Trong kinh doanh muốn thành công bạn cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố để tạo nên những kết quả tốt nhất. Một sản phẩm hay dịch vụ trước khi tung ra thị trường nhất định bạn phải nắm chắc đối tượng mục tiêu của mình nếu như không muốn thất bại.

Bài viết dưới đây đưa ra những insight trong việc xác định mục tiêu cho sản phẩm, mối quan hệ giữa thiết kế và marketing, đồng thời gợi ý thiết kế theo hướng kinh doanh.

1. Marketing

Bậc thầy tiếp thị Seth Godin từng nói: “Marketing là cuộc chiến giành lấy sự chú ý của mọi người.” Và khi nhắc đến thiết kế, chúng ta nghĩ ngay đến cánh tay hỗ trợ đắc lực của marketing trong nhiều thập kỷ. Không chỉ tạo nên vẻ đẹp hình thức, thiết kế còn làm nổi bật chức năng và tiện ích của sản phẩm.

Chính mối quan hệ mật thiết trên đã hình thành nên hai hướng kết nối cơ bản giữa thiết kế và marketing.

“From marketing to design”: là các phương pháp tiếp thị sẽ tham gia vào quá trình thiết kế từ giai đoạn lên ý tưởng sản phẩm. Cụ thể, một chiến lược marketing được lên kế hoạch bài bản sẽ giúp thiết kế trở nên có ý nghĩa hơn: Các designer không chỉ tạo ra sản phẩm để giải quyết các vấn đề người dùng, mà còn thiết lập các kênh và phương thức để thu hút khách hàng mục tiêu, cho thấy sản phẩm có gì thú vị và hữu ích như thế nào. Sau khi đáp ứng những yêu cầu trên, họ có thể tìm thấy UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) và UI (User Interface – Giao diện người dùng) phù hợp.

muon-kinh-doanh-thanh-cong-hay-nam-chac-doi-tuong-muc-tieu-cua-ban

Thiết kế web cho thương mại điện tử: Vinny’s Bakery.

Từng chi tiết nhỏ trong thiết kế, từ cách lựa chọn phông chữ, bảng màu cho đến khoảng cách giữa các đồ họa trên trang web được áp dụng một cách khôn ngoan sẽ có tác động rất lớn đến sự thành công của sản phẩm và khả năng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.

“From design to marketing”: ngược lại, các giải pháp thiết kế cũng góp phần tạo nên dấu ấn thương mại và bản sắc doanh nghiệp, đa số tình huống là khi sản phẩm bắt đầu có logo và biểu tượng riêng.

Trong các chiến dịch quảng cáo, designer là người “cầm trịch” về mặt hình ảnh của thương hiệu, từ poster, tờ rơi cho đến trang trí các điểm bán hàng. Sở dĩ bản thân con người là một thực thể tự nhiên, mang đặc tính xã hội và thẩm mỹ, vì vậy thiết kế sẽ chiếm một phần tất yếu trong thành công của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào.

muon-kinh-doanh-thanh-cong-hay-nam-chac-doi-tuong-muc-tieu-cua-ban2

Suy cho cùng, marketing là nơi mà những người tạo ra sản phẩm và các bên đưa sản phẩm đến tay người mua có cùng một mục tiêu: cung cấp cho người dùng/khách hàng tiện ích nào đó để thoả mãn nhu cầu của họ.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

2. Khách hàng mục tiêu

Nhắc đến Tom Hopkins, chúng ta nhớ đến một huyền thoại bán hàng nổi tiếng với câu nói: “Trong kinh doanh, sẽ có những lúc bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Đừng quá kỳ vọng về điều đó và bạn sẽ không còn cảm thấy chán nản nữa. Chỉ cần tập trung cố gắng với từng khách hàng trong từng tình huống, từ đó rút ra kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn trong lần tới.”

Câu nói ấy có mục đích nhắc nhở các nhà tiếp thị trong giai đoạn xác định đối tượng mục tiêu. Hầu hết ai cũng muốn mọi người yêu thích và sử dụng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, mong muốn ấy sẽ biến thành lòng tham nếu như cố gắng làm hài lòng số đông mà không ưu tiên tập trung vào nhóm khách hàng nào.

muon-kinh-doanh-thanh-cong-hay-nam-chac-doi-tuong-muc-tieu-cua-ban3

Xét về khía cạnh thiết kế: Trước khi bắt đầu quá trình sáng tạo, designer cần thực hiện những cuộc khảo sát để nắm rõ đối tượng mục tiêu là ai, cũng như:

  • Sở thích và mong muốn của họ là gì?
  • Họ đang gặp vấn đề gì và sản phẩm nào được thiết kế để giải quyết vấn đề đó?
  • Họ sử dụng sản phẩm trong bối cảnh nào?
  • Thông tin sản phẩm có thể lấy từ đâu?
  • Điều gì kích thích họ dùng thử sản phẩm?
  • Làm sao để thu hút họ quay trở lại sau lần trải nghiệm đầu tiên?
  • Yếu tố nào khiến sản phẩm này khác biệt so với các đối thủ khác trên thị trường?

