Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh SEO top Google
14/05/2021 14:07 | Comments
Nghiên cứu và phân tích đối thủ là việc cần thiết khi đã tham gia vào trận chiến thương trường hiện nay. Trong SEO, một khi biết được động cơ của đối phương, hiểu được chiến lược đối thủ sẽ giúp chúng ta đánh giá được chiến lược và chủ động hành động để mở rộng cơ hội SEO leo Top trên Google.
Nội Dung Chính
Kỹ thuật nhận diện đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trong SEO là ai và được xác định như thế nào? Việc nhận diện đối thủ cạnh tranh tương đối phức tạp và phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Một vài thông tin cơ bản được hiểu đơn giản như sau:
Đối thủ cạnh tranh trong SEO là ai?
Đối thủ cạnh tranh hiểu đơn giản là những người có cùng mục tiêu với bạn trong kinh doanh. Mục tiêu đó có thể là cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,… hoặc quảng bá một thương hiệu nào đó. Cụ thể:
- Đối thủ có cùng lĩnh vực, cùng bộ từ khóa
Đây là đối thủ trực tiếp nhất mà bạn buộc phải xác định được. Nhóm đối thủ này sẽ cung cấp cùng một loại mặt hàng, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp bạn. Nghĩa là khi họ bán được, họ có khách hàng nghĩa là bạn bị mất đi một lượng khách hàng tương đương.
- Đối thủ triển khai chiến dịch SEO trong cùng thời điểm
Những đối thủ này có thể phân làm 2 loại: đang triển khai đẩy TOP Google hoặc những website tiếp tục hoạt động SEO sau thời gian dừng lại. Với mỗi đối thủ chúng ta lại có cách lập kế hoạch “rượt đuổi” khác nhau. Việc nắm rõ từng đối tượng sẽ giúp bạn cải thiện và đưa ra chiến lược chuẩn xác nhất.
Cách nhận diện đối thủ cạnh tranh
Biết được phải đối đầu với ai là bước đầu tiên để giành chiến thắng. Tuy nhiên, bạn đã biết nhận diện đối thủ bằng cách nào chưa? Sau đây là một số cách phổ biến giúp chúng ta lọc ra được đối thủ cạnh tranh cần quan tâm:
- Nhận diện đối thủ dựa vào kinh nghiệm
Chủ doanh nghiệp sẽ nắm được những đối thủ offline của mình, từ đó xác định được các website, fanpage online của đối thủ. Phương pháp dựa vào kinh nghiệm cũng giúp chúng ta chỉ ra được một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp (cùng ngành, cùng quy mô, cùng sản phẩm). Tuy nhiên, phương pháp này không giúp xác định được họ đã triển khai SEO hay chưa.
- Lấy mẫu phân tích để tìm ra đối thủ
Phương pháp phân tích dựa trên mẫu đại diện là cách hiện đại nhất để tìm ra các đối thủ SEO. Chúng ta có thể chọn mẫu gồm khoảng 100-200 từ khóa quan trọng nhất với doanh nghiệp. Sau đó, SEOers sẽ tiến hành lọc và chọn ra những đối thủ có nhiều từ khóa lên TOP nhất.
Kỹ thuật nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp SEO lên TOP
Sau khi đã nhận diện được đối thủ, chúng ta cần phân tích họ để nắm được chiến lược SEO, đánh giá hiệu quả,… từ đó có cách cạnh tranh thích hợp. Theo Google, 3 yếu tố chính để họ xếp hạng một từ khóa là: nội dung, liên kết và trải nghiệm người dùng. Chúng ta cũng sẽ dựa vào những tiêu chí liên quan đến 3 yếu tố này để bóc tách đối thủ.
Đánh giá tổng thể đối thủ cạnh tranh
Để có cái nhìn tổng thể về đối thủ SEO, các SEOer có thể vận dụng một số công cụ để phân tích tên miền của đối thủ. Một số yếu tố cần quan tâm khi phân tích tên miền như: tuổi tên miền, chỉ mục trong công cụ tìm kiếm, traffic, thông tin tên thương hiệu,…
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Ngoài ra, SEOer cũng có thể sử dụng các cú pháp như: “tên thương hiệu” -site:domain hoặc “domain” -site:domain để kiểm tra tín hiệu thương hiệu và URL của đối thủ trên internet.
Nói chung có khá nhiều các yếu tố, công cụ để bạn phân tích đánh ra. Sau khi phân tích, bạn nhớ ghi lại đánh giá tổng thể về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để dễ dàng lên chiến lược cạnh tranh.
Phân tích chiến lược nội dung
Như đã nói, nội dung (content marketing) là một trong 3 yếu tố quan trọng khi đánh giá từ khóa của Google. Chất lượng nội dung sẽ thể hiện sự đầu tư của đối thủ vào website, fanpage,… của họ.
Một số công cụ thường sử dụng để check website của đối thủ là: screaming frog hoặc WebSite Auditor. Khi sử dụng những công cụ này, bạn sẽ đánh giá được các vấn đề như:
- Số lượng nội dung: bài viết có phong phú không, dung lượng bài viết là bao nhiêu?
- Chất lượng nội dung: nội dung có mới mẻ không? Có gì khác biệt và nổi trội không?
- Các yếu tố SEO: tiêu đề, meta, hình ảnh, video,… được sử dụng như thế nào, có chuẩn SEO không?
Ngoài ra, nếu trực tiếp vào các website của đối thủ, SEOer còn có thể đánh giá được cách điều hướng và hiệu quả của nó. Cụ thể, đối thủ sử dụng điều hướng nội bộ như thế nào, điều hướng marketing hay điều hướng website,…
Phân tích kỹ thuật Onsite
Onsite còn có tên gọi khác là SEO onpage. Kỹ thuật này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin về cấu trúc và nội dung của website.
