Marketer cần làm gì để đưa thương hiệu vượt qua đại dịch COVID-19?
14/07/2021 17:49 | Comments
Trước tình hình dịch COVID-19 ngày càng căng thẳng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh và marketing mùa dịch để tìm ra được giải pháp thích nghi với tình hình căng thẳng này cũng là thách thức hàng đầu của các thương hiệu. Là một marketer, bạn có thể làm gì để đưa thương hiệu mình vượt qua khỏi giai đoạn khó khăn này đây?
Nội Dung Chính
1. Ảnh hưởng của COVID-19 không chừa một ai
Ngay sau Tết âm lịch, đáng lẽ luôn là thời điểm kinh doanh khởi sắc nhất, thì chúng ta lại liên tục được cập nhật những tin buồn về ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây ra. Bên cạnh số lượng bệnh nhân tăng lên từng ngày, những khuyến cáo của chính phủ khuyên người dân hạn chế ra đường và rửa tay thường xuyên, thì còn là tin tức nhiều doanh nghiệp, ngành hàng lao đao trong tình hình dịch bệnh bùng phát ngày một khó kiểm soát.
a. Các doanh nghiệp đang gánh chịu ảnh hưởng nặng nề
Theo báo cáo của Infocus, có đến 55% doanh nghiệp được khảo sát nói rằng dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh trong năm 2020. 84% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng dịch bệnh sẽ làm giảm 13,5% doanh thu của năm 2020; trong đó có đến 50% doanh nghiệp dự báo mức giảm doanh thu sẽ từ 16% trở lên.
Các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chắc chắn là ngành du lịch, hàng không, bán lẻ, và ngành dịch vụ nói chung.
- Việc hạn chế di chuyển đã tác động mạnh đến mọi kế hoạch du lịch, vui chơi ngay trong mùa cao điểm du xuân và vui chơi hè.
- Những ngành dịch vụ phục vụ cho những giá trị tăng thêm như vui chơi, giải trí, làm đẹp cũng sẽ chịu tác động tiêu cực trong khoảng thời gian dịch bệnh bùng nổ.
- Ngành bán lẻ sẽ nhìn thấy sự dịch chuyển rõ rệt từ thương mại truyền thống đến mua sắm trực tuyến, khi người dân hạn chế đến những nơi công cộng và dành nhiều thời gian tại nhà hơn. Đây có thể vừa là cơ hội vừa là một thách thức cho nhiều doanh nghiệp nếu không có cách thích nghi kịp thời.
Tuy nhiên cũng có những ngành đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong mùa dịch, có thể kể đến như:
- Ngành hàng dược phẩm với các sản phẩm điều trị triệu chứng cảm cúm và sản phẩm bổ trợ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Mặt hàng tiêu dùng nhanh FMCG, trong đó “hot” nhất là các thực phẩm đóng gói như mì gói, thức ăn đông lạnh; hoặc các sản phẩm vệ sinh cá nhân và gia đình.
- Ứng dụng trực tuyến như thương mại điện tử, game online, nền tảng video và live stream…
- Bảo hiểm
- Dịch vụ giao hàng tận nơi
b. Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng
Đi cùng với tình hình biến động của thị trường chính là sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Dễ nhận thấy các biện pháp hạn chế di chuyển cũng như tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến các thói quen hằng ngày của người dân.
- Hạn chế vui chơi nơi đông người, người dân dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động tại nhà như xem TV, giải trí trên internet (xem phim, video, game online…), gọi đồ ăn và mua sắm trực tuyến.
- Việc dự trữ thực phẩm/ nhu yếu phẩm cũng gia tăng đáng kể, với các sản phẩm chủ yếu là đồ ăn đóng gói hoặc đông lạnh, sản phẩm chăm sóc cơ thể và nhà cửa. Ngược lại, các mặt hàng tươi sống, bia và nước giải khát lại không phải là ưu tiên với số lượng mua ít hơn.
- Tỉ lệ chi tiêu của người dân dành cho các dịch vụ giải trí & ăn uống bên ngoài, hay truyền thông sẽ chịu sự sụt giảm đáng kể mức giảm 19% và 21% cho mỗi loại dịch vụ.
2. Ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động marketing trong mùa cao điểm dịch
a. Điều chỉnh ngân sách và các kênh marketing
Với tình hình kinh doanh không mấy khả quan, không ít doanh nghiệp đã phải cắt giảm ngân sách để duy trì hoạt động trong mùa dịch không biết khi nào mới kết thúc. Các hoạt động marketing mùa dịch theo đó mà cũng có sự điều chỉnh đáng kể.
Tương ứng với việc người dân ở nhà nhiều hơn, các loại hình marketing offline sẽ dần được chuyển sang online hoặc quảng cáo trên TV. Bảng hiệu (OOH), sự kiện, roadshow… là các hoạt động sẽ phải cắt giảm.
Với các kênh digital, tuy được chú trọng hơn nhưng hầu hết vẫn có thể thấy được xu hướng giảm dần của các hoạt động marketing online, tương ứng với đó là sự cắt giảm về ngân sách quảng cáo, đặc biệt ở các ngành du lịch, bán lẻ, dịch vụ giải trí… Các ngành có nguồn nguyên liệu hoặc sản xuất ở nước ngoài cũng dè chừng hơn trong việc chi tiền quảng cáo với lo ngại hết hàng trong khi sản xuất đang đình trệ.
b. Sự phản ứng của các “ông lớn” trước tình hình dịch bệnh
Trong mùa dịch, fake news là một tình trạng đáng báo động đòi hỏi sự kiểm soát của các ông lớn như Facebook và Google. Hiện nay, cả hai đều đã cấm những quảng cáo hay thậm chí là nội dung sai lệch liên quan đến virus COVID-19 như quảng cáo về khẩu trang, nước rửa tay hay thiết bị y tế; những thông tin về triệu chứng, vaccine hay bất kỳ biện pháp nào được cho là sẽ chữa lành dịch bệnh.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Các kênh thông tin chính thống về virus Corona cũng được Facebook, Youtube và các mạng xã hội khác “ưu ái” cho một vị trí nổi bật trên giao diện của người dùng.
Hầu hết các biện pháp này đều không gây ảnh hưởng đến hoạt động marketing mùa dịch của doanh nghiệp nên bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều nếu không chạy những quảng cáo với nội dung về tình hình dịch bệnh.
Tuy nhiên, có một ảnh hưởng có thể tác động trực tiếp đến các marketer đó là Facebook đã có thông báo thời gian duyệt quảng cáo sẽ lâu hơn dự kiến do chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
3. Là một marketer, bạn nên làm gì ngay lúc này?
a. Thay đổi trong thông điệp truyền thông
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc lựa chọn cách truyền tải thông điệp của doanh nghiệp sao cho phù hợp là một trong những điều cần xác định đầu tiên. Lời khuyên dành cho bạn là hãy rõ ràng và thẳng thắn. Một trong những mục tiêu chính của hoạt động marketing mùa dịch là để tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng; hoặc xa hơn là thể hiện sự ủng hộ của doanh nghiệp với tình hình hiện tại.
- Thông báo về những thay đổi:
Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách (mua hàng hay hoàn trả), thời gian hoạt động hay những ảnh hưởng tạm thời do dịch bệnh gây ra cũng cần được thông báo kịp thời đến cho khách hàng. Chính sự rõ ràng và kịp thời này là cơ sở để xây dựng niềm tin và sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp.
Tất cả chúng ta đều ở trong tình trạng khó khăn. Việc thành thật về những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và có biện pháp giải quyết một cách chân thành và tích cực là những bí quyết không hề mới để xoa dịu khách hàng – khi mà họ không phải cảm thấy bối rối hay mù mờ về những quyền lợi của mình.
- Lựa chọn cách truyền tải thông điệp phù hợp:
Nếu sôi nổi, trẻ trung là tính cách của thương hiệu bạn thì trong tình hình căng thẳng mọi người đều đang hướng về dịch bệnh, bạn cũng nên lựa chọn ngôn từ phù hợp khi đưa ra những thông điệp của mình. Ở thời điểm hiện tại, một giọng văn tích cực, lạc quan, và thấu hiểu sẽ mang đến sự thiện cảm cho khách hàng.
Nội dung được truyền tải trong thời gian này cũng nên là sự kết hợp giữa tình hình hiện tại và hình ảnh của thương hiệu. Tùy vào ngành hàng, tính chất sản phẩm, lượng hàng tồn kho… mà các marketer có thể chọn cho mình một định hướng nội dung phù hợp giữa việc tăng hình ảnh thương hiệu (brand awareness) hay thúc đẩy doanh số.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm với một số chương trình ưu đãi để tăng động lực mua sắm cho khách hàng; hoặc tận dụng cơ hội này quảng bá chương trình ưu đãi thành viên để mang đến những trải nghiệm tốt nhất.
- Thể hiện sự ủng hộ của doanh nghiệp:
Một vấn đề xã hội chung là một trong những dịp tốt để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR). Đó có thể là sự đóng góp cho công tác chống dịch (mà không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến sản phẩm), hoặc gắn kết sản phẩm với các hoạt động tuyên truyền chống dịch). Tích cực thể hiện các hoạt động xã hội sẽ giúp thương hiệu được nhắc đến nhiều hơn thông qua earned media và tạo độ thiện cảm, tin cậy, và yêu thích cao hơn đối với khách hàng.
Một trong những ví dụ điển hình cho các chiến dịch marketing mùa dịch này là Pharmacity với chiến dịch bán khẩu trang và nước rửa tay với mức giá bình ổn; Lifebuoy với các trạm rửa tay dã chiến miễn phí; hay gần đây nhất là tin Coca Cola sẽ dừng các chiến dịch quảng cáo để đóng góp 7 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch. Tất cả những chiến dịch CSR này, với sự kết hợp với chiến lược truyền thông phù hợp sẽ đưa thương hiệu đi xa hơn trong trái tim của khách hàng.
b. Thay đổi hướng tiếp cận khách hàng
Thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng đã kéo theo sự khác biệt trong những “điểm chạm” mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng. Ví dụ điển hình nhất là từ những sở thích hằng ngày, khách hàng đã chuyển mối quan tâm sang cập nhật các thông tin về dịch bệnh.
Để thích ứng với sự thay đổi này, doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn, theo dõi hành trình của khách hàng và tìm hiểu mối quan tâm hiện tại của họ qua các công cụ social listening, từ đó tìm phương pháp để mang câu chuyện thương hiệu “chạm” đến khách hàng với thông điệp phù hợp nhất. Và cũng từ cơ sở thấu hiểu khách hàng, các marketer có thể xem xét lại chiến lược của mình như chuyển trọng tâm vào các kênh online hiệu quả, thay đổi nội dung để phù hợp với hoàn cảnh, điều chỉnh lại các chiến dịch quảng cáo hiện tại theo hướng tối ưu chi phí hơn…
c. Chuyển hướng vào các kênh marketing mới
Khi tất cả người dân đều ở trong nhà, mọi loại hình giải trí đều chuyển lên internet: điện thoại trở thành phương tiện giải trí chính; các ứng dụng chơi game, video, xem phim online và đa dạng các mạng xã hội là nơi mọi người truy cập hằng ngày.
Vì thế mà social media và content marketing đang dần trở thành một trong những kênh tiếp cận khách hàng được yêu thích. Có thể hành trình thuyết phục người mua của bạn sẽ dài hơn nhưng bằng cách tập trung vào việc sáng tạo nội dung, thương hiệu của bạn sẽ không rơi vào tình cảnh “im lặng” để rồi bị lãng quên trong mùa cao điểm choáng ngợp thông tin như hiện nay.
Bên cạnh đó, email marketing và các hoạt động CRM cũng là những kênh marketing hữu hiệu trong mùa dịch, mang đến cơ hội cho thương hiệu tương tác sâu hơn với khách hàng. Trong thời điểm mà lượng truy cập tự nhiên lẫn các quảng cáo trả phí đều đang giảm hiệu quả (do nhu cầu tìm kiếm giảm) thì email marketing có vai trò như một lời nhắn gửi rằng thương hiệu vẫn đang sẵn sàng phục vụ (qua các kênh online) giữa mùa dịch phức tạp.
d. Các xu hướng nội dung mới
Chính vì thời gian người dùng online nhiều hơn mà chiến lược nội dung cũng cần đa dạng hơn và luôn được làm mới mình. Dù bạn có chọn định hướng nào cho kế hoạch marketing mùa dịch của mình thì cũng cần chú ý đến việc cập nhật tình hình dịch bệnh hiện tại sao cho hài hòa với thông điệp của sản phẩm/ thương hiệu. Và cũng đừng quên tận dụng các nội dung sẵn có, điều chỉnh lại với những định dạng mới và thông tin cập nhật hơn để tối ưu chi phí sản xuất nội dung trong thời điểm hiện tại.
Platform | Nội dung |
– Các bài viết dài cập nhật tình hình dịch bệnh với nguồn thông tin chính xác và giọng văn tích cực – Các thông điệp/ ý tưởng sáng tạo để quảng bá hình ảnh thương hiệu – Tạo nên các chiến dịch để fan tương tác với thương hiệu tùy vào đặc tính sản phẩm |
|
– Nội dung truyền cảm hứng về phong cách sống, các hoạt động giải trí mới khi ở trong nhà. – Format: Hình lifestyle, video ngắn 16:9 cho IGTV, các format sáng tạo trên Insta story (có thể điều chỉnh lại từ các nguồn nội dung sẵn có) |
|
Youtube | – Video dài dạng vlog hoặc livestream. – Nội dung giải trí, cập nhật tình hình, hoặc các hoạt động có thể làm tại nhà… – Video cung cấp kiến thức, dạy học, luyện tập thể thao trực tuyến |
Tik Tok | – Video ngắn với các hiệu ứng sáng tạo, nên tận dụng các trend sẵn có. – Tận dụng format mới của Tik Tok để tạo nên các trào lưu mới gắn kết fan với thương hiệu |
4. Hãy sẵn sàng cho những thay đổi tiếp theo
Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang phức tạp hơn theo từng ngày và chắc chắn chiến lược marketing mùa dịch phải luôn ứng biến với nhiều thay đổi sắp tới. Điều quan trọng nhất giờ đây là giữ gìn sức khỏe cho cả bản thân và thương hiệu trước cơn sóng hiện tại.
Nguồn: chinmedia.vn
Bài viết liên quan:
- Hướng đi giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn đại dịch COVID-19
- Truyền thông doanh nghiệp trong mùa Covid-19 như thế nào?
- 7 ý tưởng Digital Marketing trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.