Joel Anderson, Chủ tịch và CEO của Walmart.com cho rằng, việc kinh doanh sẽ đơn giản hơn khi bạn mở một trang web và mời gọi người dùng ghé thăm nó. Trong trường hợp này, thiết kế sẽ là một trong những phương pháp mạnh mẽ để tăng lượng truy cập cho web, chẳng hạn như tạo ra một landing page thúc đẩy người dùng thực hiện chuyển đổi.

muon-kinh-doanh-thanh-cong-hay-nam-chac-doi-tuong-muc-tieu-cua-ban4

Thiết kế ngộ nghĩnh và tươi sáng – Toonie Alarm.

3. Xác định mục tiêu

Trong kinh doanh, “bạn không thể chờ đợi khách hàng đến với mình mà phải tìm hiểu họ đang ở đâu, hãy đi đến đó và kéo họ đến với cửa hàng của bạn” (Paul Graham).

Xác định mục tiêu (targeting) là một thuật ngữ khác bắt nguồn từ marketing. Nhờ phương pháp hữu ích này, các nhà tiếp thị có thể nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng đến một sản phẩm cụ thể.

Xét về khía cạnh thiết kế: Có một quy luật đơn giản rằng, khi bắn súng nếu bạn không nhận diện được mục tiêu, bạn vẫn có khả năng ghi điểm nhưng sẽ rất mong manh. Ngược lại, nếu bạn xác định đúng mục tiêu, cơ hội sẽ tăng lên. Càng gần mục tiêu thì khả năng ghi điểm sẽ càng cao.

Sự ẩn dụ này đúng trong cả marketing và thiết kế. Một khi đã xác định người dùng tiềm năng của trang web hoặc ứng dụng, các designer có thể tạo ra những giải pháp cụ thể để lấy lòng họ.

muon-kinh-doanh-thanh-cong-hay-nam-chac-doi-tuong-muc-tieu-cua-ban5

Thiết kế tối giản và thanh lịch cho ứng dụng Upper.

Có 5 cách nhắm mục tiêu như sau:

  • Nhắm mục tiêu theo địa lý: Khu vực sinh sống của con người hình thành nên những đặc điểm về văn hóa cũng chính là môi trường tiêu thụ sản phẩm. Một sản phẩm có thể khác nhau về hình thức hoặc hiệu suất hoạt động để đáp ứng với người dùng từ nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau.
  • Nhắm mục tiêu theo giới tính: Đối tượng mục tiêu của bạn chủ yếu là nam hay nữ? Hãy sử dụng loại dữ liệu này để đưa ra những giải pháp thiết kế dựa trên sự khác biệt về tâm lý và nhận thức. Ngay cả một yếu tố cơ bản như lựa chọn màu sắc cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi giới tính của đối tượng mục tiêu.
  • Nhắm mục tiêu theo tâm lý: dựa trên những động cơ thúc đẩy con người sử dụng sản phẩm như lối sống, sở thích,…
  • Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học: Để thu hút chú ý của một nhóm nhân khẩu học cụ thể, các nhà sáng tạo thường dựa vào tuổi tác, sắc tộc, thu nhập, trình độ, tình trạng hôn nhân,…
  • Nhắm mục tiêu theo hành vi: Xác định đối tượng mục tiêu theo các mô hình hành vi cụ thể, ví dụ: người ta thường mua và uống cà phê trên đường đi…

Hiểu và nắm bắt những kỹ thuật xác định mục tiêu này sẽ giúp designer phát hiện những “đường tắt” để đáp ứng nhu cầu người dùng nhanh chóng nhất. Hy vọng, bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích đối với các nhà tiếp thị, designer giúp họ tiếp cận gần gũi hơn với thị trường để tạo ra các sản phẩm nhắm trúng mục tiêu trong nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.

Theo Advertising Vietnam

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn