Website không chỉ là nơi để doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của mình mà còn giúp tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có sự quan tâm đủ cho Website, đặc biệt là rất nhiều Website bị phạm phải lỗi nghiêm trọng về tốc độ truy cập. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn cách tối ưu tốc độ Website cho doanh nghiệp của bạn.

Vì sao cần ưu tiên tối ưu tốc độ Website?

Việc tối ưu tốc độ Website sẽ mang về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Việc tối ưu tốc độ Website sẽ mang về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Akamai, khoảng một nửa số người dùng Online mong đợi một trang web có tốc độ tải hay trong truy cập trong hai giây hoặc ít hơn. Nếu nó không thể truy cập trong vòng ba giây, những người truy cập có xu hướng bỏ đi.

Một thống kê đáng báo động hơn nữa là 64% người dùng không hài lòng với thời gian truy cập vào website sẽ chuyển sang mua ở trang web khác. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ mất khách hàng tiềm năng, giảm tỷ lệ chuyển đổi, mà còn có nguy cơ trang web của bạn mất luôn những khách hàng muốn giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người khác.

Đặc biệt nếu doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến phương pháp Inbound Marketing thì một Website có tốc độ quá chậm sẽ khiến mọi chiến thuật Inbound trở nên kém hiệu quả rất nhiều.

Vì vậy, cần áp dụng 4 cách sau tối ưu tốc độ Website:

Giảm thiểu các yêu cầu HTTP

Yêu cầu HTTP (Giao thức truyền siêu văn bản) được tính bất cứ khi nào trình duyệt tìm nạp tệp, trang hoặc ảnh từ máy chủ web. Theo Yahoo, những yêu cầu này có xu hướng chiếm khoảng 80% thời gian tải của một trang web. Trình duyệt cũng giới hạn yêu cầu từ 4-8 kết nối đồng thời trên mỗi miền, có nghĩa là không thể tải hơn 30 nội dung cùng một lúc.

Điều này có nghĩa là bạn cần tải càng nhiều yêu cầu HTTP, thì thời gian tải trang web và truy xuất tất cả chúng càng lâu, làm tăng thời gian truy cập website của bạn. Các cách thông dụng để giảm thiểu các yêu cầu tải HTTP là gom các tập tin CSS/JS lại với nhau, chỉ tải các nội dung khi cần thiết (ví dụ nội có dung chỉ hiển thị trên máy tính và có nội dung chỉ hiển thị trên điện thoại) hoặc giảm số lượng hình ảnh có dung lượng nặng lại.

Sử dụng công nghệ CDN

Không phải mọi người truy cập vào website đều ở cùng một khu vực, một thành phố hay một quốc gia, do đó công nghệ CDN sẽ giúp việc truy cập Website dù người dùng ở bất kỳ đâu trở nên nhanh hơn rất nhiều. Hiểu đơn giản là công nghệ này giúp người dùng vào website nhanh hơn bằng cách giảm khoảng cách từ người truy cập website đến máy chủ.

Ví dụ nếu Website của bạn chỉ có máy chủ ở TP.HCM, thì tốc độ truy cập của người dùng ở Hà Nội hay các quốc gia khác sẽ chậm hơn người ở HCM, khi bật công nghệ CDN, tốc độ truy cập này sẽ tương đương nhau dù người dùng ở đâu. Hầu hết các dịch vụ Hosting hiện nay đều có công nghệ CDN, do đó bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp Hosting bật công nghệ này cho website của mình.

Ứng dụng bộ nhớ đệm (Browser Caching)

Công nghệ bộ nhớ đệm sẽ giúp tối ưu tốc độ Website đáng kể

Công nghệ bộ nhớ đệm sẽ giúp tối ưu tốc độ Website đáng kể

Bộ nhớ đệm của trình duyệt cho phép nội dung trên trang web của bạn được tải xuống ổ cứng một lần vào bộ nhớ đệm hoặc không gian lưu trữ tạm thời. Các tệp đó hiện được lưu trữ cục bộ trên hệ thống của bạn, điều này cho phép tốc độ tải trang lần kế tiếp tăng lên.

Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Chỉ từ 6 triệu/tháng

Hiểu ngắn gọn là khi bạn truy cập một Website lần đầu, công nghệ Bộ nhớ đệm sẽ giúp lưu lại các thông tin trên Website đó và ở lần truy cập kế tiếp, tốc độ vào Web sẽ được cải thiện đáng kể vì mọi thứ đã được lưu lại trước. Trên WordPress, các plugin chuyên dùng để tối ưu tốc độ website như WP Rocket hay Autoptimize đều hỗ trợ công nghệ này.

Tối ưu hoá dung lượng hình ảnh

Hình ảnh là một trong những yếu tố làm chậm tốc độ truy cập Website nhất, do đó bạn cần thường xuyên tối ưu lại hình ảnh trên Web. Hình ảnh nên có dung lượng dưới 150KB, chiều rộng (width) dưới 1920 Pixel và chất lượng nằm ở mức 72 dpi. Nếu lớn hơn mức này bạn sẽ thấy hình ảnh xuất hiện rất chậm trên website.

Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến định dạng của ảnh, hình ảnh có đuôi PNG sẽ phù hợp trong tình huống bạn không cần nền ảnh (ví dụ như Logo) còn hình ảnh có đuôi JPG sẽ phù hợp trong hầu hết các tình huống mà bạn không cần ảnh quá chi tiết. Nếu bạn đang dùng WordPress để xây dựng Website thì cũng đã có khá nhiều Plugin hỗ trợ việc tối ưu hình ảnh như TinyPNG.

Kết luận

Công việc tối ưu tốc độ Website không phải làm một lần rồi thôi mà bạn sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra lại tốc độ Website của mình sau một thời gian sử dụng. Tốt nhất hãy đặt lịch kiểm tra định kì tốc độ Web và khảo sát các khách hàng của mình về trải nghiệm khi vào Web. Nến không, bạn sẽ không nhận ra được Website của mình đang có tốc độ truy cập rất chậm và đánh mất nhiều khách hàng tiềm năng.

Nguồn: smtmarketing.co

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESENhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn