Trang web xếp hạng cao trên Google phải có lượng truy cập tăng cao, lượng khách ghé thăm trang nhiều. Khi quy trình này đi vào ổn định, nhiều người sẽ nghĩ rằng như vậy là việc đã xong. Lượng khách truy cập nhờ vậy cứ tăng và trang web của bạn sẽ tiếp tục chuyển đổi, dù ít hay nhiều. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn dừng sản xuất thêm nội dung mới, tối ưu hóa các mục và thực hiện việc rà soát lại các thông số kỹ thuật? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây!

Khi trang web dừng tạo ra những nội dung mới thì điều gì sẽ xảy ra?

Một trong những nguyên tắc chính của SEO là tạo ra nội dung chất lượng thường xuyên nhưng tại sao điều này lại quan trọng đến vậy? Vào tháng 11 năm 2011, Google đã đưa ra một bản cập nhật mang tên Freshness Update, ảnh hưởng tới 35% lượng tìm kiếm. Nói dễ hiểu, nội dung đang có sẽ không còn tác dụng trừ phi người viết liên tục tối ưu hóa nó. Đó cũng không phải lý do duy nhất mà bạn cần tạo ra những nội dung mới, ngoài ra còn:

  • Nội dung mới giúp thương hiệu của bạn bắt kịp với những xu hướng mới nhất của thị trường, cũng như bắt kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng
  • Giúp thương hiệu có thể nhắm tới những cơ hội về từ khóa mới
  • Nội dung mới sẽ làm giàu cho các chiến dịch trên mạng xã hội của thương hiệu
  • Tạo ra thêm nhiều liên kết, từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng được thêm các liên kết nội bộ (Internal Link)
  • Nội dung mới giúp tạo ra thêm nhiều chuyên mục
  • Càng sở hữu nhiều nội dung, bạn có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng chuyên sâu hơn.

nguyen-nhan-khien-noi-dung-seo-luon-duoc-cac-marketer-cap-nhat1

Nếu bỏ qua yếu tố này, đồng nghĩa trang web của bạn đang bỏ lỡ đi các lượt truy cập mới, các đường link tốt và rất nhiều lợi ích khác mà SEO mang lại. Tồi tệ hơn, nếu không tối ưu hóa nội dung liên tục thì chắc chắn sẽ có ngày nội dung đó sẽ tụt hạng trên Google, đồng nghĩa lượng truy cập thu về từ đó cũng giảm xuống trầm trọng. Đó là chưa kể nếu nội dung không còn mới mẻ, chắc chắn người xem sẽ không còn hứng thú với nó vì nội dung đã “lỗi thời” và dĩ nhiên điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp. Việc xếp hạng cao trên Google giúp trang web thu hút thêm lượt truy cập, tuy nhiên nội dung của bài viết mới là thứ khiến người xem hành động và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu bạn không cập nhật cho những nội dung cũ thì điều gì sẽ xảy ra?

Có thể thấy Google quan tâm rất nhiều đến yếu tố “mới” trong nội dung, vậy điều này sẽ ảnh hưởng như nào tới những nội dung “cũ” trên trang của bạn, thậm chí là những bài đang thu hút rất nhiều lượt truy cập? May thay, Marketer có thể cập nhật những nội dung cũ này để vừa duy trì được chất lượng của nó, thậm chí là cải thiện hiệu quả của nó sau khi tối ưu hóa. Nhiều thương hiệu đã ghi nhận mức tăng trưởng 40% trong lượng truy cập sau khi cập nhật các nội dung cũ, thậm chí ở một số khu vực thì mức tăng này còn lên tới 75%. Vậy tại sao điều này lại xảy ra?

  • Google “đề cao” các nội dung mới, nhờ vậy mà chúng sẽ được xếp hạng cao hơn
  • Người xem luôn muốn xem những thông tin mới nhất, từ đó dẫn đến lượt nhấp cao hơn
  • Doanh nghiệp có thể quảng bá cho những nội dung được cập nhật, thu hút thêm lượt tương tác, lượt nhấp,…
  • Các nội dung được cập nhật có thể tồn tại lâu hơn, cũng như đảm bảo tính chuyên sâu về nội dung
  • Các nội dung được cập nhật thường được viết, chỉnh sửa tốt hơn
  • Các nội dung được cập nhật luôn duy trì được giá trị với người xem

Thông qua việc cập nhật các nội dung trên trang web, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc cải thiện được lượng truy cập, giúp cho trang web luôn được tối ưu ở mức tốt nhất và giữ chân được người xem, cũng như kích thích họ tương tác và tạo ra hành động để từ đó tạo ra sự chuyển đổi.

nguyen-nhan-khien-noi-dung-seo-luon-duoc-cac-marketer-cap-nhat2

Khi bạn ngừng việc rà soát trang web định kỳ thì điều gì sẽ xảy ra?

SEO kỹ thuật có thể là khía cạnh ít hấp dẫn nhất nhưng lại là quan trọng nhất của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc xử lý các tệp tin robot.txt hay chuyển hướng cho các đường link là những công việc khá nhàm chán, tuy nhiên chúng lại là những thứ giúp doanh nghiệp hiện diện trên Internet. Để hiểu cụ thể, hãy cùng nhìn qua danh sách một SEO kỹ thuật cần phải làm:

  • Lập chỉ mục: Sitemap, tệp tin robot.txt, báo cáo crawl…
  • Tốc độ trang: Tốc độ phản hồi của máy chủ, yêu cầu của máy chủ, tối ưu hóa hình ảnh, giảm dung lượng tệp tin,…
  • Tối ưu hóa trên điện thoại di động: Tốc độ tải trang, điều hướng trên điện thoại di động,…
  • Hồ sơ liên kết: Kiểm tra chất lượng của các liên kết Inbound và Outbound
  • Liên kết Nofollow: Đảm bảo các yếu tố trong liên kết được áp dụng khi cần thiết
  • Các liên kết lỗi: Phát hiện và chỉnh sửa các liên kết gặp lỗi
  • URLs: Đảm bảo các URL đều dễ đọc, đầy đủ mô tả

Nếu không đảm bảo được những “thủ tục” về mặt kỹ thuật, doanh nghiệp có thể phải chịu hậu quả chính là nội dung trên trang không được xếp hạng, mất đi lượng truy cập từ các đường link lỗi. Tệ hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng truy cập trên mạng xã hội và PPC của bạn. Sớm thôi, những hậu quả mà các vấn đề liên quan đến SEO gây ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên những chiến lược Marketing khác của doanh nghiệp, cũng như là toàn bộ trải nghiệm người dùng trên trang web.

Kết luận

Trong nhiều trường hợp, SEO và Content Marketing chính là những yếu tố giúp gắn kết các chiến lược Marketing của bạn lại với nhau. Dĩ nhiên, khi Marketer quên đi việc cập nhật nội dung cũng như không còn sản xuất ra những nội dung mới cho trang web, chắc chắn điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hai yếu tố trên. Hậu quả chính là khi sự gắn kết này bị phá bỏ, mọi thứ sẽ sụp đổ và ảnh hưởng lên toàn bộ chiến lược Marketing của doanh nghiệp, tệ hơn là kết quả kinh doanh.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Nguồn: marketingai.admicro.vn

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn