Lập chiến lược thâm nhập thị trường cho sản phẩm mới
27/09/2021 14:54 | Comments
Thị trường rộng, nhu cầu người dùng tăng mang đến nhiều cơ hội cho sản phẩm mới. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ về chiến lược thâm nhập thị trường cho sản phẩm mới và cách kế hoạch hiệu quả.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về chiến lược thâm nhập thị trường
Thuật ngữ thâm nhập thị trường được sử dụng từ những năm 50s, bởi chiến lược gia H.Igor và được áp dụng rộng rãi cho sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới. Vì sao việc thâm nhập thị trường cần chiến lược cụ thể. Những vấn đề quan trọng mà người làm kinh doanh cần nắm rõ.
Thâm nhập thị trường là gì?
Thâm nhập thị trường, trong tiếng anh là Market penetration là nỗ lực tham gia thị trường; gia tăng thị phần trong thị trường bằng các hoạt động marketing.
Tổng thể các hoạt động thâm nhập thị trường đưa ra nhằm thu hút lượng người mua lớn, từ đó giành được thị phần và thị trường tiêu thụ lớn.
Chiến lược thâm nhập thị trường (Market penetration strategy) là chiến lược cụ thể được xây dựng, nhằm đưa sản phẩm mới vào thị trường, chiếm lĩnh và cạnh tranh thị phần với đối thủ.
Một chiến lược cụ thể được hoạch định để giới thiệu, tiếp thị tạo chỗ đứng cho sản phẩm.
Chiến lược thâm nhập thị trường có thể được thực hiện độc lập hoặc liên kết với nhiều chiến lược kinh doanh khác mang lại hiệu quả. Các chiến lược liên kết cụ thể như:
- Hoạt động xúc tiến bán hàng (Sales promotion): chiến lược thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn, mua ngay các sản phẩm, bằng các hoạt động mang lại lợi ích và kích thích tinh thần người tiêu dùng.
- Chiến lược quan hệ công chúng (Public Relation – PR): Chiến lược sử dụng các công cụ truyền thông, tiếp thị cho sản phẩm, nhằm xây dựng mối quan hệ tốt với con người, cộng đồng, truyền thông… Trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của thâm nhập thị trường kinh tế
Việc thâm nhập thị trường mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp mới hay cũ. Mức độ thâm nhập thị trường cho thấy độ sâu của thị trường, xác định quy mô thị trường tiềm năng. Phân tích đánh giá thị trường để xác định cơ hội thâm nhập, lên chiến lược cụ thể để chiếm lấy thị phần khách hàng lớn.
Chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả sẽ giúp đánh giá tiềm năng thị trường; mở ra cơ hội cho doanh nghiệp, phát triển và ra mắt sản phẩm mới.
Ví dụ, thị trường điện thoại lớn, với nhiều ông lớn cạnh tranh. Thế nhưng Apple vẫn ra mắt sản phẩm với những tính năng mới độc đáo. Đó là lý do hiện nay, Apple có thị phần lớn hơn các ông lớn khác cộng lại.
Inbound Marketing - Mô hình marketing hiệu quả nhất hiện nay
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
-
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
-
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 - 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Trường hợp, quy mô thị trường nhỏ và đã bảo hòa; cho thấy các doanh nghiệp hiện có đã chiếm phần lớn thị phần; cơ hội cạnh tranh và xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới là rất thấp. Từ đó, giúp doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, sản phẩm phù hợp để giảm thiệt hại.
Các loại hình thâm nhập thị trường
Hoạt động xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 loại. Tùy mỗi loại, mà doanh nghiệp lên chiến lược thâm nhập phù hợp:
- Loại hình sản phẩm mới thâm nhập thị trường mới. Doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới, để thâm nhập các thị trường mới (đại dương xanh) với nhiều tiềm năng cơ hội hơn. Tuy nhiên, yêu cầu doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường; nghiên cứu về sản phẩm mới có mang đến giá trị hay không.
- Loại hình sản phẩm cũ thâm nhập thị trường mới. Doanh nghiệp mang các sản phẩm hiện có, đã được phát triển để xâm nhập một thị trường mới. Yêu cầu các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường; đối thủ, đặc trưng để tìm hướng đi cạnh tranh phù hợp.
Quy trình xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm mới
Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, muốn thâm nhập thị trường thành công luôn cần quá trình nghiên cứu và kế hoạch cụ thể, linh hoạt. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường với quy trình các bước sau:
Bước 1: xây dựng mục tiêu rõ ràng
Mỗi kế hoạch đặt ra đều cần có mục tiêu cụ thể. Do vậy, xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường; yêu cầu doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu (SMART) cụ thể về: doanh số; số lượng cửa hàng; mốc thời gian cụ thể…
Với mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lên kế hoạch; phân bổ nguồn lực hợp lý, sử dụng nhân lực một cách hiệu quả, tập trung. Tránh sao nhãng khi tham gia thị trường nhiều biến động.
Bước 2: phân tích thị trường
Phân tích thị trường, phân khúc thị trường là bước đi quan trọng để doanh nghiệp hiểu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quy mô thị trường, đánh giá cơ hội tiềm năng… Người thành công trên thị trường là người hiểu về thị trường nhất.
Các giải pháp phân tích thị trường:
- Khảo sát khách hàng
- Điều tra đối thủ
- Phân tích website
- Các báo cáo liên quan đến ngành…
Từ đó, các số liệu tổng kết sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về toàn bộ thị trường.
Bước 3: Chọn cách thâm nhập thị trường
Tùy vào đặc trưng thị trường, năng lực của doanh nghiệp mà mỗi đơn vị sẽ chọn cách thâm nhập thị trường khác nhau. Trong đó có: nhập khẩu/ bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhượng quyền, kinh doanh online, liên doanh, mua bán hay sát nhập…
Bước 4: Đánh giá quy mô thâm nhập thị trường
Xác định quy mô thâm nhập thị trường quan trọng trong xây dựng chiến lược, nhằm giúp các đơn vị xác định chi phí đầu tư. Việc quy mô thị trường lớn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để xâm nhập và chiếm thị phần. Nhưng quy mô nhỏ sẽ có nhiều hạn chế doanh nghiệp sẽ tốn thời gian và không có nhiều thị phần để thu hồi vốn.
Bước 5: Xác định thời gian thâm nhập
Chọn thời điểm phù hợp để thâm nhập thị trường. Bởi có rất nhiều doanh nghiệp cũng như bạn, muốn thâm nhập thị trường, tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào lựa chọn thời điểm phù hợp, chiến lược tối ưu sẽ có cơ hội thành công lớn.
Các chiến lược xâm nhập thị trường nên áp dụng cho sản phẩm mới
Một sản phẩm mới ra mắt có nhiều cách giúp thâm nhập thị trường hiệu quả. Chia sẻ dưới đây là những giải pháp thâm nhập thị trường hiệu quả cho sản phẩm mới nên áp dụng:
- Điều chỉnh giá cạnh tranh. Đây là một chiến lược được áp dụng phổ biến nhất. Bởi giá là yếu tố quan trọng, kích thích người dùng lựa chọn thử nghiệm sản phẩm mới.
- Tặng quà và chương trình khuyến mại cho sản phẩm mới ra mắt. Quà tặng khuyến mại có giá trị luôn có sức hấp dẫn lớn với khách hàng; thu hút người dùng chọn sản phẩm mới thử nghiệm, thay thế.
- Xây dựng kênh phân phối đa dạng phù hợp. Yêu cầu doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường; chọn kênh phân phối phù hợp, tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần cân đối với vấn đề ngân sách.
- Tạo chiến lược tối ưu, nâng cao trải nghiệm khách hàng, chất lượng dịch vụ chăm sóc… Từ đó tạo lòng tin cho người dùng, xây dựng thiện cảm.
Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới cần có chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả; dựa trên các phân tích, đánh giá thị trường, đối thủ. Mỗi chiến lược đưa ra sẽ mang đến kết quả khác nhau, với quy trình phân tích phức tạp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp.
Theo nef
Bài viết liên quan:
- 5 con đường chiến lược marketing đã thay đổi vĩnh viễn
- Mách bạn cách quản lý content trên Fanpage hiệu quả nhất
- Nội dung hoàn chỉnh là gì? Làm sao để tạo nội dung hoàn chỉnh?
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.