Về cơ bản, các SEOers phải thực hiện kỹ thuật onsite sao cho google dễ dàng hiểu được nội dung của website. Để biết được đối thủ đang thực hiện SEO onpage như thế nào, chúng ta dựa vào các yếu tố sau:
- Cấu trúc và cách bố trí từ khóa trên website như thế nào? Mật độ xuất hiện của từ khóa?
- Tốc độ tải trang trên PC và điện thoại?
- Đối thủ đã tạo sitemap cho website chưa?
- Liên kết nội bộ và điều hướng được sử dụng như thế nào?
- Các thẻ title, description, meta,… có được tối ưu không?
- Có URL không, trong URL có từ khóa không?
Phân tích kỹ thuật SEO offpage
Ngoài SEO onpage, chúng ta cũng cần nghiên cứu về kỹ thuật SEO offpage của đối thủ cạnh tranh. SEO offpage là tổng hợp các yếu tố như: thực hiện marketing trên các trang mạng xã hội, xây dựng liên kết (link building), traffic,…
Những yếu tố sử dụng để đánh giá kỹ thuật SEO offpage bao gồm:
- Đối thủ có sử dụng backlink không? Có bao nhiêu backlink? Sử dụng mô hình backlink nào?
- Đánh giá hiệu quả backlink của đối thủ: backlink từ cơ quan chính phủ, báo chí,…
- Đối thủ có book bài PR trên các trang uy tín như: Tuổi trẻ, Dân trí, Vnexpress,… hay không?
- Có xây dựng hệ thống vệ tinh hay không? Điểm traffic của hệ thống vệ tinh như thế nào?
Phân tích hiệu quả SEO
Phân tích và đánh giá hiệu quả SEO của đối thủ sẽ giúp bạn học tập được nhiều kinh nghiệm. Với những chiến dịch SEO đã thực hiện, hiệu quả mang lại đối với từng đối thủ là bao nhiêu?
Để đánh giá hiệu quả SEO chúng ta có thể sử dụng các chỉ số về Organic Keyword và Organic Traffic. Cụ thể, cần trả lời những câu hỏi như:
- Tổng số lượng truy cập của các website đối thủ là bao nhiêu
- Số lượng truy cập phân chia tỷ lệ như thế nào? Bao nhiêu truy cập direct? Bao nhiêu traffic? Bao nhiêu refer?
- Thời gian truy cập website là bao nhiêu? Tỷ lệ thoát ngay sau khi truy cập là bao nhiêu?
Lưu ý khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh SEO
Phân tích đối thủ sẽ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm và vạch được chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả nhất, bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
Không chọn 5 website top đầu để phân tích
Với những website dẫn đầu, chiến lược SEO rất phức tạp. Do đó, nếu chỉ mới bước chân vào cuộc đua bạn nên tránh chọn những website này. Thay vào đó, lựa chọn 5 website thuộc top giữa sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Tập trung vào 5 yếu tố chiến lược
Phân tích toàn diện đối thủ là việc nên làm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể phân tích toàn diện khi đã vận hành SEO một thời gian. Khi mới triển khai, lựa chọn 5 tiêu chí quan trọng nhất sẽ giúp bạn tập trung hiệu quả vào chiến lược cạnh tranh lên TOP của mình.
Không nên quá tin tưởng vào một công cụ phân tích nào
Google luôn thay đổi các thuật toán và cách đánh giá SEO. Vì vậy, một số công cụ có thể có ý nghĩa trong thời điểm này nhưng lại lỗi thời vào ngày hôm sau. Nếu muốn SEO lên TOP và giữ vững vị trí, hãy kết hợp nhiều công cụ trong quá trình phân tích.
Các công cụ hữu hiệu trong phân tích đối thủ cạnh tranh
Một số công cụ được các SEOer sử dụng phổ biến để phân tích đối thủ và đẩy SEO lên TOP hiện nay bao gồm:
Công cụ phân tích từ khóa
Nếu muốn phân tích từ khóa miễn phí, bạn có thể sử dụng các công cụ như: Adwords Keyword Planner, Ubersuggest,… Ngoài ra, một số công cụ được đánh giá cao về hiệu quả khi phân tích từ khóa nhưng phải trả phí gồm: Word Stream, Wordtracker,… Thông thường, chúng ta nên sử dụng kết hợp các công cụ với nhau để đánh giá toàn diện nhất.
Công cụ phân tích backlink
Trong số các công cụ phân tích backlink, ahrefs là công cụ hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng bạn phải trả một mức phí. Nếu muốn free, bạn có thể thử sử dụng công cụ link explorer của Bing hoặc Google. Tất nhiên, số lượng link và thông tin cung cấp của những công cụ này cũng giới hạn hơn.
Công cụ phân tích tình trạng tối ưu hóa của website
Nếu website của doanh nghiệp bạn mới thành lập, không quá lớn, bạn có thể sử dụng SEORCH hoặc Siteliner – hai công cụ miễn phí với giao diện khá dễ sử dụng. Ở cấp độ cao hơn, Screaming Frog SEO spider được rất nhiều SEOer ưa thích vì đưa ra thông tin chi tiết hơn rất nhiều.
Nguồn: nef.vn
Bài viết liên quan:
- Cách phân tích và học từ đối thủ cạnh tranh trong hoạt động digital marketing
- Bật mí 4 công cụ miễn phí giúp phân tích đối thủ cạnh tranh các marketer nên biết
- Chiến lược học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh trong content marketing
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.