mềm có mã nguồn mở là phần mềm hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể sử dụng cho cả mục đích thương mại mà không phải chi trả chi phí bản quyền. Khi sử dụng phầm mềm mã nguồn mở, người dùng sẽ không bị kiểm soát bởi nhà cung cấp. Từ đó tránh được các trường hợp một số chức năng, một số file bị ẩn đi như các phần mềm mã nguồn mở độc quyền khác.

Khi lập trình viên sử dụng phần mềm mã nguồn mở họ cũng tránh được các rủi ro như mua phần mềm bản quyền nhưng không nhận được hỗ trờ từ bên nhà cung cấp sau một thời gian sử dụng. Có rất nhiều lý do để giải thích cho sự việc này. Tuy nhiên, dù là lý do chủ quan hay khách quan thì việc không nhận được hỗ trợ sẽ khiến người dùng không thể sử dụng phần mềm đó. Hoặc khi muốn tiếp tục sử dụng, người dùng sẽ phải chi trả thêm chi phí.

Hệ thống mã nguồn hoạt động linh hoạt

Phải nói rằng, khi sử dụng mã nguồn mở để tạo ra các ứng dụng thì việc sửa chữa khi lỗi nhanh chóng hơn nhiều so với các phần mềm bản quyền. Nếu như lập trình viên phát hiện ra lỗi trong quá trình hoàn thiện, họ có thể chính sửa ngay lập tức. Khác với mã nguồn mở, khi chỉnh sữa trong phần mềm bản quyền, người sử dụng cần báo cáo với nhà cung cấp.và sửa khi đã được sự cho phép từ phía họ.

Ví dụ, khi lập trình viên muốn phát triển thêm các chức năng, mở rộng tiện ích của ứng dụng được tạo ra trên phần mềm mã nguồn mở, họ có thể điều chỉnh, thêm/bớt các đoạn code tùy biến mà không cần xin phép, báo cáo hoặc chờ phản hồi từ bên nhà cung cấp. Điều này cho thấy sự linh hoạt của phần mềm mã nguồn mở.

Khả năng bảo mật tuyệt vời

Như đã nói trên, phần lỗ hổng bảo mật không nằm trong mã nguồn mở. Bạn hãy tưởng tượng, phần mềm mã nguồn mở được phát triển từ rất lâu trong cộng đồng các lập trình viên – bao gồm rất nhiều nhà lập trình tài ba trên thế giới. Khi đó, chúng liên tục được kiểm tra, sửa lỗi, thêm bớt các tính năng… một cách liên tục. Trước khi người sử dụng đưa bất kỳ tính năng mới vào các phần mềm mã nguồn mở, yếu tố an toàn bảo mật luôn luôn được đặt ra và thử nghiệm đầu tiên. Nếu không, các tính năng này sẽ làm giảm khả năng an toàn của phần mềm.

nhung-hieu-nham-ve-bao-mat-website-cua-ma-nguon-mo-open-source

Cho đến khi các hacker tìm được lỗ hổng bảo mật của mã nguồn mở thì các lập trình viên sử dụng lại nhanh chóng tìm ra những cách khắc phục khác nhau. Như vậy, mã nguồn mở được cho là có khả năng bảo mật tuyệt vời do có đông đảo cộng đồng sử dụng chung trên thế giới.

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo

Dĩ nhiên, khi có càng nhiều người sử dụng thì cộng đồng hỗ trợ càng lớn. Hơn nữa, một phần mềm mã nguồn mở rất cần thiết đối với lập trình viên lại được công khai sử dụng miễn phí. Ước tính cộng đồng sử dụng các phần mềm mã nguồn mở lên đến vài triệu người.

Bất cứ khi nào người dùng có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ liên quan đến phần mềm đều có thể đặt câu hỏi và nhờ cộng đồng người sử dụng giúp đỡ. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn bế tắc mà nhận được sự giúp đỡ từ những người từng trải. Đây được coi là một tài nguyên quý giá và miễn phí.

Không giới hạn khả năng sáng tạo

Nhờ được miễn phí dưới dạng “mở” nên có rất nhiều lập trình viên đã sử dụng chúng để tạo ra nhiều phần mềm hữu ích. Đây được coi là một sản phẩm giúp các nhà thiết kế, lập trình viên sáng tạo, thử nghiệm các ý tưởng của chính mình.

Ngoài ra, phần mềm mã nguồn mở còn giúp người dùng giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp như các mã nguồn bản quyền.

5. Một số ứng dụng của mã nguồn mở phổ biến hiện nay

Mã nguồn mở không phải tên gọi của một phần mềm. Mã nguồn mở là thuật ngữ chỉ những phần mềm có khả năng cho người dùng sử dụng miễn phí. Chúng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển công nghệ hiện đại ngày nay. Đây là là công cụ kiếm tiền chính của các thương hiệu lớn như Microsoft hay Google, Red Hat,… Từ phần mềm mã nguồn mở có thể tạo ra các ứng dụng sau đây:

Hệ điều hành Linux

Thông thường, chúng ta chỉ thường nghe đến những cái tên của hệ điều hành như: Microsoft Windows, MAC OS. Tuy nhiên, đây không phải là hệ điều hành mở. Bằng chứng đơn giản là khi bạn muốn cài lại Win cho máy tính bạn thường phải trả chi phí bản quyền. Đôi khi, người dùng sẽ bị giới hạn bởi các nguyên tắc hoạt động của bản quyền này, gây ra những khó khăn nhất định.

Tuy nhiên, hệ điều hành Linux ra đời năm 1991 đã mang đến cho các lập trình viên nhiều sự lựa chọn hơn. Linux là một ứng dụng trên nền tảng mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là chúng hoàn toàn miễn phí và thoải mái sử dụng chúng trong cả mục đích thương mại mà không chi trả bất kỳ chi phí nào. Tất nhiên, người dùng cũng được sử dụng miễn phí toàn bộ các tính năng đặc biệt của hệ điều hành Linux. Ví dụ như sử dụng OpenOffice thay cho ứng dụng Microsoft Office bao gồm các trình ứng dụng: soạn thảo văn bản (Writer tương tự Word), bảng tính ( Calc tương tự Exce),….

Các ngôn ngữ lập trình PHP, Java

Ngôn ngữ lập trình là thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực lập trình. Sở dĩ lập trình viên không thể chỉ sử dụng duy nhất một ngôn ngữ vì mỗi ngôn ngữ chỉ cung cấp những tính năng nhất định. Để đa dạng hóa các chức năng đòi hỏi các lập trình viên phải biết sử dụng nhiều ngôn ngữ.

PHP và Java  là những ngôn ngữ lập trình hoạt động trên nền tảng nguồn mở. Chúng đều có đặc điểm là được sử dụng miễn phí, không giới hạn chức năng, cấu trúc đơn giản và thư viện tài liệu tham khảo phong phú, cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh. Đây là lý do khiến cho có đến 85% số trang web trên thế giới được lập trình trên ngôn ngữ này.

WordPress trong thiết kế website

WordPress là một phần mềm từ mã nguồn mở miễn phí vô cùng phổ biến với 25% số trang web sử dụng trên thế giới. WordPress cũng được lập trình bằng ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở PHP. Đôi khi, WordPress phổ biến không chì vì chúng miễn phí mà chúng còn có  mục đích chính để quản lý nội dung (CMS) – một trong nững công cụ chính tạo ra website. Nhờ được lập trình trên nền tảng mã nguồn mở nên WordPress mang đầy đủ tính chất của phần mềm mã nguồn mở như: dễ sử dụng, phục vụ cho đông đảo người dùng phổ thông, chỉnh sửa trực quan, bảo mật tốt và hoạt động linh hoạt, ổn định…

nhung-hieu-nham-ve-bao-mat-website-cua-ma-nguon-mo-open-source

Nếu bạn không phải là lập trình viên chuyên nghiệp mà muốn tạo dựng một website cho riêng cá nhân/công ty mình sử dụng WordPress là một ý tưởng tuyệt vời. Ngoài việc miễn phí thì chúng còn là công cụ được hỗ trợ bởi hàng triệu lập trình viên tài giỏi. Điều này giúp bạn có thể tìm ra câu trả lời cho bất kỳ khúc mắc nào của mình trong quá trình lập trình website.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà WordPress lại chỉ dành cho những người ít ham hiểu về công nghệ. Thực tế cho thấy chúng được đóng góp bởi rất nhiều nhà lập trình trên thế giới. Họ đã nghiên cứu và sử dụng WordPress để tạo ra các website nổi tiếng như: CNN, BBC America, Variety,….

Phần mềm GIMP thay thế cho Adobe Photoshop

Photoshop là một phần mềm sử dụng mã nguồn đóng. Hàng năm, nhà cung cấp phần mềm Photoshop thu về hàng triệu USD chi phí bản quyền của mình. Nếu bạn là nhà thiết kế phần mềm, chức hẳn bạn đã từng biết đến ứng dụng GIMP khi mới vào nghề.

GIMP không có quá nhiều ưu điểm, không vượt trội hơn hẳn so với Photoshop. GIMP được sử dụng miễn phí và có chức năng tương tự CS3. Tuy nhiên, phần mềm này chỉ dành cho người mới bắt đầu khi không muốn tốn tiền mua Photoshop để sử dụng các chức năng cơ bản. Nếu bạn là một nhà thiết kế công nghệ mới vào nghề thì việc lựa chọn phần mềm GIMP miễn phí để sử dụng là một bước đi đúng đắn.

Nguồn: mona.media

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn